Hướng dẫn cách giải Rubik Megaminx (Rubik 12 mặt) cho người mới H2 Rubik Shop

Megaminx, hay Rubik 12 mặt là một loại đồ chơi giải đố khối đa diện và có cách giải tương tự như 3×3. Megaminx có tổng cộng 50 mảnh có thể di chuyển được, so với 20 mảnh của khối Rubik 3×3 truyền thống. Cách giải Rubik Megaminx cũng khá dễ dàng khi gần như tương đồng với khối 3×3, chỉ khác là nó sử dụng các thuật toán dài và nhiều hơn một chút.

Rubik Megaminx và Rubik 3x3

Giới thiệu về Rubik Megaminx (Rubik 12 mặt)

Rubik Megaminx, hay còn được biết tới với cái tên Rubik 12 mặt, Magic Dodecahedron, Hungarian Supernova,… được phát minh độc lập bởi một số người và được sản xuất bởi một số nhà sản xuất khác nhau, với thiết kế khác nhau.

Giới thiệu về Rubik Megaminx (Rubik 12 mặt)

Cuối cùng, Uwe Meffert đã mua bản quyền và tiếp tục bán nó trong cửa hàng đồ chơi giải đố của mình dưới cái tên “Rubik Megaminx”. Nó cũng được biết đến với cái tên Hungary Supernova, được phát minh bởi tiến sĩ Cristoph Bandelow. Phiên bản của ông xuất hiện đầu tiên, sau đó mới là Megaminx của Meffert. Tỷ lệ hai sản phẩm của hai người có phần khác nhau.

Uwe Meffert cùng Rubik Megaminx của mình

Uwe Meffert cùng Rubik Megaminx của mình

Đây là một loại Rubik đặc biệt khi có hình dạng của một khối thập nhị diện đều, nhưng vẫn cho phép người chơi xoay và tráo đổi các tầng với nhau giống với khối lập phương 3×3 truyền thống.

Giới thiệu về Rubik Megaminx (Rubik 12 mặt) ảnh 02

Cách giải Rubik Megaminx cũng gần giống với chiếc 3×3, chỉ khác một chút ở tầng cuối cùng bạn sẽ phải dùng thêm một số thuật toán mới. Chính vì thế nếu đã quen thuộc với chiếc 3×3 truyền thống, bạn sẽ không gặp phải khó khăn nào khi giải chiếc Megaminx này đâu.

Ngoài ra, Megaminx cũng là một bộ môn thi chính thức của WCA (Hiệp hội Rubik thế giới). Kỷ lục thế giới hiện tại đang là 27,22s của Juan Pablo Huanqi (tính đến tháng 4/2020) – một Cuber người Peru.

Juan Pablo Huanqi cùng kỷ lục Rubik Megaminx của mình

Juan Pablo Huanqi cùng kỷ lục của mình

Cấu tạo của Rubik Megaminx

Megaminx được chế tạo theo hình dạng của một khối có 12 mặt. Nghĩa là nó có 12 viên trung tâm, 20 viên góc và 30 viên cạnh; mỗi mặt lại có một màu độc nhất. Như vậy, biến thể Rubik này có tổng cộng 50 mảnh riêng biệt.

Cấu tạo của Rubik Megaminx

#Chú thích:

  • Màu xanh lá: viên góc.
  • Màu đỏ: viên cạnh.
  • Màu vàng: viên cạnh.

Rubik Megaminx có tổng cộng 1,01 x 10 x 10^63 trạng thái khác nhau. Một con số vô cùng lớn nếu so sánh với các loại Rubik khác.

Các biến thể của Rubik Megaminx

Megaminx có rất nhiều biến thể với số lớp khác nhau dựa trên chiếc phiên bản gốc. Nhìn hình theo thứ tự từ trái qua phải đó là: Kilominx, Megaminx, Master Kilominx, Gigaminx, Elite Kilominx, Teraminx.

Các biến thể của Rubik Megaminx

Biến thể được sản xuất hàng loạt lớn nhất của Megaminx là Petaminx, được phát hành bởi hãng chuyên sản xuất biến thể MF8 và sau đó là ShengShou. Biến thể lớn nhất của Megaminx từng được tạo ra cho đến nay là Yottaminx, được tạo bởi Matt Bahner bằng cách in 3D, tương đương với khối Rubik 15×15×15.

