Các tác phẩm văn học nổi tiếng của nga

Bài viết này giới thiệu TOP 16 Cuốn sách văn học Nga hay nhất giúp bạn đọc yêu văn chương có thêm nhiều kiến thức mới cũng như học được cách hành văn của các tác giả Nga lỗi lạc từ xưa đến nay.

Hãy cùng kéo xuống để tiếp tục nhé!

Những Tác Phẩm Văn Học Nga Nên Đọc

Thép Đã Tôi Thế Đấy – Nikolai A. Ostrovsky

Thép Đã Tôi Thế Đấy không phải là một tác phẩm văn học chỉ nhìn đời mà viết. Tác giả sống nó rồi mới viết nó. Nhân vật trung tâm Pa-ven chính là tác giả: Nhi-ca-lai A-xtơ-rốp-xki.

Là một chiến sĩ cách mạng tháng Mười, ông đã sống một cách nồng cháy nhất, như nhân vật Pa-ven của ông.

Cũng không phải một cuốn tiểu thuyết tự thuật thường vì hứng thú hay lợi ích cá nhân mà viết. A-xtơ-rốp-xki viết Thép Đã Tôi Thế Đấy trên giường bệnh, trong khi bại liệt và mù, bệnh tật tàn phá chín phần mười cơ thể.

Chưa bao giờ có một nhà văn sáng tác trong những điều kiện gian khổ như vậy. Trong lòng người viết phải có một nhiệt độ cảm hứng nồng nàn không biết bao nhiêu mà kể.

Nguồn cảm hứng ấy là sức mạnh tinh thần của người chiến sĩ cách mạng bị tàn phá, đau đớn đến cùng cực, không chịu nằm đợi chết, không thể chịu xa rời chiến đấu, do đó phấn đấu trở thành một nhà văn và viết nên cuốn sách văn học Nga này.

Càng yêu cuốn sách, càng kính trọng nhà văn, càng tôn quý phẩm chất của con người cách mạng.

Giamilia – Truyện Núi Đồi Và Thảo Nguyên – Tsinghiz Aitơmatốp

Giamilia – Truyện núi đồi và thảo nguyên, tác phẩm của nhà văn Tsinghiz Aitơmatốp, giải thưởng văn học Lê-nin năm 1963. Giamilia – Truyện núi đồi và thảo nguyên là những câu chuyện về con người, núi đồi thảo nguyên của đất nước Kyrgystan.

Những con người nơi làng mạc mộc mạc, giản dị, tâm hồn, tình cảm trong sáng, những mối tình xúc động tâm can quyện với những núi đồi thảo nguyên bát ngát vẽ nên những bức tranh tổng hòa đặc sắc, bức tranh của tâm hồn.

Giamilia gồm tiểu thuyết: Giamilia, Cây phong non trùm khăn đỏ, Người thầy đầu tiên. Aitơmatốp với giọng văn mượt mà, những trang viết đẹp như thơ đã lồng ghép những người nông dân chân chất, những núi đồi, thảo nguyên thành những câu chuyện giàu cảm xúc và có sức thu hút đến cùng cực đối với người đọc.

Truyện Giamilia, một bức tranh tràn đầy cảm xúc của tình yêu đích thực và sự tự do. Giamilia – cô con dâu của một gia đình bề thế trong làng thì hoàn toàn khác biệt.

Giamilia có tâm hồn mơ mộng, và sâu thẳm trong tâm hồn đó là khát vọng một tình yêu đích thực, yêu và được yêu.

Đaniyar, đằng sau một anh thương binh lầm lì, lẻ loi, ít nói, kín đáo là một tâm hồn đang yêu say đắm, yêu đất nước, yêu cuộc sống. Và chỉ khi anh cất cao tiếng hát, tất cả những tình yêu đó mới được bộc lộ.

Họ đến với nhau vì sự đồng điệu của hai tâm hồn, vì sự tự do của tình yêu, bỏ qua tất cả chuẩn mực, lề lối của làng, ràng buộc của thân phận.

