Tổng hợp các mẫu báo cáo doanh thu mới nhất 2022

Báo cáo doanh thu có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhà quản trị, nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ về loại báo cáo này, từ đó đưa ra quyết định chính xác nhất. Dưới đây, bePOS sẽ giúp bạn tổng hợp những kiến thức quan trọng nhất liên quan đến báo cáo doanh thu. Hãy cùng theo dõi nhé!

Báo cáo doanh thu là gì?

Báo cáo kết quả doanh thu là một trong các loại báo cáo tài chính, được trình bày dưới hình thức văn bản hành chính. Mục đích của báo cáo này là tổng kết lợi nhuận và các chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.

Những dữ liệu trong báo cáo kết quả doanh thu rất quan trọng và cần đạt độ chính xác cao. Để đảm bảo điều này, người lập phải nắm bắt được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và thể hiện chi tiết trong báo cáo, ví dụ như thời gian mua bán cụ thể, số lượng sản phẩm bán ra, hàng tồn kho,…

bao-cao-doanh-thu-de-tong-ket-loi-nhuan-cua-doanh-nghiep

Báo cáo doanh thu để tổng kết lợi nhuận của doanh nghiệp

Một số yếu tố chính có trong báo cáo doanh thu là:

  • Doanh thu của doanh nghiệp: Doanh thu này là giá trị mà doanh nghiệp kiếm được từ hoạt động buôn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, hoặc các hoạt động tài chính như giao dịch cổ phiếu, đầu tư dự án,…
  • Giá vốn bán hàng: Đây là các chi phí mà doanh nghiệp cần bỏ ra để sản xuất hàng hóa, ví dụ như nguyên vật liệu, nhân sự,…
  • Lợi nhuận gộp: Đây là khoản chênh lệch giữa doanh thu nhận được từ việc kinh doanh hàng hóa trừ đi giá vốn bán hàng nêu trên.
  • Chi phí vận hành: Đây là các chi phí liên quan đến việc duy trì và vận hành doanh nghiệp, như chi phí quản lý, phí nhân sự,…
  • Doanh thu thuần: Doanh thu thuần là giá trị doanh nghiệp nhận được từ quá trình kinh doanh sản phẩm, dịch vụ, sau khi đã tính đến các khoản giảm trừ.
  • Doanh thu ròng: Doanh thu ròng là giá trị doanh nghiệp nhận được, sau khi đã trừ đi tổng chi phí liên quan đến việc sản xuất, kinh doanh và thuế.

Lợi ích khi lập báo cáo doanh thu

Báo cáo kết quả doanh thu là công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp nhận biết hiệu quả làm việc của mình. Cụ thể như sau:

  • Theo dõi doanh thu doanh nghiệp: Doanh thu là yếu tố quan trọng hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Nếu không có doanh thu, bạn không thể tiếp tục vận hành tổ chức, chi trả chi phí, thanh toán nợ và lương cho nhân viên. Chính vì vậy, nhà quản trị luôn muốn đảm bảo doanh nghiệp có doanh thu ổn định và phát triển bền vững.
  • Xác định chi phí trong doanh nghiệp: Nếu doanh thu cao, chi phí thấp, thì doanh nghiệp sẽ tạo ra lợi nhuận lớn. Ngược lại, nếu chi phí quá tốn kém, lợi nhuận sẽ giảm. Hầu hết doanh nghiệp đều muốn tiết kiệm chi phí chỉ ở mức tối đa 30% so với doanh thu.
  • Lên kế hoạch tài chính và kế hoạch kinh doanh: Doanh thu tạo ra nguồn vốn lớn, từ đó doanh nghiệp có thể phân bổ vào những hoạt động tiếp theo. Ngoài ra, doanh thu cũng giúp nhà quản trị đánh giá kế hoạch kinh doanh trước đó xem có thực sự hiệu quả hay không.
  • Là yếu tố quan trọng khi vay vốn ngân hàng: Những ngân hàng có báo cáo doanh thu tốt cho thấy hoạt động hiệu quả, nhờ đó mà ngân hàng dễ dàng xét duyệt khoản vay hơn.

theo-doi-doanh-thu-giup-danh-gia-hoat-dong-doanh-nghiep

Theo dõi doanh thu giúp nhà quản trị đánh giá hoạt động doanh nghiệp

>> Xem thêm: KBank Biz Loan – Giải pháp vay vốn không lo chi phí ẩn!