Ký hiệu và qui ước khi giải Rubik Megaminx

Trước hết hãy cùng quy ước vị trí các mặt của chiếc Megaminx này nhé. Bạn buộc phải thuộc các ký hiệu này vì đây là cách duy nhất mà mình có thể biểu thị cho từng bước xoay.

Chúng ta hãy đánh dấu sáu mặt của Rubik Megaminx bằng 6 chữ cái sau: F, R, L, U, DR, DL. Tương ứng với:

  • F (Front): mặt trước
  • R (Right): mặt phải
  • L (Left): mặt trái
  • U (Up): mặt trên
  • DR (Down-Right): mặt dưới bên phải
  • DL (Down-Left): mặt dưới bên trái

Ký hiệu và qui ước khi giải Rubik Megaminx

#Lưu ý:

– Một chữ cái được hiểu là một lần xoay theo chiều kim đồng hồ ↻. Ví dụ: F được hiểu là xoay một lần mặt trước theo chiều kim đồng hồ.

– Một chữ cái kèm theo dấu nháy đơn là một lần ngược chiều kim đồng hồ ↺. Ví dụ: F’ được hiểu là xoay một lần mặt trước ngược chiều kim đồng hồ.

– Một lần xoay = 1/5 mặt, tương đương với 72 độ. Lưu ý rằng với Rubik Megaminx, F2 sẽ tương đương với F3′ và và khác với F2′.

Hướng dẫn cách giải Rubik Megaminx cho người mới

Cách giải Rubik Megaminx rất giống với khối 3×3: nó có tâm cố định, các cạnh có hai hướng, các góc có ba hướng và mỗi lần di chuyển cùng một số lượng cạnh và góc. Do đó, nó có thể được coi là một biến thể của 3×3, và hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp Layer-By-Layer, CFOP hay đơn giản hơn là Petrus.

Sự khác biệt lớn nhất so với 3×3 đó là Megaminx không thể di chuyển các Slice như S, M, E và sử dụng các thuật toán dài hơn nhiều.

Hướng dẫn cách giải Rubik Megaminx cho người mới

Do cách giải Rubik Megaminx cũng gần giống với chiếc 3×3 truyền thống. Cho nên mình khuyên bạn nên biết cách chơi 3×3 cơ bản trước để hiểu hơn về cơ xoay, xoắn của một khối Rubik. Từ đó dễ dàng hơn trong việc tiếp cận Megaminx.

>> Tham khảo: Hướng dẫn cách giải 3×3 dễ hiểu nhất cho người mới.

Bước 1: Tạo ngôi sao màu trắng

Bạn sẽ bắt đầu với các bước gần giống như tạo dấu thập trắng trên chiếc 3×3. Nhưng thay vì tạo dấu thập, chúng ta sẽ tạo ra một ngôi sao năm cánh trên đỉnh khối Rubik Megaminx. Đương nhiên là các viên cạnh vẫn phải khớp màu nhau, sao cho chúng tạo thành một đường thằng nối tâm các mặt bên.

Bước 1: Tạo ngôi sao màu trấng

Đảm bảo các cạnh đồng màu với các mặt bên như hình

Với bước này bạn có thể dễ dàng tự nghiệm mà không gặp nhiều khó khăn. Điều cơ bản nhất chính là đưa viên cạnh vào mặt cần giải, rồi xoay mặt nhiều lần để nó về đúng vị trí. Ví dụ:

Bước 1: Tạo ngôi sao màu trấng ảnh 02

Bước 2: Giải mặt màu trắng

Sau khi tạo xong ngôi sao năm cánh, bạn sẽ muốn giải tất cả các góc còn lại để hoàn thiện tầng đầu tiên.

Bước 2: Giải mặt màu trắng

Giải hoàn toàn tầng đầu tiên với các mặt bên khớp màu nhau

Ba ví dụ cơ bản sau sẽ giúp bạn biết cách áp dụng và giải mọi viên góc ở tầng 1.

