Cách kiểm tra main máy tính sống hay chết chi tiết từ A-Z

Main bị hỏng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hoạt động và làm việc của máy tính. Khi đó, việc kiểm tra main máy tính sống hay chết là điều cần thiết để xác định sự cố hỏng hóc cũng như tiến hành sửa chữa. Bạn có thể tham khảo ngay cách kiểm tra main máy tính với các bước đơn giản ngay dưới đây.

Các trường hợp main bị hỏng và nguyên nhân

Việc tìm hiểu những trường hợp hư main máy tính sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết main bị hỏng hóc. Đồng thời, bạn cũng có thể tìm hiểu những nguyên nhân gây hư mainboard để có thể khắc phục lỗi hỏng hóc trên.

  • Lỗi VGA là lỗi máy tính vẫn chạy nhưng màn hình không hiển thị.
  • Lỗi Bios là lỗi máy vẫn hoạt động nhưng không có hình, hai phím numlock và caps lock có đèn nháy liên tục.
  • Khe ram bị lỗi là khi máy tính có các tiếng bip.
  • Lỗ phù tụ là lỗi máy tính hoạt động thì dừng giữa chừng.
  • Lỗi card sound là lỗi máy tính không có âm thanh.
  • Máy tính lỗi IC, I/O sẽ không thể kết nối với các thiết bị khác như chuột, USB, bàn phím…
  • Lỗi mạch sạc là lỗi không sạc được điện cho máy tính dù pin vẫn chạy.
  • Lỗi nguồn máy tính hoạt động chập chờn.

Từ những lỗi hư main máy tính, bạn có thể tham khảo một số nguyên nhân gây hỏng hóc. Nhờ vậy, bạn có thể dễ dàng tiến hành sửa chữa.

Nguyên nhân hư mainboard

  • Sau thời gian dài main của máy tính bị xuống cấp do hết tuổi thọ nên sẽ cần thay một main mới.
  • Nguồn điện bị đoản mạch, chập mạch làm hư hỏng main máy tính.
  • Máy tính bị đổ nước lên sẽ khiến hư mainboard.
  • Máy tính hay các thiết bị điện tử bị sét đánh có thể dẫn đến hỏng main.
  • Máy tính hoạt động quá nóng có thể khiến cho main cũng bị cháy, bị hỏng.

Từ những nghi ngờ main máy tính bị hỏng, bạn sẽ cần phải tiến hành kiểm tra main máy tính để xác định main còn sống hay chết. Dưới đây là nhữn cách kiểm tra main sống hay chết đơn giản dành cho bạn.

Cách nhận biết mainboard bị hư hỏng bằng đồng hồ vạn năng

Một trong những cách kiểm tra main máy tính sống hay chết đơn giản chính là việc sử dụng đồng hồ đo điện vạn năng. Bạn có thể tham khảo các bước hướng dẫn kiểm tra main máy tính ngay dưới đây.

Bước 1: Bạn cắm nguồn vào mainboard, lưu ý không kích nguồn.

Bước 2: Bạn tiến hành kiểm tra main sống hay chết bằng đồng hồ VOM.

Bạn kết nối hai đầu que đo với hai dây màu tím và màu xanh để kiểm tra mức điện áp. Chân que đo màu đen sẽ được nối với jack chân COM, chân que đo màu đỏ sẽ được cắm vào chân đo điện áp (V).

Bước 3: Đọc kết quả đo

Đối với dây màu tím của main sẽ cần phải có mức điện áp 5V. Khi đó, bạn sẽ kiểm tra nguồn điện, nếu nguồn không bị hỏng hóc tức là main có thể bị chạm tải. Khi đó, bạn có thể kiểm tra các vị trí như chip Lan, Nam, Sound…

Đối với dây màu xanh lá cũng sẽ cần mức điện áp từ 2.5V – 5V dựa vào loại main bạn sử dụng. Nếu trường hợp dây không đạt đủ mức điện áp thì có thể do main đã bị hỏng.

Trên đây là cách kiểm tra main pc sống hay chết đơn giản với thiết bị đo điện. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo những phương pháp kiểm tra main pc khác.

