13 Bài Thơ Chủ Đề Thực Vật Cho Trẻ Mầm Non Hay Nhất

Những bài thơ chủ đề thực vật cho bé mầm non chính sẽ là cơ sở cho sự phát triển trí não của trẻ mai sau. Ngoài mang tính giáo dục nó còn giúp bé rèn luyện trí nhớ. Hãy cùng tham khảo những bài thơ về các loại thực vật dưới đây mà POPS Kids đề xuất nhé!

Chùm Quả Ngọt

Bài thơ chủ đề thực vật mang tên Chùm Quả Ngọt sẽ mở đầu trong tuyển tập thơ mà POPS Kids muốn giới thiệu đến các bé. Với thể thơ lục bát, bài thơ trọn vẹn sáu câu nhưng chứa đựng nhiều điều thú vị và hay ho.

“Rung rinh chùm quả mùa xuânNhìn ra thì ấm, nhìn gần thì noQuả nào quả ấy tròn voCành la, cành bỗng thơm tho khắp vườnTay ông năm ấy trồng ươmBây giờ cháu hái quả thơm biếu bà”

Bài thơ Chùm Quả Ngọt.
Bài thơ Chùm Quả Ngọt.

Chùm quả rung rinh vào mùa xuân, nhìn ra thì ấm khi nhìn gần lại no. Chùm quả mà tác giả nhắc đến trong bài thơ có hình dáng tròn vo, tỏa ra mùi thơm suốt ngày. Quả này do chính tay ông trồng và khi quả chín thì chính tay cháu sẽ hái quả để biết cho bà. Đây không chỉ đơn thuần là một bài thơ về chủ đề thực vật mà còn là bài học dạy cho bé sự hiếu thuận với ông bà. Đó là khi có trái ngon phải kính biếu cho người lớn trước, không được tự ý ăn một mình.

Cây Dây Leo

“Cây dây leoBé tí teoỞ trong nhàLại bò raNgoài cửa sổVà nghểnh cổLên trời caoHỏi vì sao?Cây trả lời:Ra ngoài trờiCho dễ thởNgắm nắng gióGội mưa ràoCây mới caoHoa mới đẹp”

Mỗi câu thơ của bài thơ Cây Dây Leo chỉ có 3 chữ và bao gồm 15 câu chứa đựng nhiều bài học hữu ích cho bé. Cây dây leo được nhắc đến trong bài thơ có hình dáng bé tí teo. Cây ở trong nhà và bò ra ngoài qua khung cửa sổ, sau đó nhờ có ánh nắng mà vươn lên cao.

Câu thơ còn có sử dụng phép nhân hóa, ví cái cây như là con người có đáp trả lý do mà nó vươn ra ngoài là vì muốn dễ thở hơn. Các bé cũng biết đấy, chỉ có con người và các loài động vật khi hô hấp ta mới gọi đó là hành động thở. Đối với thực vật thì gọi đó là quang hợp. Tác giả dùng từ “thở” cho cây nhằm nhấn mạnh việc cây sẽ sống khỏe mạnh khi được đón ánh nắng và ánh sáng đầy đủ. Từ đó, cây sẽ cho hoa thơm, trái ngon phục vụ con người.

>>> Xem thêm: Mách Mẹ Một Số Bí Quyết Dạy Bé Đọc Thơ Hay Và Diễn Cảm

Hoa Đồng Hồ

“Có một loài hoaNgủ nhiều hơn thứcMặt trời lên caoHoa mới mở mắtMười giờ hoa nởHương thoảng nơi nơiCánh rung rinh nắngĐỏ như mặt trờiKhông kim, không cótMà như đồng hồHoa nở, bé gọi“Mẹ ơi! Mười giờ”Đúng giờ, hoa nởLà hoa đồng hồ.”

