Top 12 biện pháp đòi nợ chắc chắn giúp bạn đòi được tiền

Cơn khủng hoảng kinh tế gần đây đã tác động mạnh mọi mặt của đời sống xã hội. Đơn lẻ trong lĩnh vực thu hồi nợ, thái độ, tâm lý, đối trọng giữa chủ nợ và con nợ có nhiều thay đổi. Thời đại con nợ sợ chủ nợ như sợ cọp đã lùi xa vào quá khứ. Thay vào đó là thực tế nghiệt ngã đầy ám ảnh các chủ nợ với cảnh tượng “đứng cho vay, quỳ thu nợ”. Đòi nợ dường như trở thành một cuộc đấu tranh không khoan nhượng để tồn tại, phát triển của một cá nhân, một gia đình, một doanh nghiệp. Đòi nợ thành công không chỉ nhờ cơ bắp và ý chí quyết tâm, mà phải có biện pháp đòi nợ đúng đắn và một chút … may mắn.

Tần tần tật các biện pháp đòi nợ được Công ty CP Thu nợ Minh Tín chia sẻ dưới đây là tổng hợp các bí quyết, thủ thuật, kỹ năng đòi nợ giúp bạn đối phó với tất tần tật các con nợ, lĩnh lực, tình huống đòi nợ.

I. Tổng hợp 12 biện pháp đòi nợ

Toàn bộ các biện pháp đòi nợ được đội ngũ chuyên gia thu hồi nợ giàu kiến thức, kinh nghiệm của chúng tôi dày công tổng hợp, biên soạn. Vui lòng click vào từng biện pháp/cách đòi nợ để biết thêm chi tiết.

  1. Cách đòi nợ cá nhân
  2. Cách đòi nợ doanh nghiệp
  3. Cách đòi nợ khách hàng
  4. Cách thu hồi nợ khó đòi
  5. Cách đòi nợ không giấy tờ
  6. Cách đòi nợ tế nhị
  7. Cách đòi nợ đúng luật
  8. Cách đòi nợ gây nhục nhã
  9. Cách đòi nợ trên facebook
  10. Nghệ thuật đòi nợ qua điện thoại
  11. Cách đòi nợ nhanh nhất
  12. Cách đòi nợ hiệu quả

Các biện pháp đòi nợ nêu trên được thiết lập dựa trên các tiêu chí:

  • Đối tượng con nợ: cá nhân/doanh nghiệp – công ty/khách hàng/lương
  • Đặc điểm của khoản nợ: không giấy tờ/khó đòi – nợ xấu
  • Tính chất của phương pháp đòi nợ (tế nhị, lịch sự, khéo léo/nhanh nhất/hiệu quả nhất).

II. Một số lưu ý khi khi đòi nợ

Để triển khai các tuyệt chiêu đòi nợ hiệu quả, chủ nợ cần nắm được 02 yếu tố cơ bản có tính quyết định, đó là:

1. Giá trị pháp lý của hồ sơ công nợ:

Khoản nợ phải hợp pháp: không phát sinh từ các giao dịch trái pháp luật: đánh bạc, cá độ, lô đề, buôn bán hàng cấm… và có các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho nghĩa vụ trả nợ của con nợ đối với chủ nợ.

Tùy từng lĩnh vực khác nhau, hồ sơ công nợ cũng khác nhau. Hồ sơ vay tài sản bao gồm giấy vay tiền, Giấy nhận nợ, hợp đồng vay tài sản, giấy cam kết trả nợ… Hồ sơ mua bán hàng hóa bao gồm: Hợp đồng mua bán, biên bản giao nhận hàng hóa, hóa đơn VAT, Biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng… Hồ sơ công nợ trong lĩnh vực xây dựng: Hợp đồng xây dựng, Biên bản nghiệm thu giai đoạn, hạng mục, công trình, Biên bản quyết toán, biên bản thanh lý hợp đồng… Đối với các hồ sơ công nợ không đầy đủ tài liệu theo quy định, chủ nợ nên thực hiện các biện pháp để bổ sung, hoàn thiện hoặc có ý kiến tư vấn của chuyên gia để bảo đảm giá trị pháp lý của hồ sơ công nợ.

2. Khả năng trả nợ của con nợ:

Con nợ phải có tiền, có tài sản để trả nợ. Năng lực tài chính của khách nợ sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ, tiến độ trả nợ nhanh hay chậm. Nếu con nợ không có khả năng trả nợ, chủ nợ phải có biện pháp tác động hợp lý, gây sức ép cần thiết để “buộc” họ tìm kiếm các nguồn trả nợ, thậm chí vay tiền để trả nợ hoặc nhờ sự trợ giúp của người thân

Bên cạnh đó, các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến việc đòi nợ. Có thể kể đến như nơi cư trú (xa, gần, ổn định hay không ổn định), thái độ của các bên (thiện chí hay mâu thuẫn giữa chủ nợ, con nợ), thời gian phát sinh công nợ (tuổi nợ)…

Tất cả các biện pháp đòi nợ nêu trên có tính chất tham khảo, các chủ nợ phải cần cân nhắc, xem xét vận dụng và tự chịu trách nhiệm khi tiến hành đòi nợ. Trong trường hợp có nhu cầu tư vấn xử lý nợ, sử dụng dịch vụ đòi nợ, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Công ty CP Thu nợ Minh Tín để được hỗ trợ giải quyết.