Cách kiểm tra main máy tính sống hay chết

Hiện nay, bạn cũng có thể sử dụng thêm những cách kiểm tra main máy tính sống hay chết bằng các bước phủ công. Bạn có thể kiểm tra mainboard máy tính từ ngoại hình bên ngoài, cách thủ công hoặc bằng thẻ card test rất dễ dàng.

Cách kiểm tra mainboard máy tính từ bộ phận bên ngoài

Trước khi tiến hành kiểm tra main pc từ bên trong, bạn có thể kiểm tra ngoại hình bên ngoài của main. Đầu tiên, bạn cần xác định main có bị hỏng hóc, sức mẻ hay bị đứt mạch không, bộ phận socket CPU có bị gãy chân không…

Nếu gặp các sự cố như bụi bẩn thì cần vệ sinh sạch. Trong trường hợp main máy tính bị hỏng do gãy chân, nứt vỡ có thể tiến hành thay mới.

Xem thêm:

  • Cách kiểm tra nguồn máy tính còn sống hay chết đúng kỹ thuật
  • Cách xác định cực âm dương adapter đầy đủ và chi tiết

Cách kiểm tra main máy tính sống hay chết thủ công

Trường hợp 1: bạn kiểm tra quạt nguồn và quạt CPU có hoạt động tốt không. Nếu có tiếng kêu bíp xuất hiện ở loa sẽ là lỗi RAM chữa cắm thiết bị, còn main vẫn hoạt động tốt.

Trường hợp 2: Bạn có thể kiểm tra CPU đã cấp nguồn nhưng quạt nguồn và quạt CPU đều không hoạt động. Điều này chứng tỏ main đã gặp sự cố hỏng hóc.

Trường hợp 3: Trong trường hợp CPU được cấp nguồn đầy đủ, quạt hoạt động tốt nhưng không có âm thanh bíp ở loa. Khi đó, bạn cần kiểm tra lại Rom Bios cũng như các bộ phận của Mainboard.

Trường hợp 4: Sau khi cấp nguồn điện cho main máy tính nhưng vẫn không lên. Bạn sẽ cần kiểm tra các bộ phận như RAM, CPU, chipset của nguồn để phát hiện lỗi hỏng hóc.

Trường hợp 5: Khi mainboard hoạt động nhưng không ổn định và hay bị chập chờn. Bạn sẽ cần kiểm tra lại main đã được làm sạch hay chưa và tiến hành làm sạch để nâng cao sự kết nối.

Kiểm tra main máy tính bằng Card Test

Thêm một cách kiểm mainboard máy tính đơn giản bằng Card test để nhanh chóng phát hiện sự cố hỏng hóc của main.

Đầu tiên, bạn cần cắm Card Test vào đúng vị trí ISA hoặc PCI. Sau đó, bạn cấp điện cho main và khởi động. Khi đó, bạn chỉ cần kiểm tra kết quả được hiển thị trên đồng hồ.

Đồng hồ báo 5V hoặc 3.3V: Khi đèn led không phát sáng. Nguyên nhân có thể do nguồn 5V hoặc 3.3V trên main bị hỏng.

-12V: Khi đèn được cấp nguồn điện áp -12. Nhưng không sáng sẽ cần kiểm tra lại nguồn điện có hỏng hóc gì không.

CLK: Đèn CLK thường sáng khi không lắp RAM hoặc CPU. Nhưng khi đèn CLK không có sáng rất có thể do mainboard bị hỏng hoặc ngưng hoạt động.

Việc sử dụng Card Test sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm tra main máy tính sống hay chết thông qua dạng đèn báo. Đối với trường hợp đèn CLK vẫn hoạt động bình thường thì main máy tính vẫn hoạt động tốt.

Tổng hợp những hướng dẫn kiểm tra main máy tính sống hay chết sẽ giúp bạn dễ dàng xác định được lỗi của main. Từ đó, bạn có thể lên kế hoạch sửa chữa hoặc thay mới cho main máy tính.