Cách Chụp Ảnh trong Phòng Tối Đẹp Cuốn Hút

Thông thường một bức ảnh đẹp là những bức ảnh có thể nhận được đủ độ sáng, có góc chụp đẹp. Tuy nhiên nếu như chụp ảnh trong phòng tối mà biết cách chụp thì những bức ảnh khi ra lò chắc chắn cũng sẽ đẹp xuất sắc. Dưới đây là một số mẹo nhỏ để khi chụp ảnh trong phòng tối giúp bạn vẫn có được những bức ảnh đẹp hút hồn đó.

1. Chụp ảnh trong phòng tối là thế nào?

Chụp ảnh trong phòng tối có lẽ là một trong những nơi khó chụp ảnh nhất đối với đa phần các nhiếp ảnh gia dù có là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Vậy chụp ảnh trong phòng tối là gì? Tại sao lại gây khó khăn cho nhiều nhiếp ảnh gia như vậy?

Ảnh chụp trong phòng tối (Ảnh: Internet)
Ảnh chụp trong phòng tối (Ảnh: Internet)

Đúng với tên gọi là chụp ảnh trong phòng tối, các nhiếp ảnh gia sẽ chụp ảnh nhân vật trong phạm vi một căn phòng không có quá nhiều ánh sáng bên ngoài vào. Đối tượng chụp cũng rất đa dạng, có thể là con người chụp ảnh chân dung, đồ nội thất hoặc những sản phẩm khác. Hoặc có thể là chụp ảnh tĩnh vật, hay phóng sự ảnh.

2. Những kinh nghiệm chụp ảnh trong phòng tối đẹp hút hồn.

Thiết lập cài đặt máy ảnh trước buổi chụp hình trong phòng tối.

Trước khi chụp ảnh trong phòng tối bạn cần thay đổi cài đặt để máy ảnh của mình phù hợp với môi trường ít ánh sáng hơn khi ở ngoài trời. Bạn cần xem xét về các thông số ISO, khẩu độ, tốc độ màn trập và cả độ cân bằng trắng.

Điều chỉnh máy ảnh trước khi chụp trong phòng tối (Ảnh: Internet)
Điều chỉnh máy ảnh trước khi chụp trong phòng tối (Ảnh: Internet)

Với thông số ISO có thể để là 100 trong trường hợp có sự hỗ trợ của chân máy ảnh, ngược lại nếu không có bạn có thể nâng lên 800 hoặc 1000 nhé. Với khẩu độ bạn có thể để là f/4 với ảnh chân dung, f/11 với các loại ảnh kiến trúc, nội thất. Tốc độ màn trập là 1/100 nếu bạn chụp ảnh cầm tay và để thấp hơn nếu chụp ảnh có sử dụng chân máy ảnh. Thường nên để định ảnh là RAW. Đây là một cách đặt khá phổ thông, nên bạn có thể tùy chỉnh sao cho bức ảnh của mình được đẹp nhất nhé.

Tăng ISO nếu điều kiện ánh sáng yếu

Tăng ISO là cách để tăng độ phơi sáng tổng thể ở các vị trí có ánh sáng yếu, tuy nhiên, khả năng gây nhiễu cho ảnh của bạn lại tỉ lệ thuận với ISO, nghĩa là nếu tăng ISO càng nhiều thì khả năng gây nhiễu ảnh của bạn càng cao. Bạn có thể thiết lập giá trị dải ISO tự động trong máy nếu bạn lo về khả năng khôi phục độ nhiễu.

Nên mở khẩu độ lớn

Một cách có thể làm tăng độ sáng mà ảnh không bị mờ đó là mở khẩu độ lớn, từ đó ánh sáng sẽ tiếp cận đến ảnh nhiều hơn, ảnh cũng sáng hơn. Nhưng lại gặp vấn đề khác là nếu khẩu độ quá lớn sẽ thu hẹp độ sâu trường ảnh, dẫn đến nền ảnh bị mờ. Sẽ phù hợp chụp ảnh chân dung trong nhà, chụp các vật dụng nhỏ khác.

Một bức ảnh chụp trong phòng tối (Ảnh: Internet)
Một bức ảnh chụp trong phòng tối (Ảnh: Internet)

Sử dụng tốc độ màn hình trập chậm hơn

Cách giảm tốc độ màn hình cũng là một giải pháp để tăng độ phơi sáng tổng thể. Tuy nhiên bạn phải sử dụng chân máy ảnh cho tốc độ cửa trập dưới 1/60. Bạn có thể chuyển máy ảnh sang chế độ ưu tiên khẩu độ, chúng sẽ cho phép bạn tự đặt khẩu độ và máy ảnh cũng sẽ tự động tối ưu để có tốc độ cửa trập nhanh nhất có thể.

