Bánh ngải Lạng Sơn – món ăn quen thuộc của ẩm thực xứ Lạng không chỉ là đặc sản “nức tiếng” gần xa mà còn là loại bánh gắn liền với tuổi thơ của nhiều người. Du lịch Lạng Sơn, bạn sẽ thấy những chiếc bánh màu xanh được bán rất nhiều trên các tuyến phố và các khu chợ với mức giá phải chăng.
1. Bánh ngải Lạng Sơn – đặc sản xứ Lạng thơm ngon, lạ miệng
Bánh ngải hay còn có tên gọi khác là bánh giầy ngải. Nguồn gốc của loại bánh này xuất phát từ các tỉnh miền núi phía Bắc như: Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng. Ở Lạng Sơn, đây được xem là loại bánh đặc sản, có vị ngọt thơm, mềm dẻo.
Bánh ngải cứu Lạng Sơn được làm quanh năm, hầu như tại các khu chợ nào của địa phương này du khách cũng có thể dễ dàng bắt gặp bánh được bán với mức giá rẻ. Đặc biệt, vào dịp tết Thanh minh, các dịplễ hội Lạng Sơn hay dịp ăn mừng vụ lúa mới, bánh ngải sẽ được người dân làm nhiều hơn.
Nguyên liệu chính của bánh là lá cây ngải cứu, vì vậy nó có rất nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe như: điều hòa khí huyết, cầm máu, giúp lưu thông máu hay an thai,… Đây không chỉ là món ăn ngon mà còn là đặc sản Lạng Sơnđược nhiều du khách mua về làm quà cho người thân sau chuyến du lịch vùng biên.
2. Cách làm bánh ngải Lạng Sơn
Nhắc đến những món ăn làm nên tinh hoa ẩm thực Lạng Sơn, du khách thường nghĩ ngay đến vịt quay, phở chua, khâu nhục… Bên cạnh đó, bánh ngải cũng được xem là một thức quà nổi tiếng nhất định không nên bỏ lỡ khi có dịp đến với địa phương này.
Với những tín đồ yêu bếp, cách làm bánh ngải cũng rất đơn giản, bạn có thể tham khảo công thức dưới đây và thực hành ngay tại nhà:
2.1. Bánh ngải Lạng Sơn làm từ gì?
Cách làm bánh ngải đặc sản Lạng Sơn rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- 400g bột nếp
- 350g lá ngải cứu ngon
- 3g vôi bột
- 200g đường đỏ
- 20g đậu phộng
- 20g dừa khô
- 10g mè đen
- 2 muỗng canh dầu ăn
2.2. Các bước làm bánh ngải Lạng Sơn
Bước 1: Sơ chế lá ngải
- Lá ngải phải là loại lá non, sau khi hái về nhặt sạch và rửa qua với nước. Sau đó cho 3g vôi vào tô, hòa tan với 3 lít nước. Khi nước lắng xuống, lấy phần nước phía trên để hầm với lá ngải đã sơ chế. Hầm trên bếp lửa vừa khoảng 30p đến khi lá nhừ.
- Sau đó, bạn tiếp tục vớt phần lá ngải ra, rửa sạch với nước và vắt kiệt, thái nhỏ. Lúc này, bạn cho lá ngải vào nồi và đun trên bếp lửa nhỏ, đảo đều tay đến khi lá khô đều.
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu khác và làm bột bánh
- Làm bột bánh: Cho 100ml nước vào phần lá ngải ở trên, sau đó cho vào máy xay nhuyễn. Tiếp tục cho thêm 400g bột nếp trộn với phần lá ngải xay nhuyễn, trộn đều tay đến khi bột có độ dẻo, sánh mịn.
- Làm nhân bánh: Cho đường vào chảo đun đến khi tan hết, sau đó cho thêm đậu giã nhỏ, phần dừa khô và vừng đen vào. Tiếp tục đảo khoảng 10 phút đến khi hỗn hợp này quyện lại với nhau thì tắt bếp để nguội. Vo hỗn hợp thành những viên nhỏ để làm nhân bánh.