Một số mẫu báo cáo doanh thu

Mẫu báo cáo doanh thu cũng là một trong những thắc mắc khá phổ biến đối với những người mới tìm hiểu. Một mẫu báo cáo doanh thu bán hàng bằng Excel về cơ bản sẽ gồm những điểm sau:

  • Sheet danh mục: Sheet danh mục hàng hóa là trang tính đầu tiên cần có trong báo cáo doanh thu bán hàng. Phần này bao gồm danh mục hàng hóa, thông tin nhân viên, mô tả hàng hóa, giá thành. Sheet này được sử dụng nhiều lần và liên kết với các Sheet khác trong mẫu báo cáo doanh thu bán hàng bằng Excel.
  • Sheet Data bán hàng: Trang tính này dùng để nhập, lưu trữ các dữ liệu trong suốt quá trình kinh doanh hàng hóa. Mỗi cột sẽ là một tiêu chí để nhập thông tin như ngày tháng năm bán hàng, mã sản phẩm, tên và mô tả sản phẩm, số lượng, đơn giá, tên khách hàng, tên chi nhánh bán, tên nhân viên thực hiện,…
  • Sheet báo cáo doanh thu: Đây là phần doanh nghiệp thực hiện báo cáo doanh thu bán hàng theo chu kỳ nhất định, ví dụ như ngày, tuần, tháng, quý, năm, hoặc theo từng mặt hàng.

>> Tải ngay mẫu báo cáo doanh thu bán hàng Excel mới nhất

sheet-data-la-phan-quan-trong-trong-bao-cao-doanh-thu

Sheet Data là phần quan trọng trong báo cáo kết quả doanh thu

Mẫu báo cáo doanh thu hàng ngày, mẫu báo cáo doanh thu hàng tháng về cơ bản cũng sẽ gồm những nội dung như trên. Cụ thể, các báo cáo này sẽ trình bày thông tin hàng hóa, thông tin nhân viên, số lượng bán, đơn giá, tổng doanh thu, lợi nhuận trong ngày hoặc tháng. Ngoài ra, đối với từng ngành nghề, báo cáo doanh thu sẽ có thêm những thông tin khác phù hợp với đặc thù kinh doanh.

>> Tải ngay mẫu báo cáo doanh thu hàng ngàymẫu báo cáo doanh thu hàng tháng

mau-bao-cao-doanh-thu-hang-ngay-pho-bien

Mẫu báo cáo doanh thu hàng ngày khá phổ biến

Những lưu ý khi lập báo cáo kết quả doanh thu

Báo cáo doanh thu đòi hỏi độ chính xác rất cao, được lưu hành nội bộ và đòi hỏi phải tuân thủ các quy định đề ra. Người lập cần chú ý một số điều sau:

  • Đảm bảo về hình thức: Hình thức của báo cáo phải gồm đầy đủ quốc hiệu, tiêu ngữ, tên báo cáo, thời gian và địa điểm lập, thông tin người lập, chữ ký các bên có trách nhiệm liên quan,…
  • Dữ liệu phải chính xác: Các dữ liệu trong báo cáo phải có thực và chính xác, không được sai lệch. Nếu có các sai phạm, gian lận, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ví dụ, nhiều doanh nghiệp gian lận trong báo cáo tài chính để trốn thuế.
  • Nội dung của báo cáo phải được chia thành các hạng mục rõ ràng: Như đã nói ở trên, báo cáo doanh thu phải chia thành các chỉ tiêu và được tổng hợp một cách khoa học. Điều này làm tăng độ chính xác của báo cáo, cũng như giúp người đọc dễ theo dõi.
  • Sử dụng mẫu báo cáo phù hợp: Tùy theo mục đích và yêu cầu đưa ra, người lập cần sử dụng mẫu báo cáo thích hợp, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin mà ban lãnh đạo doanh nghiệp cần nghiên cứu.

