Ngoài ra, trong một số trường hợp, nha sĩ có thể đã bôi sáp nha khoa sau khi lắp mắc cài cho bạn. Điều này giúp bạn giảm sự khó chịu khi vừa mới niềng răng. Tuy nhiên, sau một thời gian, sáp sẽ bị lỏng. Vì vậy, cần kiểm tra kỹ nếu còn sáp cũ trên mắc cài và dùng tăm nhẹ nhàng loại bỏ lớp sáp ấy trước khi dán sáp mới.
Bước 4: Lấy sáp nha khoa
Sau khi vệ sinh tay và răng miệng sạch sẽ, bạn mở một gói sáp nha khoa và lấy một lượng vừa đủ khoảng 0,5cm (nhỏ bằng hạt đậu). Bạn cũng có thể sử dụng nhiều hơn nếu cần thiết. Thông thường, ngay sau khi gắn niềng răng, nhiều người chưa quen với việc có những dị vật sắc nhọn bằng kim loại trong miệng. Vì vậy, đây có thể là thời điểm cần sử dụng nhiều sáp chỉnh nha nhất. Sau khi đã quen đeo niềng răng rồi, các mô mềm bên trong khoang miệng cũng trở nên chai sạn hơn. Khi đó, nhu cầu dùng sáp chỉnh nha sẽ giảm xuống. Thậm chí, nhiều người cũng sẽ không cần dùng sáp nữa.
Sáp nha khoa rất dễ lấy ra. Bạn cũng chỉ nên lấy một phần vừa đủ để che đi dây kim loại quấn quanh mắc cài, hoặc khung dây thừa ra ở răng sau hay phần mắc cài. Sau đó, dùng đầu ngón tay vê miếng sáp lại thành hình tròn giống như khi nặn đất sét. Lăn sáp trong ít nhất 5 giây để viên sáp mềm hơn, dễ sử dụng hơn.
Bước 5: Bôi sáp chỉnh nha
Xác định vị trí bị đau, sưng đỏ, chảy máu… do niềng răng bằng cảm nhận của bạn, bằng tay hoặc bằng cách quan sát. Sau khi đã xác định được vùng bị đau, dùng ngón cái hoặc ngón trỏ để ấn viên sáp lên mắc cài hoặc dây cung.
Dùng ngón tay cái hoặc ngón trỏ, hoặc cả 2 ngón để ấn sáp lên mắc cài hoặc dây cung. Nếu vị trí mắc cài nằm sâu bên trong răng hàm thì chỉ nên dùng ngón trỏ. Luồn ngón trỏ vào sâu bên trong, sau đó dùng thêm lưỡi để hỗ trợ ấn sáp chỉnh nha lên mắc cài.
Cố gắng miết sáp vào vị trí gắn để sáp được dàn đều và dính chặt trên niềng.
Bước 6: Kiểm tra lần cuối
Hãy kiên nhẫn xoa sáp chỉnh nha thêm vài lần để đảm bảo sáp dính đúng cách và chắn chắn hơn.
Bước 7: Để sáp phát huy công dụng
Sau khi bôi, sáp sẽ bao phủ các cạnh nhọn của mắc cài. Các nốt đau trong miệng của bạn sẽ bắt đầu tự lành. Sáp sẽ hoạt động như một rào cản và ngăn chặn kích ứng.
Lưu ý khi dùng sáp nha khoa
Mặc dù việc dùng sáp nha khoa đem lại nhiều công dụng hữu ích, bạn vẫn cần chú ý một số điều sau:
- Nếu sáp chỉnh nha bắt đầu sứt mẻ, rơi ra, hãy tháo bỏ sáp cũ và thay thế ngay bằng sáp mới.
- Ngay cả khi sáp vẫn ở nguyên vị trí, bạn vẫn phải thay sau tối đa 2 ngày. Nguyên nhân là vì thức ăn có thể bám vào sáp, dẫn đến tích tụ vi khuẩn trong miệng, gây sâu răng, viêm lợi, hôi miệng…
- Nếu có thể, bạn nên tháo sáp nha khoa trước khi ăn uống. Lý do là vì sáp có xu hướng bong ra khi bạn nhai hoặc uống chất lỏng quá nóng.
- Bạn không nhất thiết phải sử dụng sáp nha khoa trong toàn bộ quá trình đeo niềng răng. Chỉ nên dùng sáp như một biện pháp hỗ trợ để giảm bớt sự khó chịu trong một khoảng thời gian ngắn. Khi bạn quen với cảm giác có mắc cài trong miệng, các mô mềm ở khu vực tiếp xúc với mắc cài sẽ cứng lại để tạo ra lực cản chống lại sự cọ xát.
- Đối với những trường hợp bị mẻ hoặc gãy răng, không thể dùng sáp nha khoa để gắn lại răng. Sáp chỉ làm giảm tổn thương do vết mẻ răng gây ra cho các mô mềm trong miệng. Đây không phải là giải pháp lâu dài hoặc vĩnh viễn. Bạn nên đến khám nha sĩ càng sớm càng tốt.
- Bạn nên mang theo sáp chỉnh nha bên mình mọi lúc mọi nơi, vì sáp cũ trên răng có thể rơi ra nếu bạn gắn không đúng cách hoặc ăn uống thực phẩm quá nóng.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về sáp nha khoa hay sáp chỉnh nha.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!