Bước 3: Bọc bánh
- Nặn phần bột bánh thành những miếng tròn, dày khoảng 5mm, sau đó bọc kín viên nhân đã vo tròn trước đó rồi ấn dẹt bánh lại. Khi hoàn thiện, thoa lớp dầu ăn mỏng lên hai mặt bánh để bánh không dính và có được độ mịn nhất định.
Bước 4: Hấp bánh
- Bánh ngải Lạng Sơn được hấp cách thủy trong vòng 10 phút. Khi chín, bánh sẽ có màu xanh sẫm với mùi thơm rất đặc trưng.
3. Cách bảo quản bánh ngải Lạng Sơn
Bánh ngải Lạng Sơn thường chỉ bảo quản được trong 2 – 3 ngày. Theo kinh nghiệm từ người dân tại đây thì bánh ăn trong ngày sau khi chế biến là ngon nhất. Lúc này, bánh sẽ đảm bảo được vị dẻo thơm, không bị khô.
Tuy nhiên, nếu không ăn hết, bạn có thể bảo quản bánh bằng cách cho vào ngăn mát tủ lạnh. Khi nào ăn thì có thể hấp lại để bánh có được độ dẻo như vừa chế biến.
4. Bánh ngải Lạng Sơn mua ở đâu?
Giá bánh ngải Lạng Sơn được bán chỉ từ 2.000 – 3.000 VNĐ/cái. Vì vậy, ngoài việc thưởng thức, bạn cũng có thể mua loại bánh này về là quà sau chuyến du lịch xứ Lạng. Du khách dễ dàng mua bánh ngải ở dọc đường đi, tại các địa điểm du lịch Lạng Sơnhoặcchợ Đông Kinh, chợ Tân Thanh Lạng Sơn…
Ngoài ra, nếu bạn còn băn khoăn đi Lạng Sơn mua gì, thưởng thức gì ngon thì có thể tham khảo thêm nhiều món ăn đặc sản nổi tiếng khác như: bánh cuốn trứng, khâu nhục, vịt quay,…
Tại Lạng Sơn có rất nhiều nhà hàng, quán ăn ngon nổi tiếng, tuy nhiên, để có được những trải nghiệm ăn uống sang trọng, nghỉ dưỡng lý tưởng, du khách nên đặt phòng lưu trú tại Vinpearl Hotel Lạng Sơn – đây là khách sạn tọa lạc ở vị trí trung tâm thành phố, sở hữu nhiều dịch vụ tiện ích và hệ thống nhà hàng đạt chuẩn 5 sao.
>>> Đặt phòng Vinpearl Hotel Lạng Sơn để có chuyến du lịch trọn vẹn, thuận tiện nhất.
Đặc biệt Vinpearl đang áp dụng chương trình MIỄN PHÍ đăng ký thẻ hội viên Pearl Club với các đặc quyền ưu đãi vô cùng hấp dẫn:
- Giảm thêm 5% trên giá phòng tốt nhất
- Giảm 5% dịch vụ ẩm thực tại Almaz Hà Nội, Vinpearl
- Tích lũy nâng hạng và hàng loạt các ưu đãi khác
>>> Đăng ký hội viên Pearl Club MIỄN PHÍ ngay hôm nay để tận hưởng các đặc quyền ưu đãi tại hệ sinh thái Vinpearl.
Bánh ngải Lạng Sơn tuy bình dị nhưng bất kỳ ai thưởng thức đều “xuýt xoa” bởi dư vị khó quên. Với màu xanh ngọc bích bắt mắt, hương vị thơm ngon, bổ dưỡng, loại bánh này đã trở thành đặc sản được nhiều du khách yêu thích và lựa chọn làm quà khi ghé thăm xứ Lạng.
>>> Tham khảo và đặt phòng Vinpearl Hotel Lạng Sơn để có chuyến du lịch trọn vẹn, khám phá nhiều địa điểm hấp dẫn và thưởng thức vô vàn món ăn ngon.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!