can-dam-bao-do-chinh-xac-cao-khi-lap-bao-cao-tai-chinh

Cần đảm bảo độ chính xác cao khi lập báo cáo tài chính

Quản lý doanh thu đơn giản với bePOS

Bên cạnh Excel, không ít nơi bắt đầu sử dụng phần mềm tin học để quản lý tài chính, ngay cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều phần mềm đa dạng, được thiết kế phù hợp với các ngành nghề và quy mô doanh nghiệp khác nhau.

Nếu đang tìm một sản phẩm phù hợp với doanh nghiệp nhóm SMEs, bạn hãy thử sử dụng phần mềm bePOS. bePOS được phát triển bởi hai kỹ sư máy tính người Việt tại Úc vào năm 2016 và đã trở thành đối tác của rất nhiều doanh nghiệp trên toàn thế giới. Thống kê cho thấy, sau khi sử dụng phần mềm, nhiều khách hàng đã tăng 30% doanh thu và giảm 50% thời gian quản lý.

Banner Bepos

bePOS là phần mềm hỗ trợ quản lý doanh thu uy tín

Một số tính năng thông minh giúp bePOS đạt được điều này là:

  • Quản lý các giao dịch một cách đơn giản, như mã sản phẩm, tên và mô tả sản phẩm, đơn giá, số lượng, thông tin khách hàng và nhân viên thực hiện,…
  • Quản lý hàng tồn kho, giúp doanh nghiệp tìm ra sản phẩm nào đạt doanh thu cao, bán chạy nhất, sản phẩm nào còn tồn nhiều,… Nhờ đó, nhà quản trị có thể lên kế hoạch kinh doanh thích hợp.
  • Báo cáo kết quả doanh thu chỉ với vài thao tác đơn giản, mà không cần tốn tiền thuê nhân sự, hoặc thuê phòng kế toán bên ngoài.
  • Thống nhất mọi thông tin trên một nền tảng, giúp ban giám đốc nhận báo cáo nhanh chóng và đưa ra các quyết định kịp thời.

NHẬN TƯ VẤN NGAY

Như vậy, bePOS đã giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến báo cáo doanh thu như định nghĩa, tầm quan trọng và các mẫu hiện có. Đây là một trong những kiến thức quan trọng mà nhà quản trị cần quan tâm khi vận hành kinh doanh, giúp thúc đẩy và phát triển doanh nghiệp đạt đến mục tiêu cuối cùng.

FAQ

Có những loại doanh thu nào cần chú ý?

Hiện nay có ba loại doanh thu mà bạn cần chú ý khi phân tích tài chính doanh nghiệp. Đó là tổng doanh thu, doanh thu thuần và doanh thu ròng. Tổng doanh thu tính đến cả doanh thu bán hàng và từ hoạt động tài chính. Doanh thu thuần là doanh thu bán hàng, nhưng đã trừ các khoản giảm trừ. Doanh thu ròng là tổng doanh thu trừ tổng chi phí phải bỏ ra để sản xuất, kinh doanh và thuế.

Thuế thu nhập trên doanh thu của doanh nghiệp tính như thế nào?

Thuế thu nhập được tính bằng thu nhập tính thuế theo kỳ nhân với thuế suất. Trong đó, phần thu nhập tính thuế là tổng tất cả doanh thu, trừ chi phí sản xuất, kinh doanh, các phần thu nhập được miễn thuế và khoản lỗ kết chuyển. Thuế suất thì theo quy định của luật, có thể khác biệt theo từng ngành nghề, nhưng thường rơi vào khoảng 20%.