Truyện Cây phong non trùm khăn đỏ là một câu chuyện cảm động về mối tình kết thúc thấm đẫm nước mắt. Ilyax một người lái xe quân đội tình cờ gặp Axen một cô gái sắp lấy chồng theo sự sắp đặt của gia tộc.

Cả hai đã cùng đến với nhau với tình yêu đích thực và hạnh phúc. Thế nhưng trải qua nhiều biến cố, họ đã mất nhau, hay Ilyax đã tự đánh mất đi hạnh phúc của mình.

Hạnh phúc chỉ đến cho những ai biết nắm bắt và giữ gìn và chỉ có những ai trải qua đau khổ, mất mác tột bật mới càng trân trọng, quý giá hạnh phúc của mình.

Ruồi Trâu – Ethel L. Voynich

Nữ tiểu thuyết gia người Ireland Ethel Lilian Voynich (1864 – 1960) đã viết “Ruồi trâu” bằng tất cả ngọn lửa đam mê thổi hồn vào nhân vật trong bức tranh “Chân dung người không quen biết” của họa sĩ thế kỷ XVI Franciabigio mà bà được chiêm ngưỡng tại Bảo tàng Louvre (Pháp) vào năm mười bảy tuổi.

Tác phẩm xuất bản lần đầu tại Anh và Hoa Kỳ năm 1897, và thực sự tạo tiếng vang rộng khắp sau khi được dịch sang tiếng Nga (1898). Vào thời điểm đó, “Ruồi trâu” là cuốn sách bán chạy nhất tại Nga và rất được ưa chuộng tại Trung Quốc.

Truyện xoay quanh nhân vật trung tâm là chàng thanh niên Arthur – bí danh “Ruồi trâu”, một thanh niên hiền lành, thánh thiện, hiến dâng tất cả tình cảm riêng tư cho lý tưởng cách mạng.

Những thăng trầm trong cuộc sống, quá trình chiến đấu vì lý tưởng đã tôi luyện chàng thanh niên trở thành một con người bản lĩnh, mạnh mẽ và luôn tràn đầy nhiệt huyết.

Một trái tim rực cháy lý tưởng nhưng không quên tình yêu sâu đậm dành cho cô gái mà anh yêu thương – Emma.

Bằng nghệ thuật chuyển ngữ mềm mại, linh hoạt, súc tích mà vẫn giàu hình ảnh của dịch giả tài hoa Hà Ngọc, truyện cuốn độc giả đi sâu vào những tình tiết hấp dẫn, những giằng xé nội tâm quyết liệt trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa người cha – Đức Hồng y Montaneli và cậu con trai ngoài giá thú Arthur.

Cho đến tận lúc chết, hai con người đại diện cho hai lý tưởng sống và hai tôn giáo hoàn toàn đối lập nhau, vẫn kiên trung với con đường đã chọn, từ bỏ tình cảm ruột thịt thiêng liêng để sống theo lý trí.

Để rồi, khi gấp sách văn học Nga này lại, còn đọng lại mãi trong tâm trí mỗi người đọc là mấy câu thơ về “Ruồi trâu”:

Vẫn là ta

Chú ruồi sung sướng

Sống xứng đáng

Chết chẳng vấn vương.

Sông Đông Êm Đềm – Mikhail Solokhov

Solokhov và bộ tiểu thuyết vĩ đại Sông Đông êm đềm của ông được xem như tượng đài của văn học Xô Viết.

Gần như suốt cuộc đời mình, ông sống tại vùng quê sông Đông và chính cuộc sống, con người nơi đây đã cho ông chất liệu và cảm hứng để viết nên tác phẩm văn học Nga vĩ đại này.

Cuốn tiểu thuyết là câu chuyện về số phận con người trong sự biến động của lịch sử, là nghịch lý Grigory Melekhov khi nhân vật này lẽ ra gia nhập Hồng quân nhưng rồi lại đứng về phe Bạch vệ.

Trong Sông Đông êm đềm hình tượng nhân vật Gregori tiêu biểu cho tầng lớp trung nông trải qua nhiều lầm lạc về tư tưởng chính trị trong những năm tháng bão táp lịch sử.

