Cách kiểm tra sound card trên máy tính

Có kiến thức căn bản về card máy tính cũng giúp người dùng thuận tiện và dễ dàng khi sử dụng. Một trong những kiến thức ấy chính là kiểm tra máy tính có card âm thanh không và có những lỗi gì về âm thanh hay không. Thực tế, các thức kiểm tra này khá dễ dàng và bạn chỉ cần bỏ ra một chút tham khảo và thực hiện là có thể tự làm ngay tại nhà mà không mất thêm bất kì chi phí nào đâu nhé. Trong bài viết này, HACOM sẽ hướng dẫn cho các bạn các bước kiểm tra máy tính có card âm thanh không để khắc phục tình trạng tự nhiên bị mất âm thanh trên máy tính chi tiết nhất.

Card âm thanh là gì?

Các bộ phận bên ngoài laptop chức năng phát ra âm thanh như loa laptop, tai nghe và loa ngoài đã vô cùng quen thuộc với người dùng. Nhưng liệu bạn có biết đến một bộ phận khác cũng vô cùng quan trọng đó chính là Card âm thanh. Nó là bộ phận tách biệt hoàn toàn với các linh kiện khác trong máy tính và có nhiệm vụ chuyển đổi các tín hiệu âm thanh kỹ thuật số sang tín hiệu cơ điện để giúp chúng ta có thể nghe được âm thanh thông qua loa.

Quy trình kiểm tra máy tính có card âm thanh không?

Để kiểm tra máy tính có card âm thanh không, nhập Device Manager vào khung Search trên Start Menu. Tại cửa sổ Device Manager, kích đúp chuột vào mục Sound, Video and Game Controllers để mở rộng mục.

Card âm thanh đã cài đặt sẽ được liệt kê. Thông thường, laptop không có card âm thanh, thay vào đó các thiết bị này được tích hợp bộ xử lý âm thanh nằm trên cửa sổ Device Manager.

Sau khi máy tính có card âm thanh không trong Window bạn cần tiếp tục tiến hành các kiểm tra về thiết lập về âm thanh trong Control Panel của Windows XP. Bạn cũng nên lưu ý đến tình trạng tập tin âm thanh hoặc video nào đấy và nhận được một thông báo lỗi. Thông thường các lỗi này bắt nguồn là do thiếu các codec để giải mã các định dạng tập tin này.

Một trong những lỗi thường xảy ra nhất khi kiểm tra card âm thanh phát hiện đó chính là do phần mềm không phù hợp. Những xung đột này với Card âm thanh vốn sẽ khiến cho các trình điều khiển không thể hoạt động và từ đó không phát được.

Bạn chọn System trong Control Panel và chọn mục Device Manager. Click chuột vào dấu + ở phần “Sound, video and game controller” để tìm kiếm Card âm thanh cũng như thiết bị âm thanh khác. Sau khi xuất hiện dấu hiện dấu chấm than, chấm hỏi hay chữ i màu vàng ở tên thiết bị thì điều đó có nghĩa cả Sound card mà bạn đang sử dụng đã bị xung đột hoặc nhận dạng không đúng. Nhấn chọn uninstall driver của thiết bị, sau đó cài đặt hoàn toàn mới lại driver trong đĩa đi kèm theo card sound để cải thiện tình trạng này nhé. Sau cùng hãy kiểm tra lại xem thiết bị Card âm thanh này đã được nhận diện đúng hay chưa.

Sau khi đã kiểm tra card âm thanh mà hệ thống của bạn vẫn không thể cất tiếng thì tốt hơn hết hãy mang các card sound này đến trung tâm bảo hành uy tín và tốt nhất để có thể kiểm tra và sửa chữa.

Cách khắc phục lỗi card âm thanh

Cách kiểm tra máy tính có card âm thanh không bạn đã tìm hiểu bên trên. Nếu như bạn cũng phát hiện ra được nguyên nhân chiếc máy tính của mình không phát ra âm thanh là do driver của nó đã bị lỗi.

Bạn cần cập nhật ngay một cái driver mới cho máy tính. Cách thực hiện này cũng vô cùng đơn giản. Nếu như máy tính của bạn có hỗ trợ tính năng cập nhật driver trực tuyến thì sẽ rất may mắn vì khi đó bạn chỉ cần nhấp chuột phải vào tên của card âm thanh và chọn properties. Sau đó chọn nút Update Driver.

Nếu máy tính của bạn không được hỗ trợ tính năng này thì bạn hãy sử dụng đến sự trợ giúp của công cụ Windows update bạn nhé. Phiên bản drivers sẽ được cập nhật card âm thanh phù hợp nhất với máy tính của bạn.

Nếu không bạn có thể tìm kiếm driver trên trang web của nhà sản xuất. Bạn cần tìm hiểu card âm thanh mà mình đang sử dụng là gì. Sau đó mới tìm kiếm phiên bản driver phù hợp nhất với máy của mình và tải về để cài đặt là xong.

Bạn có thể biết cách kiểm tra card màn hình máy tính một cách đơn giản, hiệu quả. Hi vọng rằng những thông tin HACOM vừa chia sẻ sẽ giúp ích được cho bạn trong việc kiểm tra, khắc phục sự cố về âm thanh cho máy tính của mình. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline: 19001903 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.