“Gọng kính” một phụ kiện hết sức quen thuộc với chúng ta có thể đã hoặc đang sử dụng hay biết về nó nhưng chưa nắm rõ về gọng kính sau đây là những nội dung tổng hợp mà Hikari gửi đến bạn đọc để cùng hiểu thêm về gọng kính nhé!
Những Điều Cần Biết Về Gọng Kính
Trước khi diễn giải thắc mắc ấy chúng ta sẽ nhìn lại gọng kính ra đời như thế nào nhé: Hình dạng ban đầu của kính mắt được xác định đơn giản chỉ là một thấu kính bằng thạch anh được tìm thấy trong di chỉ khảo cổ ở Iraq. Tuy nhiên, những chiếc kính mắt thực sự được ghi nhận đầu tiên vào năm 1260 tại Ý. Cuối thế kỉ 13, kính đã xuất hiện ở Trung Quốc và châu Âu. Thấu kính của Trung Quốc kích thước to hình tròn được lồng vào khung bằng mai rùa đen với chân gọng kính bằng đồng kẹp vào búi tóc.
Năm 1266, ông Rodger Becon người Italia đã bắt đầu biết dùng chiếc kính lúp để có thể nhìn rõ hơn các chữ cái trên trang sách. Năm 1352, trên một bức chân dung người ta nhìn thấy một vị hồng y giáo chủ Jugon đeo một đôi kính có hai mắt kính được buộc vào một cái gọng để thuyết giảng. Như vậy chúng ta chỉ có thể biết được rằng đôi kính được làm ra trong khoảng thời gian giữa năm 1266 và 1352. Sự ra đời của những cuốn sách in trở thành động lực của việc nghiên cứu, sản xuất kính.
Vào thế kỷ XV những cặp kính chủ yếu được sản xuất tại miền bắc nước Ý và miền nam nước Đức – là những nơi tập trung nhiều người thợ giỏi. Năm 1629 vua Charles của nước Anh đã ký sắc lệnh thành lập hiệp hội của các thợ làm kính mắt.
Thời kì đầu kính đeo mắt là loại kính đơn khi dùng thì cầm trên tay. Kính chỉ được dùng cho những người có địa vị trong xã hội chứ không nhằm mục đích để tăng thị lực như ngày nay.
Thế kỉ 13, kính mới được dùng rộng rãi ở châu Âu. Trong một bức vẽ của Tommaso da Modena vào năm 1352 có mô tả Hồng y Hugh de Provence đeo kính mắt. Bấy giờ, thiết kế của kính đeo mắt chỉ gồm 2 mắt kính nối với nhau bằng một gọng cứng đè lên đầu mũi, hai bên có dây đeo vào lỗ tai.
Năm 1730, một chuyên gia quang học ở Luân Đôn sáng chế ra hai càng để mắt kính mắc vào mắt một cách chắc chắn (ngày nay gọi là gọng kính).
Quá trình hình thành gọng kính cơ bản đầu tiên, sự phát triển của gọng kính đến ngày hôm nay đã tiến bộ vượt bậc và cải tiến chẳng những về mặt chất liệu mà còn mẫu mã.
Thắc Mắc Bạn Đọc
1. Cấu tạo gọng kính hiện nay gồm những bộ phận nào?
2. Ý nghĩa thông số kỹ thuật và cách đọc ra sao?
3. Thiết kế gồm những dạng?
4. Chất liệu chi tiết từng loại?
Giải Đáp Vấn Đề Về Gọng Kính
1. Cấu Tạo Gọng Kính
Bao gồm những bộ phận cơ bản như sau:
Gọng kính có 7 bộ phận chính:
- Càng kính (1)
- Viền gọng (2)
- Ve mũi (Đệm mũi) (3)
- Đuôi gọng (4)
- Cầu gọng (5)
- Chân ve mũi (6)
- Gối kính (7)
2. Ý Nghĩa Thông Số kỹ Thuật và Cách Đọc
Thông số là những thông tin cơ bản mà nhà sản xuất cung cấp để khách hàng và phía công ty cung cấp biết và theo dõi, mặt càng kính có 5 thông số như sau:
- (1) Số model của mắt kính
- (2) Mã màu
- (3) Độ rộng mắt kính (ngang) 54mm
- (4) Khoảng cách giữa 2 mắt kính 18mm
- (5) Chiều dài gọng kính 150mm
Thông tin minh họa trên càng kính chúng ta suy được ra kích thước thực của kính ví dụ:
3. Thiết Kế Gọng Kính
Gọng kính có rất nhiều hình dạng khác nhau ví dụ như: hình oval, hình trái tim (tam giác ngược), mặt chữ nhật, hình vuông, … nhưng các dạng ấy điều theo 3 thiết kế cơ bản nhất phổ biến.