Loài hoa ngày các bé có thể dễ dàng nhìn thấy ở vùng quê, mọi người trông trang trí ngoài sân nhà rất nhiều
Loài hoa ngày các bé có thể dễ dàng nhìn thấy ở vùng quê, mọi người trông trang trí ngoài sân nhà rất nhiều

Hoa Đồng Hồ là một bài thơ chủ đề thực vật mỗi câu có bốn chữ và toàn bộ bài thơ bao gồm 14 câu. Bài thơ diễn tả một loài hoa có đặc tính ngủ nhiều hơn thức, khi mặt trời vươn lên cao thì hoa mới mở mắt. Loài hoa này nở rực rỡ nhất vào lúc 10 giờ sáng. Khi hoa nở, nó có mùi hương thoang thoảng, những cành hoa mỏng manh lượn theo những cơn gió rung rinh. Vì khi hoa nở rộ là mọi người biết ngay đó là lúc 10 giờ sáng nên hoa có tên là hoa Đồng Hồ. Câu thơ “Đúng giờ, hoa nở. Là hoa đồng hồ.” đã thể hiện điều đó.

>>>Xem thêm: Cách Làm Hoa Tặng Mẹ Nhân Ngày của Mẹ Dành Cho Thiếu Nhi

Mùa Xuân

“Dung dăng dung dẻDẫn trẻ đi chơiMùa xuân đến rồiÁnh xuân tươi sáng.

Đám mây bông trắngNỗi giữa trời xanhGió đưa bồng bềnhCao vời lồng lộng

Vườn thênh thang rộngCỏ non xanh vờnHoa đào tươi thắmVườn xuân đầm ấmRíu rít chim ca.”

Bài thơ chủ đề thực vật có tên Mùa Xuân gồm có 20 câu thơ với những câu từ gần gũi giúp các bé dễ nhớ. Câu thơ ví những cánh chim họa mi bay theo hình dải lụa tựa như chiếc thắt lưng của nàng công chúa. Bài thơ này dùng rất nhiều phép so sánh để làm nổi bật ý mà tác giác giả muốn truyền đạt. Điều này nhằm thể hiện mùa xuân là mùa được các bé mong chờ vì khi tết đến bé được khoe áo mới, được đi chơi tết và đặc biệt là được lì xì.

>>>Xem thêm: 15 Bài Thơ Chúc Tết Hay Cho Bé Chúc Ông Bà 2022

Buổi Sáng Quê Nội

“Khi mặt trời chưa dậyHoa còn thiếp trong sươngKhói bếp bay đầy vườnNội nấu cơm, nấu cám

Đàn trâu ra đồng sớmĐội cả sương mà điCuối xóm ai thầm thìGánh rau ra chợ bán

Gà con kêu trong ổĐánh thức ông mặt trờiChú Mực ra sân phơiChạy mấy vòng khởi động

Một mùi hương mong mỏngThơm đẫm vào ban maiGió chạm khóm hoa nhàiMang hương đi khắp lối

Buổi sáng ở quê nộiNúi đồi ngủ trong mâyMặt trời như trái chínTreo lủng lẳng vòm cây.”

Bài thơ Buổi Sáng Quê Nội tuy tựa đề không liên quan đến thực vật nhưng trong câu thơ miêu tả rất nhiều cây cối và quang cảnh ở quê nội. Về quê nội vào buổi sáng khi mặt trời còn chưa dậy thì hoa đã đón được sương, khóm hoa nhài đã thoang thoảng hương thơm mang mùi hương ấy đi khắp lối. Trong bài thơ này tác giả còn bí mặt trời như là trái chín, treo lủng lẳng vòm cây. Bài thơ thể hiện chân thực khung cảnh ở miền quê của nội gợi lên bao háo hức mong chờ khiến cho các bạn nhỏ nào đọc được cũng háo hức muốn về quê nội. Bài thơ như một lời nhắc nhở các bé hãy thường xuyên về quê nội để được trải nghiệm những cảm giác này, từ đó tình cảm bà cháu được gắn kết hơn.

Hồ Sen

“Hoa sen đã nởRực rỡ đầy hồThoang thoảng gió đưaMùi hương thơm ngátLá sen xanh mátĐọng hạt sương đêmSương long lanh chạy”

Hồ sen là một hình ảnh rất đỗi thân quen xuất hiện khắp mọi miền đất nước ta
Hồ sen là một hình ảnh rất đỗi thân quen xuất hiện khắp mọi miền đất nước ta

Bài thơ Hồ Sen mô tả chân thực khung cảnh hồ hoa sen nở với mùi hương thơm ngát. Lá sen thì có màu xanh ngát, còn vương vấn những hạt sương đêm. Mỗi lần gió đung đưa, hạt sương đong đưa chạy nhìn rất vui mắt. Mỗi khi hoa sen nở cả hồ rực rỡ một màu sen. Chắc chắn bé sẽ rất thích thú khi nhìn thấy khung cảnh này.