Đó là con người chính trực, tự trọng, nồng nhiệt, mạnh mẽ và dũng cảm, yêu làng xóm quê hương, nhưng cũng có những mặt xấu như thô bạo, ít nhiều tàn nhẫn và tư hữu.

Anna Karenina – Lev Tolstoy

“Này, ông chủ, mời ông lại đây nếm thử món súp mì của lão,” ông già nói và quỳ xuống chiếc bát.

Món súp ngon đến nỗi Levin không muốn về nhà ăn trưa nữa. Chàng ăn chung với ông già và cùng bàn bạc về công việc gia đình ông ta mà chàng tỏ ra hết sức quan tâm… Rồi ông già đứng dậy, cầu nguyện và đến nằm dưới bụi cây sau khi vơ cỏ lót đầu.

Levin cũng làm như vậy và mặc dầu ruồi bâu nhằng nhẵng cùng bọ rầy bé li ti bò buồn buồn trên mặt, trên mình đầm đìa mồ hôi, chàng vẫn ngủ ngay và mãi khi mặt trời ngả bên kia bụi cây chiếu tới chỗ nằm, chàng mới thức giấc. Ông già đã dậy từ lâu: ông đang ngồi mài lưỡi hái của đám thợ bạn trẻ.

Levin nhìn quanh và không nhận ra đây là đâu nữa: tất cả đều đã biến đổi. Một khoảng đồng cỏ rộng lớn đã phát xong và rực lên một thứ ánh sáng đặc biệt, mới mẻ, với những luống cỏ đã thơm hương dưới nắng xiên khoai của mặt trời xế tà.

Cả những đồng cỏ nằm bên bờ sông, cả con sông vừa nãy không trông thấy, giờ đây lấp lánh sáng như thép ở chỗ lượn khúc, cả những người đi ra chỗ làm hoặc đang đứng dậy, cả đàn diều hâu bay lượn trên đồng cỏ trơ trụi, tất thảy đều hoàn toàn mới mẻ.”

Lolita – Vladimir Nabokov

“Lolita, ánh sáng của đời tôi, ngọn lửa nơi hạ bộ của tôi. Tội lỗi của tôi, tâm hồn của tôi. Lo-lee-ta: đầu lưỡi lướt xuống ba bước nhỏ dọc vòm miệng, khẽ đập vào răng ba tiếng. Lo. Li. Ta.

Buổi sáng, em là Lo, ngắn gọn là Lo thôi, đứng thẳng cao một mét bốn mươi sáu, chân đi độc một chiếc tất. Mặc quần thụng trong nhà, em là Lola.

Ở trường học, em là Dolly. Trên dòng kẻ bằng những dấu chấm, em là Dolores. Nhưng trong vòng tay tôi, bao giờ em cũng là Lolita.”

Lolita, hiện tượng bất thường bậc nhất của văn chương thế kỷ 20, được xuất bản lần đầu vào năm 1955 tại Paris, mặc dù viết bằng tiếng Mỹ.

Cũng như mọi tác phẩm kỳ vĩ và có độ lệch chuẩn lớn, như tiểu thuyết của D. H. Lawrence hay của Anthony Burgess, khởi đầu của Lolita không hề suôn sẻ.

Giờ đây khi thực sự được đọc Lolita, ta hiểu tại sao Vladimir Nabokov nâng niu cuốn văn học Nga này đến vậy.

Thoạt tiên bị nhìn nhận một cách giản đơn quá mức, Lolita dần thoát khỏi cái định kiến coi nó là tác phẩm thuần túy gợi dục, bởi Lolita chứa đựng nhiều, rất nhiều hơn thế: Nó tinh vi dò xét tâm lý con người (dù không cần viện tới tâm phân học, mà thậm chí Nabokov còn luôn luôn tìm cách bài xích Sigmund Freud), và nó còn là những nước cờ ngôn từ kiệt xuất của một trong những thiên tài văn chương lớn nhất.

