Khi bốc mộ cần chuẩn bị những gì? Những điều kiêng kỵ khi bốc mộ

Trong dân gian việc bốc mộ cho người mất sau một thời gian dài là cần thiết. Vậy tại sao cần phải bốc mộ? Trước khi bốc mộ cần chuẩn bị những gì? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua bài viết sau.

1. Tại sao cần phải bốc mộ?

Bốc mộ, cải táng, sang cát từ lâu đến nay đã trở thành phong tục tập quán và thể hiện cái tâm với người đã khuất. Bởi con người cho rằng không thể để người đã khuất nằm thối rữa trong đất ẩm mặc cho các loại côn trùng xâm nhập. Do đó mà người ta xây một ngôi nhà mới đẹp hơn, kiên cố hơn để người thân của mình nằm ở đó. Đây cũng là cách giải phóng linh hồn người đã khuất khỏi mộ bằng việc bốc mộ.

Vì họ tin rằng khi chết đi con người trở thành linh hồn rất thiêng liêng sẽ phù hộ cho gia đình bình an. Ở nước ta, cải táng là công đoạn cuối cùng và quan trọng trong lễ nghi tang lễ. Ở giai đoạn này cần chú trọng bởi truyền thống tâm linh của người Việt cho rằng nếu làm tốt, làm đúng thì cả gia đình, họ hàng sẽ gặp điều tốt đẹp trong cuộc sống. Và người đã mất có thể siêu thoát.

2. Khi bốc mộ cần chuẩn bị những gì?

Trước khi bốc mộ người ta sẽ xem ngày tháng năm nào đẹp để thực hiện nghi thức. Thường sẽ lấy ngày dựa theo tuổi của người đã mất nhằm tránh được các năm xung sát. Ngoài ra, người ta còn chọn năm bốc mộ dựa vào tuổi trưởng nam trong nhà. Bởi khi vong mất thì mọi điều may rủi đều gánh lên vai của người trưởng nam.

Tốt nhất, nên tiến hành cải táng vào cuối thu trước ngày đến Đông chí của năm. Do đó mà gia chủ nên nhờ thầy xem tuổi của người tử vong và trường nam để tìm ngày tốt bốc mộ. Khi chọn được ngày tốt, gia chủ cần chọn giờ tốt. Nên thực hiện vào ban đêm hoặc gần sáng. Bởi nếu xương cốt gặp phải ánh sáng mặt trời sẽ bị hỏng và đen.

*** Tìm hiểu thêm: Hoả táng là gì? Hoả táng có tốt cho người đã mất không?

3. Những đồ vật cần chuẩn bị trước khi bốc mộ

Để buổi bốc mộ diễn ra thành công và thuận lợi không thể thiếu đi các vật dụng cần thiết để bốc mộ. Cụ thể cần chuẩn bị những đồ vật sau:

#1. Quách

Quách là vật làm từ các chất liệu như sành, sứ, xi măng, gỗ Ngọc Am, gỗ Pơ Mu, gỗ Vàng Tâm, gỗ Hoàng Đàn,… Đối với chất liệu làm quách thì gỗ Ngọc Am là tốt nhất. Nhưng hiện nay đã không còn loại gỗ này nữa, nếu có thì người ta chỉ làm giả mà thôi. Quách làm từ gỗ Vàng Tâm có lẽ là sản phẩm tốt nhất hiện nay. Bởi sản phẩm có chất liệu chịu được môi trường ẩm ướt, không lo mối mọt, cong vênh. Gỗ Vàng Tâm có ý nghĩa tâm linh sau sắc.

#2. Tiểu

Tiểu là nơi để đựng xương cốt khi người ta bốc mộ. Sau đó đặt tiểu vào trong quách. Tiểu hiện nay có nhiều loại như tiểu sứ, tiểu sành, tiểu gỗ,.. Tuy nhiên, tiểu bằng sứ là chất liệu được tin dùng nhiều nhất. Bởi hình thức đẹp, chất lượng tốt.

Tiểu chất liệu sứ theo quan niệm dân gian thì đây là chất liệu liên quan đến đất. Do đó mà tiểu sứ dùng để xương cốt người mất rất phù hợp. Tiểu sứ hiện nay có 2 loại được sử dụng rộng rãi là sản phẩm màu xanh ngọc và vàng nâu.

#3. Giấy tráng kim

Đây là loại giấy có mặt tráng kim màu vàng dùng trong khi bốc bát hương hoặc cho vào tiểu để hoả táng, bốc mộ. Lâu ngày lớp giấy sẽ phân hủy chỉ còn lại lớp kim bọc lấy bộ hài cốt. Do đó mà không nên dùng giấy bạc bình thường để bọc, bởi nó không thể tiêu hủy lớp giấy.

