Trong những ngày mùng 1 hoặc 15 hàng tháng, nhiều gia đình thay vì mua giò thịt sẽ mua giò chay về để thắp hương. Đây là một món chay có hương vị đậm đà và thơm ngon không kém giò thịt. Nếu các chị em muốn thử tự làm giò chay tại nhà. Vậy đừng vội bỏ qua bài viết hướng dẫn cách làm giò chay từ váng đậu dưới đây.
Chế biến giò chay từ váng đậu khô theo kiểu đơn giản
Để làm giò chay, chị em cần chuẩn bị khoảng 5 lạng váng đậu (tàu hủ ky), 2 củ hành khô bóc sẵn. Một củ tỏi bóc sẵn, các loại gia vị chay gồm dầu hào, nước tương, muối, đường, tiêu trắng, dầu thực vật, lá chuối và dây buộc.
Cách chế biến giò chay từ váng đậu khô
Đầu tiên, chị em ngâm nước rồi rửa váng đậu cho thật sạch để bay bớt mùi, sau đó vắt tàu hủ ky thật khô. Hành và tỏi băm nhuyễn, cho vào chảo phi thơm rồi đổ vào một bát riêng.
Tiếp đến, cho váng đậu vào bát tô lớn, thêm 1 thìa cà phê muối, tiêu, đường, dầu hào và nước tương. Trộn đều gia vị với tàu hủ ky cho thấm và ướp khoảng 15 phút. Về phần lá chuối, chị em rửa sạch, lau khô và trải ra mặt phẳng. Đổ tàu hủ ky lên trên, dàn đều rồi cuộn lại.
Dùng dây buộc chặt cây giò, bắc một nồi nước lên bếp, đợi đến khi nước sôi thì cho giò chay vào luộc. Luộc giò trong khoảng 1 giờ đồng hồ thì tắt bếp, vớt giò chay ra để ráo và thưởng thức.
Cách làm giò chay từ váng đậu kết hợp cùng mì căn và nấm tuyết
Với cách này, ngoài 5 lạng tàu hủ ky tươi, chị em cần chuẩn bị thêm 50 gram nấm tuyết cùng 1 chén mì căn luộc. Một gói bột rau câu, 4 đến 5 tai nấm mèo, gia vị chay, lá chuối và dây lạt.
Hướng dẫn cách làm giò chay từ váng đậu cùng mì căn và nấm tuyết đơn giản
Đầu tiên, chị em mang mộc nhĩ ngâm nở mềm, rửa sạch, bỏ chân và thái thành miếng to. Nấm tuyết cũng nửa sạch và ngâm mềm, vớt ra và thái miếng to. Váng đậu rửa với nước ấm, để ráo và thái sợi to khoảng 1 đốt ngón tay. Mì căn luộc chị em cũng cắt thành sợi lớn.
Bắc chảo dầu lên bếp, đợi đến khi dầu sôi thì chị em cho toàn bộ các nguyên liệu đã sơ chế vào đảo đều. Đến khi chín tới thì thêm nước tương, hạt tiêu xay, hạt nêm, dầu hào và ngũ vị hương cho vừa ăn.
Hòa 1/ 3 gói bột rau câu với ít nước lọc rồi cho vào chảo nguyên liệu đang nấu trên bếp, đợi đến khi sôi thì tắt bếp. Trải lá chuối vào khuôn làm giò, đổ nguyên liệu làm giò lên trên. Sau đó cuộn chắc tay, dùng dây buộc lại và cho vào tủ lạnh đến khi giò đông thì có thể thưởng thức.
Chả Quê – Địa chỉ sản xuất giò lụa thơm ngon nổi tiếng
Ngoài việc làm giò chay thì chị em cũng có thể mua thêm giò thịt về để làm phong phú thêm bữa cơm gia đình. Nếu chưa biết mua giò/ chả lụa ngon ở đâu chất lượng thì hãy đến với Chả Quê – địa chỉ bán chả lụa nổi tiếng tại TP.HCM. Đây là cơ sở kinh doanh lâu đời với công thức làm giò bí truyền hơn 40 năm.
Chính vì vậy mà giò lụa ở nơi đây luôn mang một hương vị thơm ngon đặc trưng không lẫn vào đâu. Vị ngọt của miếng giò đến từ thịt heo tươi đã qua tuyển chọn kỹ càng kết hợp với vị cay nồng từ tiêu. Thêm vào đó là sự thơm dịu từ chả lụa lá chuối khiến độ ngon của giò tăng lên gấp bội. Giá chả lụa ở Chả Quê cũng rất phải chăng dao động từ 130.000 đồng – 280.000 đồng phù hợp cho nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng.
Hương vị độc đáo từ giò lụa tại Chả Quê
Mong rằng qua bài viết trên, quý độc giả đã biết được hai cách làm giò chay từ váng đậu để tự thực hiện tại nhà. Hãy truy cập vào trang https://chaluaque.com/. Hoặc gọi điện đến số (+84) 922.124.094 nếu cần đặt mua giò lụa ở Chả Quê.
Chả Quê – 40 năm một hương vị giò chả truyền thống
- Địa chỉ: 109/1 Lê Quốc Hưng, Phường 12, Quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh
- Hotline: 0945.901.232
- Facebook: https://www.facebook.com/chaluaque
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!