Đến giờ, dù cho bao năm tháng đã qua đi, Lolita vẫn cứ là một hiện tượng bất thường, và cô bé Lolita, “ánh sáng của đời tôi, tội lỗi của tôi, tâm hồn của tôi” trong trí tưởng của Humbert, vẫn bất tử trong dáng đứng thẳng cao chưa đầy một mét rưỡi và toàn bộ đặc tính của một “tiểu nữ thần” vĩnh viễn bất kham.

Thời Thơ Ấu – Maxim Gorky

Macxim Gorki (1868 -1936) là nhà văn lớn của nước Nga, mở đầu trào lưu văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Ông còn là nhà hoạt động văn hoá – xã hội nổi tiếng thế giới.

Hy vọng cuốn văn học Nga này sẽ làm hài lòng bạn đọc không chỉ các bạn nhìn thấy chính mình trong đó, quan trong hơn chính là bút pháp nghệ thuật điêu luyện của tác giả cuốn hút người đọc đến từng con chữ cuối cùng của tác phẩm.

“Chưa bao giờ chúng tôi đọc trong văn học Nga một tác phẩm nào hay hơn cuốn THỜI THƠ ẤU của anh…Chưa bao giờ anh khéo sử dụng nghệ thuật của mình một cách thành thạo như thế”

(R.Rolăng – nhà văn Pháp)

Bông Hồng Vàng Và Bình Minh Mưa – K. G. Paustovsky

“Mỗi phút, mỗi lời tình cờ được nói ra và mỗi cái nhìn vô tình ta bắt gặp, mỗi ý nghĩ sâu sắc hoặc vui đùa, mỗi rung động thầm lặng của con tim, cũng như cả đến một bông xốp của hoa hướng dương đang bay hay lửa sao trong một vũng nước đêm – tất cả những cái đó đều là những hạt rất nhỏ của bụi vàng.

Chúng ta, những nhà văn, chúng ta bòn đãi chúng trong hàng chục năm, hàng triệu những hạt cát đó, lặng lẽ thu góp lại cho mình, biến chúng thành một hợp kim rồi từ hợp kim đó ta đánh “bông hồng vàng” của ta – truyện, tiểu thuyết hay là thơ.

Bông hồng vàng của Chamette! Đối với tôi có phần nào là hình tượng tương lai của hoạt động sáng tạo của chúng ta.”

– Nhà văn K.G.Paustovsky –

Anh Em Nhà Karamazov – Fyodor Dostoyevsky

“Muốn viết cho hay thì phải đau khổ, đau khổ.” – F. Dostoyevsky

Cuỗm được khối tài sản lớn từ người vợ đầu Adelaida Ivanovna xuất thân quý tộc giàu có, đày đọa vợ thứ hai Sofya Ivanovna nhu mì, khiến nàng hóa điên mà chết, thậm chí cưỡng bức cô gái ngây dại ngoài phố sinh ra đứa con hoang quái dị Smerdyakov, Fyodor Karamazov ma mãnh và tàn nhẫn sau khi góa cả hai vợ cũng tống khứ nốt, không nuôi nấng đứa con nào, sống đây đó sa đọa với đám đàn bà mạt hạng.

Ở tuổi xế chiều, lão già ấy mới trở về điền địa của mình. Nơi đây, nhà Karamazov đoàn tụ. Nhưng chỉ là để đẩy tấn bi kịch của những tâm hồn bị hành hạ lên tột cùng bi thảm.

Tác giả đã viết tác phẩm văn học Nga này trong các năm 1878-1880, khi ngọn đèn sinh mệnh dần lụi tắt, nhưng kỳ lạ thay, cuốn tiểu thuyết khốc liệt đó được đánh giá là kiệt tác lớn nhất của ông, đặt ông lên đỉnh cao nhất của tài năng, trở thành đại văn hào không thể vượt qua ở mọi thời đại.

Cánh Buồm Đỏ Thắm – Alếchxanđrơ Grin

Mẹ mất sớm, cô bé Axon sống với người cha là một thủy thủ đã về hưu. Hai bố con bị người trong làng xem như những kẻ khác thường.

