Mẹo hay Top cách đọc bài đọc trong thánh lễ [Hot Nhất 2023]

Vì là người công bố và chuyển đạt Lời Chúa cho cộng đồng tín hữu, cho nên ngoài thái độ cung kính và cách ăn vận, phục sức đứng đắn chỉnh tề, Thừa Tác Viên (TTV) còn phải thấu hiểu Bài đọc và có khả năng truyền thông Lời Chúa.

Để có thể hoàn thành chức năng của mình một cách hoàn hảo và thích hợp, TTV viên cần:

Rèn luyện kỹ năng đọc trước công chúng.

Siêng năng suy niệm Lời Chúa.

Chuẩn bị trước để thấu hiểu và cảm nhận được Bài đọc.

Ý thức và hiểu biết về tác vụ đảm nhận và tầm quan trọng của tác vụ này.

Nỗ lực tận dụng mọi phương thế để ngày càng gia tăng sự hiểu biết và lòng mến yêu Sách Thánh.

Dựa theo tiêu chuẩn trên khi đọc Sách Thánh một cách tâm tình, truyền cảm và sống động, sau đây là những đòi hỏi cụ thể liên quan đến việc đọc Sách Thánh:

Giọng nói phù hợp với từng loại bản văn.

Phát âm chính xác và rõ ràng.

Công bố một cách theo giọng nói tự nhiên của mình, đọc theo nhóm từ, tốc độ vừa phải, dừng đúng chỗ.

Lên giọng và xuống giọng cũng như thay đổi nhịp độ tùy chỗ nhằm làm rõ hơn ý nghĩa của bản văn, ví dụ như phân biệt giữa câu hỏi và lời khuyên răn, lời khiển trách, giữa tiếng kêu la xin xót thương và lời ban tặng, phân biệt giữa các thể loại văn chương của Bài đọc như câu truyện, thư tín hay thi ca.

Biết nghệ thuật nói với thính giả chứ không phải nói đến mình, biết tiếp xúc bằng mắt với thính giả ở những chỗ cần thiết, nhất là khi bắt đầu (Lời Chúa trong sách…) và lúc kết thúc Bài đọc (Đó là Lời Chúa).

Cộng Đoàn có thể dễ dàng nghe được.

Trước khi công bố, cố gắng để hiểu rõ bản văn. Thực tập trước đó vài lần.

Công bố với sự xác tín và cảm nhận để Lời Chúa đến được trái tim của người nghe.

Xem xét, rút kinh nghiệm sau mỗi lần công bố Lời Chúa một cách học hỏi với tinh thần cầu tiến.

Nhiệm vụ của người đọc sách là công bố ý nghĩa của sứ điệp thánh theo khả năng tốt nhất của mình.

Tránh lôi kéo người ta hướng về mình, hoặc bởi quần áo, hoặc bởi cách thức thi hành của mình như mọi hình thức diễn kịch: diễn xuất ra khuôn mặt, ra cử điệu, hay thay đổi giọng theo từng nhân vật khác nhau…

Việc chuẩn bị kỹ càng của TTV trước khi công bố sẽ làm cho Lời Chúa trở nên hấp dẫn và ý nghĩa hơn cho cộng đoàn phụng vụ và giúp họ thu được nhiều lợi ích từ đó. TTV không những cần chuẩn bị công bố mà còn phải chuẩn bị về mặt thiêng liêng.

Bắt đầu bằng việc cầu nguyện với Chúa Thánh Thần để xin được trở thành khí cụ khiêm tốn trong bàn tay của Chúa và cảm nghiệm sự hiện diện của Chúa.

Đọc bản văn nhiều lần, nghiên cứu bản văn với sự trợ giúp của các chú giải Kinh Thánh.

Đọc những đoạn liền trước và liền sau bản văn sẽ công bố để hiểu rõ hơn bối cảnh lịch sử và mục đích của tác giả.

Cầu nguyện với bản văn Sách Thánh trong những ngày trước khi công bố để xin Chúa nói với bản thân qua bản văn.