Bước 2: Giải mặt màu trắng - Trường hợp 1

Trường hợp 1: DR’ R’ DR R

Bước 2: Giải mặt màu trắng - Trường hợp 2

Trường hợp 2: DR F DR’ F’

Bước 2: Giải mặt màu trắng - Trường hợp 3

Trường hợp 3: DR’ DL DR R’ DR’ R

Bước 3: Giải tầng thứ hai

Hãy xác định các viên cạnh thuộc chỗ nào rồi sử dụng phương pháp tương tự như khi giải 3×3. Bước này vẫn hoàn toàn có thể tự nghiệm, nhưng nếu bạn lười thì mình cũng đã trình bày rõ công thức cho từng trường hợp bên dưới:

Bước 3: Giải tầng thứ hai - Trường hợp 1

Trường hợp 1: DR’ R’ DR R DR F DR’ F’

Bước 3: Giải tầng thứ hai - Trường hợp 2

Trường hợp 2: DL L DL’ L’ DL’ F’ DL F

#Lưu ý: Nếu viên cạnh bạn cần tìm lại nằm ở vị trí “trớ trêu” như ảnh bên dưới, thì chỉ cần sử dụng một trong hai công thức ở trên để “lôi” nó ra ngoài là được. Điều này cũng áp dụng cho các bước sau luôn nhé.

Bước 3: Giải tầng thứ hai - Ví dụ

Với ví dụ này hãy sử dụng công thức ở trường hợp 2

Bước 4: Giải các viên góc và cạnh của tầng thứ ba

Vậy là hai tầng đầu đã hoàn thiện, bây giờ bạn hãy úp mặt màu trắng xuống dưới đáy. Đây có lẽ sẽ là bước đầu tiên mà bạn gặp khó khăn ngay cả khi đã thành thạo cách giải 3×3.

a) Giải các viên góc thấp ở tầng 3

Trước tiên, hãy giải các viên góc thấp ở tầng 3, bằng cách đưa chúng về một trong hai vị trí như dưới đây rồi thực hiện công thức mà mình đã đề cập ở dưới.

Giải các viên góc thấp ở tầng 3 - Trường hợp 1

Trường hợp 1: sử dụng công thức F’2

Giải các viên góc thấp ở tầng 3 - Trường hợp 2

Trường hợp 2: sử dụng công thức F U F’2

b) Giải các viên cạnh

Tới đây, bạn sẽ cần học thêm hai thuật toán mới để đưa các viên cạnh ở tầng 3 về đúng vị trí đó là: thuật toán phải thuật toán trái. Chúng sẽ giúp bạn đưaviên cạnh ở tầng trên cùng xuống tầng ba mà không làm hỏng các mảnh đã thực hiện.

Giải các viên cạnh - Thuật toán phải và thuật toán trái

Hãy chú ý hướng đi của mũi tên để áp dụng thuật toán

▪️ Thuật toán phải: F L F2 L’ F’

▪️ Thuật toán trái: F’ R’ F2′ R F

#Lưu ý: Nếu viên cạnh ở tầng trên cùng có mặt nằm ngược hướng, hãy áp dụng thuật toán sau đây để lật ngược lại.

Giải các viên cạnh - Thuật toán lật cạnh

▪️ Thuật toán lật cạnh: U L F U F’ U’ L’

c) Giải các viên góc cao ở tầng 3

Khi các cạnh đã được giải quyết, tiếp tục giải các viên góc cao ở tầng 3 theo đúng cách mà bạn đã làm với mặt trắng (bước 2)

Giải các viên góc cao ở tầng 3

Với ví dụ này, thực hiện F U F’

Bước 5: Giải các viên cạnh của tầng 4

Để giải các viên cạnh của tầng 4, bạn hãy áp dụng theo cách tương tự như bước 3 ở trên.

Bước 5: Giải các viên cạnh của tầng 4 - Trường hợp 1

Trường hợp 1: Sử dụng công thức U’ L’ U L U F U’ F’

Bước 5: Giải các viên cạnh của tầng 4 - Trường hợp 2

Trường hợp 2: Sử dụng công thức U R U’ R’ U’ F’ U F

Bước 6: Tạo hình ngôi sao ở mặt cuối cùng

Sau bước 5, chúng ta chỉ còn duy nhất mặt cuối cùng là chưa được giải. Bước này tương đương với việc giải dấu thập vàng ở rubik 3×3 nên bạn có thể dùng các thuật toán tương tự. Chỉ khác là thay vì tạo dấu thập, ta sẽ tạo hình ngôi sao ở tầng trên cùng.