Đắm mình trong thù hận và day dứt triền miên, ông Longren sống trầm lặng và dành hết tình yêu thương cho cô con gái của mình. Ông kiếm tiền bằng cách làm và bán những món đồ chơi về nghề thủy thủ.

Một lần trên đường mang đồ chơi đi, qua một cánh rừng, cô bé Axon gặp ông lão Egon. Ông kể cho cô bé nghe về cuộc sống ngoài biển cả và nói với cô rằng sau này, khi cô lớn lên, sẽ có một chàng hoàng tử trên con tàu mang cánh buồm đỏ thắm đến đón cô.

Thời gian trôi đi, Axon vẫn luôn tin tưởng và ngóng đợi hình bóng của cánh buồm đỏ thắm từ ngoài khơi xa…

Câu chuyện lãng mạn cho chúng ta cơ hội một lần nữa được trở về thuở mới lớn mộng mơ về tình yêu và hạnh phúc vĩnh cửu.

Người Mẹ – Macxim Gorki

Trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Gorki, cuốn sách văn học Nga “Người Mẹ” chiếm vị trí quan trọng bậc nhất.

Đó là tác phẩm đầu tiên của phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa, đánh dấu bước ngoặt cǎn bản trên con đường phát triển của nền vǎn học nghệ thuật thế giới.

Tác phẩm “Người mẹ” vẽ ra trước mắt chúng ta bức tranh rộng lớn của xã hội Nga những nǎm đầu thế kỷ XX với cái quá khứ nặng nề trong đời sống của vợ chồng các công nhân Mi-khai-in, với hiện tại đấu tranh gian khổ và anh dũng của mẹ con anh công nhân Paven.

Đồng thời cuốn tiểu thuyết còn thấm sâu cảm giác về thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy mà mặc dù “Người mẹ” kết thúc bằng cảnh Người mẹ bị bắt song truyện vẫn làm người đọc lạc quan, tin tưởng ở ngày mai.

Chiến Tranh Và Hoà Bình – Lev Tolstoy

“CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH” – đại tiểu thuyết của đại văn hào Lev Tolstoy – sớm vượt ra khỏi biên giới lãnh thổ để được thế giới thừa nhận là thiên tiểu thuyết vĩ đại nhất mọi thời đại bởi những vấn đề lớn lao của cả nhân loại hiện lên sinh động và xúc động qua từng từ, từng câu bởi ngòi bút nghệ thuật trác việt của tác giả.

Cuốn văn học Nga này đã có ảnh hưởng lớn lao đối với sự phát triển của văn học Xô Viết và Tây Âu nói riêng, văn học thế giới nói chung. Bởi từ khi ra đời tới nay, bộ tiểu thuyết đã được xuất bản hàng nghìn lần bằng nhiều thứ tiếng khác nhau.

Tại Việt Nam, “CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH” được dịch và xuất bản lần đầu tiên vào khoảng năm 1961 -1962. Kể từ đó cho đến nay, tác phẩm vẫn giữ nhiều kỷ lục tái bản đáng ngưỡng mộ đối với một tác phẩm văn học dịch.

Người Cá – Alexander Romanovich Belyaev

Dân làng ven vịnh Plata xôn xao về chuyện con quỷ biển xuất hiện, ai nấy đều sợ đến mức không dám ra khơi.

Tin đồn lan tới tận thủ đô Buenos Aires, thu hút giới báo chí chuyên săn lùng những tin giật gân thỏa mãn độc giả hiếu kì. Nhưng vẫn không ai biết thực hư như thế nào.

Mọi chuyện có thể sẽ chỉ còn được nghe như là tin đồn nếu một chủ thuyền ngọc trai đang làm ăn trên vịnh là Zurita không cố công tìm kiếm dấu tích của con quỷ để bắt nó mò ngọc trai cho lão.

Theo sự lần dấu của Zurita người đọc cũng dần dần khám phá thực sự quỷ biển là ai. Mọi chuyện bắt đầu xấu đi khi chàng “quỷ biển” lần đầu biết yêu!

