Cách đo tụ điện bằng đồng hồ vạn năng kim và đồng hồ số –

Tụ điện là một trong những linh kiện không thể thiếu trong các thiết bị điện tử. Trong một số trường hợp cần đo và kiểm tra tụ điện còn sống hay không thì ta cần phải nắm bắt được các đo linh kiện này. Hiện tại có rất nhiều các công cụ đo hỗ trợ kiểm tra tụ điện, thông dụng nhất là đồng hồ vạn năng. Để hiểu về cách đo tụ điện, hãy cùng dientusangtaovn.com tìm hiểu trong nội dung dưới đây của bài viết.

Sự cần thiết của việc đo và kiểm tra tụ điện

Sự cần thiết của việc đo và kiểm tra tụ điện
Sự cần thiết của việc đo và kiểm tra tụ điện

Tụ điện là một trong những linh kiện không thể thiếu trong các mạch và thiết bị điện tử, nó có chức năng lưu trữ điện năng và được cấu tạo từ 2 bề mặt dẫn điện. Khi điện áp ở 2 bề mặt dẫn của tụ điện có dấu hiệu chênh lệch và một nguồn điện chênh lệch này có thể gây nguy hiểm cho người dùng nếu trường hợp không kiểm tra thường xuyên.

Mục đích của việc đo tụ điện là để người dùng kiểm tra sự thay đổi giá trị điện dung của tụ, sau đó so sánh được với giá trị ban đầu của tụ. Từ đó có thể đưa ra được những đánh giá xem hệ thống trong mạch đang gặp lỗi hay không. Tụ điện có hỏng hóc hay không?

Trong một số trường hợp, khi tụ điện ở trong các thiết bị như điều hòa, quạt điện, máy bơm,… bị hỏng có thể dẫn tới trường hợp các thiết bị xuất hiện tình trạng kêu to hoặc không hoạt động. Ngoài ra, việc đo tụ điện hoặc kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ vạn năng còn giúp cho người thực hiện kiểm tra khả năng của lớp cách điện của lớp điện môi bên trong tụ điện.

Cách đo tụ điện bằng đồng hồ vạn năng

Việc sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra tụ điện là một trong những phương án được mọi người sử dụng thường xuyên và nhanh chóng vì phương pháp này đảm bảo độ an toàn cao. Người kiểm tra có thể sử dụng cả đồng hồ vạn năng số và kim. Để đo tụ điện, bạn cần phải đặc biệt lưu ý xả tụ điện trước khi đo kiểm tra.

Dưới đây là các bước hướng dẫn cách đo tụ điện bằng đồng hồ vạn năng chi tiết mà bạn có thể tham khảo:

Bước đầu tiên cần phải xả điện tụ

Bước đầu tiên cần phải xả điện tụ
Bước đầu tiên cần phải xả điện tụ

Vậy xả điện tụ như thế nào là an toàn. việc xả điện tụ của các thiết bị điện sẽ phụ thuộc vào loại tụ và giá trị điện dung của tụ điện. Trường hợp với tụ điện hơn hơn 1F thì việc xả cần phải hết sức cẩn thận vì khi trường hợp tụ bị ngắn mạch không chỉ gây tổn hại cho tụ mà còn có thể gây sốc điện dẫn tới hiện tượng nổ.

Có rất nhiều cách khác nhau để xả điện trong tụ, trong một số trường hợp bạn có thể sử dụng bóng đèn kết nối với 2 chân của tụ điện, đây là cách xả tụ nhanh nhất. Bạn có thể hình sử để xả được tụ điện 100V thì bạn cần sử dụng bóng điện 110V. Lượng điện năng dư thừa trong tụ điện sẽ truyền năng lượng cho bóng điện, từ đó sẽ giúp tụ xả được hết lượng điện dư bên trong.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý trong quá trình xả tụ tuyệt đối không được để 2 chân của tụ chạm vào nhau vì như thế sẽ dẫn tới tình trạng ngắn mạch và gây mất an toàn cho việc đo lường.

Cách đo tụ điện bằng đồng hồ vạn năng kim

Cách đo tụ điện bằng đồng hồ vạn năng kim
Cách đo tụ điện bằng đồng hồ vạn năng kim

Đối với đồng hồ kim thì có thể sử dụng để đo được những chỉ số, giá trị cơ bản như điện áp, dòng điện, đo ngắn mạch,… và thiết bị này cũng được sử dụng để đo tụ điện.

Cách đo tụ điện bằng đồng hồ vạn năng kim như sau:

  • Bước 1: Sau khi xả điện tụ, đưa thang đo của đồng hồ về chế độ đo Ohm.
  • Bước 2: Chạm 2 que đo vào 2 chân cực của tụ điện để que đo vào đúng cực, que đỏ vào cực dương, que đen vào cực âm của tụ nếu đây là tụ hóa.
  • Bước 3: Tiến hành đọc giá trị đo hiển thị trên màn hình và so sánh kết quả. Sẽ có các trường hợp xảy ra như sau: Nếu tụ bị ngắn mạch thì đồng hồ sẽ hiển thị kim ở mức điện trở thấp, tụ hở kim sẽ không di chuyển và tụ hoạt động bình thường thì lúc này kim sẽ hiển thị ở mức điện trở thấp sau đó sẽ tăng dần đến vô hạn.

Cách đo và kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ vạn năng hiển thị số

Cách đo và kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ vạn năng hiển thị số
Cách đo và kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ vạn năng hiển thị số
  • Bước 1: Chỉnh đồng hồ về thang đo Ohm và đặt thang đo ở mức 1kΩ
  • Bước 2: Chạm que đo của đồng hồ vào 2 cực của tụ điện, sau đó đổi que đo và tiếp tục đo và đọc giá trị.
  • Bước 3: Đọc kết quả hiển thị trên màn hình, trường hợp màn hình hiển thị các dãy số trong vài giây sau đó chuyển sang chế độ Open Line (OL) thì có nghĩa là tụ điện còn hoạt động tốt. Trường hợp màn hình không hiển thị, không có gì thay đổi tức là tụ đã hỏng.

Nhìn chung thì các cách đo tụ điện bằng đồng hồ vạn năng kim và số đều được thực hiện khá đơn giản theo các bước trên. Hy vọng, với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong học tập và công việc hiện tại.