[Tư vấn] Cách lựa chọn nguồn máy tính phù hợp với nhu cầu sử dụng

Nguồn máy tính (PSUPower Supply Unit) cung cấp điện cho tất cả các bộ phận bên trong máy tính như mainboard và các ổ đĩa, các quạt…đáp ứng năng lượng cho tất cả các thiết bị phần cứng của máy tính hoạt động. Vì thế, nó là bộ phận rất quan trọng để duy trì sự hoạt động hệ thống máy tính. Tuy nhiên để cân nhắc một bộ nguồn cung cấp cho hệ thống không phải là điều đơn giản

Hôm nay Phúc Anh xin gửi đến quý khách hang hướng dẫn về việc chọn lựa nguồn máy tính phù hợp với nhu cầu sử dụng

Công suất tiêu thụ

Đây là yêu tố đầu tiên và quan trọng nhất khi bắt đầu tìm kiếm sản phẩm phù hợp. Nếu công suất quá thấp sơ với nhu cầu sẽ không đảm bảo sự hoạt động ổn định khi hoạt động tối đa. Hoặc quá thì đôi khi cũng gây lãng phí không cần thiết

Công thức tính đơn giản có thể bám sát theo yêu cầu của những thành phần linh kiện tiêu tốn nhiều điện năng nhất đơn cử như các mẫu card màn hình…

Hoặc có thể theo thao khảo của hai trang uy tín sau :

Tất nhiên khuyến nghị nên cộng thêm khoảng 150- 200 W để dành cho nhu cầu nâng cấp hoặc cho các thiết bị phụ kiện: quạt case, đèn led…

Kích thước nguồn

Yếu tố quan trọng tiếp theo khi mà từ công suất thì sẽ có nhiều lựa chọn được đặt ra. Và sẽ theo nhu cầu, sở thích cũng như điều kiện thực tế của hệ thống máy tính đặt ra mà có nhiều kích thước trongphổ biến nhất là chuẩn ATX, sau đó là các dạng nhỏ gọn cho người dùng cần tiết kiệm không gian là SFXSFX-L.

Về cơ bản tiêu chuẩn chính là chiều dài x chiều rộng x chiều cao của nguồn nên sẽ cần đối chiếu theo dạng vỏ máy tính để tránh trường hợp thiếu hụt diện tích

Hiệu suất chuyển đổi nguồn điện

Về kỹ thuật thì nguồn máy tính có tác dụng chuyển đổi nguồn điện xoay chiều (AC) sử dụng hằng ngày thành nguồn điện một chiều (DC) cung cấp cho các linh kiện điện tử trong máy tính. Trong quá trình chuyển đổi sẽ bị thất thoát năng lượng như bị chuyển đổi dang nhiệt năng …

Chính vì thế chuẩn 80 Plus ra đời với tiêu chí là hiệu suất chuyển đổi từ nguồn AC sang DC sẽ đạt được ít nhất 80%. Hiệu suất càng cao thì càng giúp bạn tiết kiệm điện.Có nhiều lựa chọn từ cơ bản đến cao cấp : 80 Plus White đạt 80% tới 80 Plus Titanium có thể đạt tới 90-96%

Ngoài tiết kiệm điện thì cũng yên tâm hơn về chất lượng các linh kiện bên trong. Vì để đạt được tiêu chuẩn cao thì các linh kiện cũng phải có một chất lượng tương đương nhất đinh

Dạng dây kết nối

Đến từ nhu cầu sử dụng khác biệt của mỗi người dung cũng như sự đa dạng về kết nối của từng hệ thống. Và không thể bỏ qua tính thẩm mỹ mà dây kết nối của nguồn cũng được chia thành ba dạng chính :

-Non-modular: là loại thường gặp nhất, giá rẻ nhất, các đường dây cấp nguồn sẽ được hàn dính liền vào bo mạch trong bộ nguồn

-Full-modular: thiết kế các lỗ cắm vào bộ nguồn và dây cắm được tách rời riêng biệt. Khi cần dùng tới thì mới cắm => gọn ghẽ dây trong máy nhất

-Semi-modular : kết hợp 2 loại trên với những dây quan trọng như dây nguồn main, dây CPU, VGA sẽ được hàn, còn lại sẽ là dạng cáp rời.

Một số cấu hình tham khảo

– Nguồn 300-350W: CPU lõi đơn hoặc lõi kép, 1 thanh RAM, đồ họa tích hợp, 1-2 ổ cứng.

– Nguồn 350-450W: CPU lõi kép, 2 thanh RAM, card đồ họa tầm thấp (không yêu cầu nguồn phụ), 2 ổ cứng.

– Nguồn 500-550W: CPU lõi tứ, 2-4 thanh RAM, card đồ họa tầm trung (yêu cầu một đầu cấp nguồn 6 chân), 2-4 ổ cứng.

– Nguồn 600-750W: CPU lõi tứ, 4 thanh RAM, card đồ họa tầm cao (hai đầu cấp nguồn trở lên), 4 ổ cứng.

– Trên 750W: Các hệ thống chạy 2 CPU và nhiều card đồ họa (SLI hoặc CrossFire)

Trên đây là các thông tin liên quan đến việc chọn mua nguồn mà Phúc Anh dành cho bạn. Nếu vẫn còn băn khoăn chưa biết chọn bộ nguồn nào cho phù hợp, mua nguồn của hãng nào hãy liên lạc ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phis