Vườn Cải

“Gió lên vườn cải tốt tươiLá xanh như mảnh mây trời lao xaoEm đi múc nước dưới aoChiều chiều em tưới, em rào, em trôngSớm nay bướm đến lượn vòngThì ra cải đã lên ngồng vàng tươiBé Giang trông thấy nhoẻn cườiNhăn nhăn cái mũi hở mười cái răng…”

Vườn Cải là một trong những bài thơ chủ đề thực vật có câu từ đơn giản và thể hiện hình ảnh gần gũi với các bé. Mỗi khi gió lên, vườn cải xanh rì lao xao như mảnh mây trời. Bé đi múc nước đợi chiều về tưới cho cải. Hóa ra bé phát hiện vườn cải chuẩn bị ra hoa, những bông hoa vàng tươi sẽ khiến cho khung cảnh thêm tươi đẹp hơn.

Dứa

“Đầu đội mũ vuaMình mang áo giápNgắm nhìn núi đồiBằng trăm con mắtRễ lọc sỏi cátTrổ hoa Mặt TrờiĐất ủ mật ngọtMãi đắm trên môiMiền Bắc gọi: DứaMiền Nam kêu : ThơmMột tên cây quảChứa ngàn nụ hôn …”

Bài thơ chủ đề thực vật này miêu tả những trái dứa đầu đội mũ vua còn thân thì mang áo giáp, có trăm trăm con mắt. Bộ rễ của cây dứa đã lọc qua biết bao là sỏi cát, ú mật kết chín cho hương thơm ngát, nếm vào có vị ngọt ngọt chua chua khiến bao người mê đắm. Chắc hẳn nếu lần đầu bé thấy trái dứa ở ngoài đời thực sẽ rất khó nhận ra. Tuy nhiên, qua từng câu thơ mà tác giả mô tả, bé cũng sẽ phần nào hình dung ra được những đặc điểm riêng của trái dứa.

Bài thơ cũng có nói ở miền Bắc thì người ta gọi đó là dứa còn ở miền Nam thì đó là Thơm. Những câu thơ miêu tả đơn giản với ngôn từ dễ hiểu và dễ thuộc chắc chắn sẽ khiến cho các bé thích thú.

Cây Chuối Nhà Em

“Sau vườn nhà emCó cây chuối giàChỉ mới ra hoaNhưng mầm đã mọcChuối ơi, chuối hỡi!Sao quá lạ kì?Chuối khẽ thầm thì:“Nay tôi đã giàCon tôi đã mọc,Đó là mầm xanhDuy trì nòi giống”

Bài thơ chủ đề thực vật này gồm có 11 câu và mỗi câu 4 chữ ngắn gọn, xúc tích. Thơ mô tả sau nhà em có cây chuối già, cây chuối này chỉ mới ra hoa nhưng mầm thì đã mọc. Bé rất thắc mắc vì điều này, nhưng bằng phép nhân hóa, tác giả đã cho phép chuối trả lời để giải thích lý do. Chuối bảo rằng mầm xanh mọc đó là cây chuối con có chức năng duy trì nòi giống.

>>>Xem thêm: Bài Hát Về Chủ Đề Thực Vật Hay Nhất Dành Cho Trẻ Em

Cánh Đồng Lúa Vàng

“Cánh đồng lúa chínVàng như thảm nhungTheo gió nhẹ rungLàn hương thơm mát.Cánh đồng bát ngátNặng trĩu mùa vàngĐàn trâu lững thữngCõng lúa về làng.”

Cánh đồng lúa chín vàng óng đã đi vào lòng những người dân quê để mỗi khi đi đâu xa cũng không thể quên được những kỉ niệm khắc khoảnh ấy.
Cánh đồng lúa chín vàng óng đã đi vào lòng những người dân quê để mỗi khi đi đâu xa cũng không thể quên được những kỉ niệm khắc khoảnh ấy.

Cánh đồng lúa là hình ảnh quen thuộc mà bé dễ dàng được thất ở phim ảnh hay trường học. Nhưng có lẽ chỉ nhìn bằng mắt thôi sẽ rất khó cảm nhận được vẻ đẹp của mình cánh đồng lúa. Cánh Đồng Lúa Vàngbài thơ chủ đề thực vật mô tả chân thực nhất về cánh đồng lúa. Khi lúa chín tạo thành một màu vàng rực trải dài như thảm nhung. Đây cũng là lúc lúa được thu hoạch nên hình ảnh những đàn trâu kéo lúa về làng cũng được tái hiện trong câu thơ.