Câu chuyện được viết hấp dẫn, gợi trí tò mò của bạn đọc. Bên cạnh ước mơ được làm chủ biển cả của con người, truyện còn ca ngợi những tấm lòng nhân hậu, trung thực, phụng sự hết mình cho khoa học để cứu giúp nhân loại và bà mẹ tự nhiên. Truyện đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên toàn thế giới.

Tội Ác Và Hình Phạt – Fyodor Dostoevsky

Raskolnikov, một cựu sinh viên luật, sống ở St. Petersburg trong sự nghèo đói, túng thiếu. Một mặt, chàng là một thanh niên lương thiện, tốt bụng; mặt khác, chàng nung nấu một niềm tin rằng mình thuộc về lớp người siêu phàm, loại người có thể phá bỏ luật lệ để làm nên việc lớn.

Trong những ngày tháng bần cùng, bất mãn, chàng quyết định ra tay sát hại và cướp của một mụ già cầm đồ, mà chàng tin là không đáng sống trên đời này, hòng sử dụng số tiền đó để giúp đỡ mẹ và em gái ở quê, cũng như giải phóng bản thân khỏi cảnh ngộ hiện tại.

Nhưng cái chàng không ngờ đến là hành động ấy, tưởng chừng là một bước chứng tỏ mình có thể vượt qua ranh giới luân lý của số đông để trở nên vĩ đại, lại đẩy chàng vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng về đạo đức và tinh thần.

Xuất bản lần đầu ở Nga vào năm 1886, Tội ác và hình phạt, với nghệ thuật phân tích tâm lý bậc thầy của Dostoyevsky, đã trở thành một trong các tác phẩm làm nên tên tuổi của ông và luôn nằm trong danh sách những tiểu thuyết vĩ đại nhất mọi thời của nền văn học phương Tây.

Những Con Ngựa Gỗ – Chingiz Aitmatov

“Không một ai sống cuộc đời bằng phẳng vô tư như một sợi dây thép kéo căng. Bởi vì cuộc sống tươi đẹp là ở đó, ở chỗ nó xao động mà trong đó có những phát hiện và những mất mát.

Tôi muốn bằng cuốn sách văn học Nga nhỏ này kể chuyện về cuộc sống, không phải về cuộc sống bình lặng, trơn tru mà về một cuộc sống có nhiều băn khoăn lo lắng của một em nhỏ cùng lứa tuổi với các em.”

– Albert Likhanov

Bác Sĩ Zhivago – Boris Pasternak

Tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago được Pasternak viết xong năm 1956, nhưng do nội dung không thích hợp với đời sống văn học, chính trị Liên Xô lúc bấy giờ, nên đã bị Viện Văn học Moskva và Hội Nhà văn Liên Xô kịch liệt phản đối, các nhà xuất bản ở Liên Xô từ chối xuất bản, còn bản thân Pasternak bị Hội Nhà văn Liên Xô kịch liệt lên án, đả kích.

Dù không được xuất bản trong nước và bị lên án dữ dội, nhưng tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago vẫn tìm được đường đến với độc giả các nước phương Tây. Năm 1957, bản thảo truyện được in thành sách tiếng Nga tại Ý.

Năm sau có ấn bản tiếng Ý và tiếng Anh. Pasternak nhờ đó mà được đề nghị nhận giải Nobel văn chương năm 1958, nhưng chính quyền Xô viết bấy giờ ép ông phải từ chối nhận giải thưởng này. Mãi đến 1988, tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago mới được cho in và xuất bản tại Nga.

Cho đến tận ngày nay, Bác sĩ Zhivago vẫn được xem là cuốn tiểu thuyết gây sóng gió bậc nhất, là tác phẩm văn học điển hình nhất của cuộc chiến tư tưởng giữa hai siêu cường thời Chiến tranh lạnh.

Kết Luận

Trên đây là TOP 16 Cuốn sách văn học Nga hay nhất mà chúng mình đã tổng hợp được. Hy vọng qua những gợi ý phía trên, độc giả sẽ sớm tìm được những cuốn sách phù hợp với bản thân.

Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe và thành công.

Hẹn gặp lại!