- Kính gọng nguyên khung: kiểu gọng cổ điển có viền kính bao quanh tròng
- Kính gọng bán khung (nửa khung): kiểu gọng kính chỉ có vành viền nửa trên hoặc nửa dưới tùy theo thiết kế, còn nửa phần còn lại được cố định bằng dây cước chắc chắn
- Kính không gọng: kiểu gọng không có vành kính, tròng kính khi lắp vào trực tiếp vào càng kính nên phải lựa chọn loại tròng cứng phù hợp để hạng chế vỡ hay hư kính
4. Chất Liệu Gọng
Chất liệu gọng cơ bản gồm nhựa và kim loại, theo đó nhà sản xuất có thể kết hợp thành phần hàm lượng phần trăm khác nhau để tao thành hợp chất mong muốn.
Nhựa là loại vật liệu phổ biến nhất dễ chế tác và phối màu, nên có thiết kế đa dạng, đa dạng màu sắc mẫu mã.
- Acetate: Có độ bền cao, dẻo, nhẹ và không xước, có lõi kim loại bên trong. Đây là chất liệu an toàn không gây dị ứng. Gọng kính được làm từ nhựa Acetate đa dạng về màu sắc và mẫu mã
- TR90: Được người dùng ưa thích với độ dẻo và tính đàn hồi cao. Gọng kính được làm từ chất liệu này nhẹ, dễ uống cong cho phù hợp với khuôn mặt
- Ultem: Gọng kính được làm từ Ultem nhẹ và siêu mỏng, thiết kế sang trọng. Nhược điểm đó là không dẻo, dễ gãy
- Injection: Gọng kính được làm từ chất liệu này có ưu điểm giá thành rẻ, nhẹ, nhiều màu sắc và kiểu dáng khác nhau. Nhược điểm là gọng kính không có tính đàn hồi, dễ gãy, nên lúc sử dụng các bạn phải cẩn thận
- Optyl: Vật liệu này có trọng lượng nhẹ hơn cả Acetate. Tuy nhiên, gọng được tạo bằng optyl khó điều chỉnh hơn vì vật liệu khá giòn và không có lõi kim loại. Gọng Optyl được ứng dụng vào các mẫu kính cao cấp như Dior, Gucci…
Các mẫu gọng kính nhựa thường sẽ thiết kế ve mũi gắn liền và cố định với gọng kính. Kiểu ve mũi này có nhược điểm là không điều chỉnh được, không có sự linh hoạt, ve mũi phù hợp với từng khuôn mặt theo gọng kính.
Tuy nhiên hiện nay đã có những mẫu thiết kế nhựa có ve mũi rời tiện cho việc điều chỉnh khoảng cách đỉnh giữa mắt và gọng.
Kim loại: chất liệu kim loại cũng rất đa dạng phổ biến , có nhiều thiết kế mẫu mã và màu sắc dễ lựa chọn.
- Titanium: Gọng kính được làm từ Titanium có độ bền cao, siêu nhẹ, chắc chắn, không gỉ và không gây dị ứng. Nhược điểm là giá thành cao, khi hỏng khó sửa chữa lại được
- Aluminum: Chất liệu nhuộm nên rất nhẹ, dẻo, độ bền cao, chắc chắn, dễ chế tạo những kiểu dáng độc đáo
- Stainless steel: Là hợp kim của thép và nhôm, có khối lượng nhẹ, chắc chắn, không gây dị ứng, có khả năng chống ăn mòn mạnh
Các mẫu mã gọng kính kim loại thường thiết kế ve mũi rời để điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với từng gương mặt. Tuy nhiên, đối với những thiết kế gọng kính này dễ bị rớt ve mũi, nếu chúng ta đeo kính lâu sẽ gây đau mũi.
Những gọng kính hết sức đa dạng về mẫu mã và chất liệu nên các bạn có thể cân nhắc tìm và lựa chọn một chiếc kính phù hợp nhất.
KTV khúc xạ. Lê Văn Học- Tổng hợp
Những Điều Cần Biết Về Gọng Kính >> Xem thêm Phẫu thuật thẩm mỹ mí mắt, điều gì bạn nên biết? >> Xem thêm Những Điều Cần Biết Về Chứng Sụp Mi >> Xem thêm Phẫu Thuật Thẩm Mỹ Da Dư, Mỡ Thừa Mí Mắt >> Xem thêm Vai Trò Của Vitamin E Và Kẽm Trong Dinh Dưỡng Mắt >> Xem thêm Vitamin A Và Beta Carotene Có Lợi Gì Cho Mắt? >> Xem thêm 10 Thực Phẩm Tốt Cho Mắt Có Thể Dùng Hàng Ngày >> Xem thêm
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!