Nên nhớ là các cạnh chưa cần khớp với màu mặt bên đâu nhé, đó sẽ là bước tiếp theo.

Bước 6: Tạo hình ngôi sao ở mặt cuối cùng - Trường hợp 1

Trường hợp 1 (lật ngược cạnh F và R): F U R U’ R’ F’

Bước 6: Tạo hình ngôi sao ở mặt cuối cùng - Trường hợp 2

Trường hợp 2 (lật ngược cạnh F và B): F R U R’ U’ F’

Bước 7: Giải các viên cạnh tầng cuối cùng

Vậy là chúng ta đã có hình ngôi sao năm cánh ở mặt cuối cùng. Tuy nhiên, các viên cạnh có thể chưa khớp với màu các mặt bên. Do đó chúng ta phải tiến hành hoán vị để đưa chúng về đúng vị trí.

Bước 7: Giải các viên cạnh tầng cuối cùng

Bước này giống với bước hoán vị các cạnh vàng trên chiếc 3×3 nhưng thuật toán sẽ có đôi chút thay đổi: “Với trường hợp thuận theo chiều kim đồng hồ, thay vì thực hiện U2 chúng ta dùng U3“.

a) Hoán vị 3 cạnh liền kề

Hoán vị 3 cạnh liền kề

▪️ Theo chiều kim đồng hồ: R U R’ U R U3 R’ U

▪️ Ngược chiều kim đồng hồ: U’ R U2 R’ U’ R U’ R’

b) Hoán vị 3 cạnh đối diện

Hoán vị 3 cạnh đối diện

▪️ Theo chiều kim đồng hồ : R U2′ R’ U’ R U2′ R’

▪️ Ngược chiều kim đồng hồ : R U2 R’ U R U2 R’

c) Hoán vị 2 cặp cạnh

Hoán vị 2 cặp cạnh

Công thức hoán vị 2 cặp cạnh: R U2′ R’ U’ R U’ R’ U R U2′ R’

Bước 8: Hoán vị các viên góc tầng cuối

Thay đổi vị trí (hay hoán vị) góc là một bước quan trọng trước khi tiến hành phần cuối cùng trong của hướng dẫn cách chơi Rubik Megaminx. Mục đích của bước này đó là đưa tất cả 6 viên góc về đúng vị trí mà chưa cần khớp màu các mặt bên.

Bước 8: Hoán vị các viên góc tầng cuối

Có hai thuật toán dùng để hoán đổi vị trí các viên góc kề nhau theo chiều như trong ảnh dưới đây:

Bước 8: Hoán vị các viên góc tầng cuối ảnh 02

▪️ Hoán vị góc chiều kim đồng hồ: L’ U2 R U2′ – L U2 R’ U2′

▪️ Hoán vị góc ngược chiều kim đồng hồ: R U2′ L’ U2 – R’ U2′ L U2

Bước 9: Định hướng các viên góc tầng cuối

Mặc dù thuật toán để làm được điều này trông thì đơn giản, nhưng đây lại là bước khiến nhiều bạn mới chơi nhầm lẫn nhiều nhất. Không ai muốn làm đến bước này để rồi xoay lại từ đầu đúng không nào.

Đầu tiên bạn sẽ phải xoay tầng trên U để đưa từng viên góc chưa được giải vào vị trí mà mình đã tô màu đỏ (vị trí góc trước-phải-trên hay F-R-U).

Bước 9: Định hướng các viên góc tầng cuối

Tiếp theo hãy lặp lại thuật toán R’ DR’ R DR (2-4-6 lần) cho đến khi viên góc đó được giải hoàn toàn.

Đến đây, mọi thứ dường như rối tung lên nhưng bạn đừng lo lắng. Hãy tiếp tục xoay tầng trên để đưa những viên góc còn lại (chưa được giải) vào vị trí mình tô màu đỏ rồi lại lại thuật toán trên. Cứ lặp lại như vậy là bạn đã biết cách giải Rubik Megaminx rồi đấy.