>>>Xem thêm: Cách Dạy Bé Tập Vẽ Tranh Phong Cảnh Đơn Giản Nhất

Bác Bầu, Bác Bí

Bác bầu, bác bíLúc lỉu giàn caoNhìn xuống mặt aoCá tôm bơi lộiBác bí nghĩ ngợi“Mình với cô tômNấu bát canh thơmĂn vào thật mát”Bác bầu chí chát”“Bí bí tôm tômAi ai cũng biếtNhưng thôi nhường bácCá nấu với bầuCũng có sao đâuVừa ngon, vừa bổChâu chấu nghển cổ:“Bầu bí cá tômMón nào cũng thơmĐều ngon ngon cả”

Một bài thơ chủ đề thực vật không thể không nhắc tới đó chính là Bác Bầu, Bác Bí. Những trái bầu, trái bí lủng lẳng ở giàn cao là hình ảnh quen thuộc các bé sẽ dễ thấy ở những vùng quê. Bài thơ còn thể hiện những món ăn ngon thường được nấu với bầu và bí, từ đó giúp bé hiểu hơn về loại quả này. Bài thơ gồm 18 câu, mỗi câu 4 chữ có câu từ đơn giản, mộc mạc và rất dễ thuộc.

Cây Đào

“Cây đào đầu xómLốm đốm nụ hồngChúng em chỉ mongMùa đào mau nởBông đào nho nhỏCánh đào hồng tươiHễ thấy hoa cườiĐúng là tết đến”

Hoa đào đã từ lâu trở thành loài hoa quen thuộc trong ngày Tết bởi màu sắc tươi mới, mang nhiều giá trị đặc biệt
Hoa đào đã từ lâu trở thành loài hoa quen thuộc trong ngày Tết bởi màu sắc tươi mới, mang nhiều giá trị đặc biệt

Cây Đàobài thơ chủ đề thực vật thể hiện sự mong chờ của bé khi cây đào ở đầu xóm sắp nở hoa. Cây đào đã lốm chốm những nụ hồng nhỏ, các bé chỉ mong là mùa đào mau nở vì khi thấy hoa đào nở đồng nghĩa với mùa xuân đã về. Bài thơ này có ý nghĩa hướng dẫn cho bé biết rằng khi hoa đào nở thì sẽ báo hiệu tết đến. Hoa đào cũng chính là hình ảnh đại diện cho mùa tết sum họp. Các bé cũng cần biết thêm, hoa đào là loài hoa chỉ nở ở miền Bắc. Còn đối với miền Nam, loài hoa nở báo hiệu xuân về sẽ là hoa mai.

>>>Xem thêm: 15 Bài Hát Về Mùa Xuân Cho Trẻ Mầm Non Hay Nhất 2022

Giàn Mướp

“Sau vườn nhà emXanh xanh giàn mướpTrái tròn thẳng đuộtTrái uốn cong congMẹ hái mướp ngonNấu canh với tépDọn ra bàn trònCả nhà đoàn tụDùng bữa vui ghê”

Khi nhắc đến bầu và bí thì sẽ khó thể nào bỏ sót hình ảnh của giàn mướp. Nếu bố mẹ bé là người thích trồng rau sạch ở nhà thì hình ảnh này lại trở nên quen thuộc hơn. Câu thơ miêu tả giàn mướp xanh rì có trái tròn, thẳng cũng có trái uốn cong. Canh mướp sẽ rất ngon và ngọt khi được nấu với tép. Những câu từ miêu tả hình ảnh này cũng được thể hiện trong câu thơ.

Qua những bài thơ chủ đề thực vật hay và ý nghĩa nàyPOPS Kids hy vọng rằng bạn và các bé sẽ có những phút giây thư giãn và gần gũi với nha. Bằng cách cho bé nghe những bài thơ về thực vật mà bé thích, bé sẽ nhanh chóng nhớ và học thuộc. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với tư duy phát triển của bé. Bên cạnh đó là tình yêu thiên nhiên, cây cỏ xung quanh mình.