Điều chỉnh cân bằng trắng (WB)

Các loại máy ảnh hiện đại hiện nay có khả năng điều chỉnh cân bằng trắng một cách tự động. Tuy nhiên, nếu bạn muốn có một kết quả tốt nhất bạn có thể tự điều chỉnh cân bằng trắng một cách thủ công nhé. Một mẹo nhỏ là bạn có thể sử dụng thẻ cân bằng trắng để xác định lại thông số WB trước khi chụp để có một WB hoàn hảo nhất.

Độ cân bằng trắng phù hợp cho các nguồn sáng khác nhau (Ảnh: Internet)
Độ cân bằng trắng phù hợp cho các nguồn sáng khác nhau (Ảnh: Internet)

Tận dụng ánh sáng từ cửa sổ

Chụp ảnh trong phòng tối chắc chắn sẽ hạn chế ánh sáng tự nhiên ở bên ngoài, tuy nhiên bạn vẫn có thể làm tăng lượng ánh sáng bằng cách hướng về phía cửa sổ.

Chụp ảnh trong phòng tối (Ảnh: Internet)
Chụp ảnh trong phòng tối (Ảnh: Internet)

Bạn có thể để chủ thể chụp gần cửa sổ để nhận được lượng ánh sáng tốt nhất cho hình ảnh của mình, nhất là chụp ảnh chân dung hoặc chụp sản phẩm. Không nên để đối tượng chụp chắn ngang phía trước cửa sổ vì sẽ làm cho đối tượng của bạn tối thêm thôi. Bạn có thể che một lớp rèm mỏng nếu ánh sáng quá gắt, điều này sẽ làm ánh sáng dịu đi rất nhiều.

Tập trung xác định thời điểm chụp

Thông thường ánh sáng sẽ chiếu vào phòng theo các hướng khác nhau trong các thời điểm khác nhau trong một ngày. Đây là yếu tố rất quan trọng khi chụp ảnh trong phòng tối. Vì vậy bạn cần phải xác định vị trí ánh sáng, góc chụp,… trước khi bắt tay vào chụp ảnh. Hoặc trước khi chụp hình bạn có thể đi khảo sát vị trí chụp, quan sát ánh sáng một ngày ở đó để điều chỉnh góc chụp cho hợp lý nhất.

Chú ý background phía sau

Để chủ thể của bạn được nổi bật hơn thì hãy chú ý xem xét một chút phông nền ở phía sau có thể là một bức tường vững chắc, màu sắc hài hòa hay một tấm rèm cửa lớn, với tone màu nhã nhặn. Hoặc nếu không bạn có thể làm mờ nền ảnh bằng cách mở khẩu độ lớn lên. Ngược lại nếu muốn chủ thể của bạn có thể kết nối được với hậu cảnh xung quanh thì hãy cân nhắc điều chỉnh khẩu độ hẹp đi để có thể bắt được nhiều chi tiết xung quanh hơn nhé.

Phông nền background chụp ảnh bằng vải trơn (Ảnh: Internet)
Phông nền background chụp ảnh bằng vải trơn (Ảnh: Internet)

Sử dụng phụ kiện chụp ảnh có sẵn.

Để bức ảnh thêm phần nổi bật bạn có thể tìm xem xung quanh có sẵn những vật dụng gì không, nếu có thì bạn có thể sử dụng chúng làm đạo cụ chụp ảnh. Một số đạo cụ có thể sử dụng như bình hoa, ghế sofa, chiếc bàn cổ,… chúng sẽ tạo thêm sự thú vị cho mỗi bức ảnh của bạn đó.

Bức ảnh sử dụng thêm bông hoa làm đạo cụ chụp ảnh (Ảnh: Internet)
Bức ảnh sử dụng thêm bông hoa làm đạo cụ chụp ảnh (Ảnh: Internet)

Xử lý sau khi chụp ảnh

Một công cụ có thể chỉnh sửa ảnh tối khác sau khi chụp ảnh đó là giảm noise. Việc bạn chạy giảm nhiễu sẽ làm giảm một số tiếng ồn nhất là khi bạn chụp ở ISO cao. Đổi lại độ sắc nét và chi tiết của hình ảnh sẽ bị giảm đi, bạn nên cân nhắc khi điều chỉnh giảm noise trong từng trường hợp cụ thể của bạn nhé.

Trên đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn khi chụp ảnh trong phòng tối vẫn sẽ có được những bức hình xinh lung linh. Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn thêm nhiều những thông tin bổ ích, giúp bạn cho ra đời được những bộ ảnh đẹp và bắt mắt nhất.