Nếu bạn đang muốn đi câu nhưng chưa chắc chắn về kỹ thuật gắn phao câu cá của mình thì tuyệt đối đừng bỏ qua bài viết dưới đây của chúng tôi. Ngoài việc chia sẻ về cách gắn phao câu cá, chúng tôi còn giúp bạn nhận biết chính xác các dấu hiệu từ phao câu cá cho người mới bắt đầu tập câu cá.
Cách gắn phao câu cá vào cần máy
– Các vật dụng cần chuẩn bị gồm: 1 chiếc phao, 1 bộ lưỡi câu, 1 cặp chuông, 1 chì, hạt chặn
– Các bước gắn phao vào cần câu máy như sau:
+ Bước 1: Luồn hạt chặn vào dây cước, sau đó lấy tăm nhét vào để cố định cho hạt chặn không bị rơi ra. Cố định hạt chặn sẽ giúp cố định phao câu và điều chỉnh cần câu ở những hoàn cảnh câu khác nhau.
+ Bước 2: Gắn phao câu cá vào dây cước. Ở mỗi chiếc phao sẽ có lỗ để luồn dây vào, bạn luồn cho tới khi tới phần dây có hạt chặn thì dừng lại.
+ Bước 3: Tiếp tục chèn thêm một hạt chặn nữa để cố định cao phao.
+ Bước 4: Tiếp theo, bạn luồn hạt chì vào dây câu. Lưu ý, khoảng cách từ phao tới phần hạt chì tốt nhất là khoảng từ 50-70cm, đồng thời được chia cắt bằng hạt chặn.
+ Bước 5: Cột dây câu cá vào lưỡi câu.
+ Bước 6: Tra dây cước từ máy câu luồn vào các khoen trên máy câu, luồn hết lên đến phần đầu là hoàn toàn lắp phao vào cần câu máy.
Khám phá 2 cách buộc phao được cần thủ dùng nhiều nhất
Như vậy, các bạn đã biết cách gắn phao câu cá vào cần máy chung. Trong phần tiếp theo, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về 2 cách buộc phao câu cá mà các cần thủ hay sử dụng nhất hiện nay.
– Cách buộc phao cao:
+ Có thể sử dụng để câu đầu cần và câu xa bờ đều được.
+ Thông thường sẽ buộc phao có độ cao từ khoảng 2 đến 3 cm.
+ Nếu câu cá trắm đen nên buộc phao cao từ 5 đến 7 cm.
+ Còn nếu câu cá chép thì nên hạ phao câu thấp nhất.
– Cách buộc phao mím:
+ Sử dụng chủ yếu khi câu cá xa bờ hoặc cá không bị nhát lưỡi.
+ Buộc phao mím nhô lên mặt nước khoảng 2cm. Sau đó, bạn thu từ từ cước cho tới khi nước ngập nửa mũ phao thì thôi.
+ Cách buộc này giúp cần thủ phản ứng nhanh hơn khi cá cắn câu.
+ Cách buộc phao mím phù hợp và phát huy hiệu quả tốt nhất khi câu cá ở vùng nước phẳng lặng hoặc có sóng nhẹ.
Cách nhận biết các tín hiệu từ phao câu cá
Sau khi đã học cách gắn phao câu cá vào cần câu, bạn cần học cách nhận biết các tín hiệu phát ra từ phao câu cá để biết cá đã cắn câu hay chưa. Cụ thể
– Phao lắc: Nếu phao câu cá lắc lư nhẹ, bạn hãy kéo dây cần vào khoảng 10cm. Trường hợp này có thể là do cá bơi quạt nước khiến phao bị chuyển động. Nhưng nếu phao lắc nhẹ liên tục thì khả năng một chú cá mè đang cắn câu là rất cao.
– Phao máy: Biểu hiện là phao chỉ chìm xuống rất nhẹ sau đó lại nhô lên mặt nước liên tục. Điều này cho thấy chú cá con đang phá bạn không nên giật cần ngay. Thay vào đó hãy chờ thêm xem phao có chìm sâu xuống không rồi mới giật.
– Phao tụt: Khi thấy phao chìm nghỉm và không thể nhìn thấy phao trong vài giây thì chắc chắn một chú cá to đã cắn câu. Lúc này bạn cần giật nhanh để thu về thành quả thôi.
– Phao lún: Nếu phao câu cá chìm xuống rất nhẹ, bạn không nên giật lên ngay vì có thể chỉ là cá nhỏ phá phách. Còn nếu phao lún nhẹ nhưng chậm thì có thể là một chú cá to đã cắn câu, bạn đừng chần chừ mà hãy giật cần ngay nhé.
Hy vọng với những thông tin và kiến thức mà chúng tôi chia sẻ ở trên về cách gắn phao câu cá sẽ giúp ích cho các bạn trong giai đoạn tập làm quen với bộ môn thể thao câu cá. Chúc các bạn thành công!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!