Ngoài các vật dụng cần thiết trên bạn cần chuẩn bị thêm các vật sau:

  • Vải áo bọc cốt.
  • Thất bảo.
  • Tiền cổ, đồng trinh.
  • Hoa cúc khô.
  • Vải bọc tiểu.
  • Đá Thạch Anh ngũ sắc.
  • Nêm gỗ để chèn cố định tiểu trong quách.
  • Quế thơm đun nước để lau chùi tiểu quách.
  • Ngũ vị hương cho vào rửa xương cốt.

4. Các bước thực hiện bốc mộ

Trước khi bốc mộ cần chuẩn bị những gì đều nêu qua mục trên. Sau khi chuẩn bị đầy đủ đồ dùng thì tiến hành bốc mộ như sau:

  • Sử dụng nước vang lau rửa thật sạch xương cốt, tiểu quách. Sau đó dùng khăn vải sạch thấm khô bộ hài cốt và đồ đựng hài cốt.
  • Xếp những đồng tiền cổ vào bên trong đáy tiểu.
  • Dùng giấy tráng kim trải kín lòng tiểu. Để loại khoảng 2-10 tờ tráng kim để trải lên trên mặt tiểu. Lưu ý để mặt kim quay vào bên trong lòng tiểu.
  • Tiếp đến cho dải vải bọc cốt vào lòng tiểu để mở rộng ra rồi xếp xương cốt vào.
  • Phân biệt đầu, chân tiểu để xếp xương cốt theo đúng trình tự.
  • Để thất bảo, bạc, lá vàng vào cùng với xương cốt rồi gấp vải áo lại.
  • Đóng nắp tiểu, trùm tấm vải gấm đỏ lên tiểu rồi đặt vào quách.
  • Dùng nêm gỗ cố định chắc chắn tiểu trong quách.
  • Cho đá thạch anh vào trong tiểu và quách ở giữa các khe.
  • Dùng 7 hoặc 9 tờ tiền của niên đại đang sống có mệnh giá nhỏ để dán lên nắp tiểu.
  • Lấy hoa cúc kho cho lên cùng và đập nắng quách lại.

*** Tìm hiểu thêm: Nên đặt vị trí bát hương thế nào cho ĐÚNG và CHUẨN nhất?

Chọn thời gian để bốc mộ

Theo phong tập quán của người Việt thì việc cải táng sẽ được tiến hành sau 30 tháng chôn cất. Thời gian này thi hài người đã khuất đủ để phân hủy hết. Tuy nhiên, nhiều gia đình có thời gian cải táng lâu hơn khoảng 4-5 năm. Để cải táng cho người đã khuất nên chọn các ngày vào mùa Đông Chí. Nên bốc mộ vào thời điểm buổi tối hoặc trời gần sáng.

5. Cách chọn đất để đặt mộ

Đất để bốc mộ rất quan trọng với việc để cho người mất được an yên. Vì thế, đất để đặt mộ là đất mới, chưa bị đào xới lên là tốt nhất. Nếu đây là vùng đồng bằng thì đất cần tươi và có độ mịn, mùi thơm. Khi đào đất ở độ 6,7cm là tốt nhất. Nên chọn đất có màu nâu đậm, vàng nhạt. Nếu là đất miền sơn nước nên chọn đất mịn màng, không nên chọn đất quá khô.

Lưu ý là không được đào huyệt ở nơi đất xốp và khô quá. Bởi điều này không tốt cho xương, khi đào lên dễ có mạch nước ngầm chảy xiết dưới huyệt. Khi đào huyệt nên đào rộng thoáng một chút đảm bảo cho huyệt có độ thoáng.

Đào huyệt không được có đường đi thẳng vào hoặc có đường đi thẳng vào. Tốt nhất là nên đào huyệt ở nơi yên tĩnh, tránh ồn ào và có người thường xuyên qua lại.

6. Những điều kiêng kỵ khi bốc mộ

Khi cải táng, bốc mộ cần lưu ý những điều sau:

  • Trường hợp đào đất có thấy rắn vàng thì đây là long xà khí vật.
  • Mở nắp quan tài ra thấy dây tơ hồng quấn quýt thì đây là đất kết.
  • Hơi đất trong cần ấm áp,khô ráo rất cần thiết.
  • Trường hợp thi thể chưa phân hủy hết không được bốc mộ.
  • Chuẩn bị những vật dụng cần thiết để bốc mộ.
  • Xương cốt khi bốc phải xếp thật cẩn thận không được xếp lộn xộn.
  • Lưu ý thời gian bốc mộ thật phù hợp.

*** Tìm hiểu thêm: Mách bạn nên tỉa chân nhang (hương) vào ngày nào thì tốt nhất?

Với các thông tin về bốc mộ cần chuẩn bị những gì đều chia sẻ qua bài viết. Mong rằng những kiến thức trên giúp ích cho bạn trong việc bốc mộ cho người đã khuất.