Biểu đồ tần xuất (histogram) là gì ? Cách vẽ biểu đồ histogram – Diễn Đàn ISO

Bạn muốn theo dõi các quy trình làm việc để biết kết quả nào xuất hiện thường xuyên nhất và với tần suất bao nhiêu. Để quản lý được mức độ thể hiện thường xuyên của các kết quả bạn cần một phương pháp tổng hợp khoa học và chuẩn xác. Đó là lúc bạn cần đến biểu đồ tần suất (Histogram). Một trong những phương thức biểu thị các dữ liệu một cách ngắn gọn và trực quan mà không làm mất đi giá trị của các dữ liệu đó.

BIỂU ĐỒ TẦN SUẤT (HISTOGRAM) LÀ GÌ ?

Biểu đồ tần suất (Histogram) là một dạng biểu đồ hình cột cho bạn thấy được sự biến động và thay đổi của tập hợp các dữ liệu thống kê theo những hình dạng trực quan dễ hiểu.

Biểu đồ histogram dùng để theo dõi sự phân bố và tần xuất của các thông số của một quy trình hay sản phẩm. Từ biểu đồ này các nhà quản lý có thể xem xét được mức độ thể hiện và tần số hiệu quả của quá trình từ đó có thể có được chiến lược một cách đúng đắn.

HISTOGRAM VÀ 7 CÔNG CỤ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG.

Biểu đồ tần suất là một trong 7 công cụ quản lý chất lượng cốt lõi bên cạnh các công cụ như biểu đồ pareto , biểu đồ phân tán, biểu đồ kiểm soát, phiếu kiểm soát vv. Phương pháp quản lý chất lượng nổi tiếng của Nhật bản được kết hợp sử dụng với KAIZEN hay 5S để mang đến hiệu quả tổng hợp cho nhà máy.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA BIỂU ĐỒ TẦN SUẤT

Việc đánh giá các chỉ tiêu về chất lượng đòi hỏi việc thu thập khá nhiều dữ liệu khác nhau và các dữ liệu đó luôn luôn biến động theo thời gian. Điều quan trọng chính là văn bản hóa trực quan các số liệu đó một cách trực quan dễ hiểu có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp đem lại quyết định đúng đắn.

Việc xem xét và nhìn nhận biểu đồ phân bổ tần suất bằng đồ thị sẽ giúp kết luận chính xác về tình hình bình thường hay bất thường về những chỉ tiêu chất lượng của một quá trình.

Ý NGHĨA CỦA BIỂU ĐỒ HISTOGRAM

Biểu đồ tần suất histogram mang đến cho bạn hình thái phân bổ của dữ liệu từ đó giúp xác lập mục tiêu và đưa ra hướng khắc phục một cách chính xác. Những ý nghĩa đặc trưng của histogram có thể kể đến như:

  • Dữ liệu thông tin được thể hiện dễ heiẻu trực quan sinh động.
  • Hiển thị đúng các tần suất xuất hiện của các giá trị dữ liệu
  • Minh họa sự phân phối cơ bản của hệ thống dữ liệu
  • giúp nhà quản lý có thể dự đoán trước được tương lai về hiệu suất của quy trình

BIỂU ĐỒ TẦN SUẤT CHO CHÚNG TA BIẾT BỐN THỨ:

Theo những loại biểu đồ đã nói bên trên thì thông thường các loại biểu đồ tần suất cho chúng ta biết 4 vấn đề sau:

  1. Giá trị thường xuất hiện nhất (mode)
  2. Mức độ thường xuất hiện của mỗi giá trị
  3. Hình dạng của phần bố
  4. Mối quan hệ giữa dữ liệu và các giới hạn yêu cầu

Chúng ta cùng chia sẻ một ví dụ như sau:

Đây là một biểu đồ tần suất hoàn chỉnh. Biểu đồ này có thể hiện một số lượng ngày để một contener hàng hóa đến được tay khách hàng. Đây là một biểu đồ thể hiện trong một tháng.

Qua biểu đồ này ta thấy được Giá trị thường xuất hiện nhất (mode) là 15 ngày . Biểu đồ tần suất còn cho thấy sự thay đổi của số ngày cho mỗi đơn hàng, cụ thể là số ngày thay đổi từ 11 ngày (giá trị nhỏ nhất) đến 19 ngày (giá trị lớn nhất). Khoảng dao động của ngày được tính bằng:

Overall Range = Maximum Value – Minimum Value

Qua biểu đồ này bạn có thể so sánh kết quả đạt được với các giới hạn yêu cầu.

CÁC LOẠI PHÂN BỐ BIỂU ĐỒ TẦN SUẤT

Tùy từng đối tượng cụ thể mà có những biểu đồ cho phù hợp. Thông thường sẽ chia ra làm một số loại biểu đồ histogram như sau:

  • Biểu đồ tần xuất mất một bên

Loại biểu đồ này thường được thể hiện ở dạng giá trị trung bình không nằm ở tâm của giới hạn yêu cầu kĩ thuật. Nhà cung cấp đã có sự chọn lọc trước và phân loại trước khi gửi cho nhà đánh giá.

  • Biểu đồ tần suất mất 2 rìa

Thông thường biểu đồ tần suất sẽ có 2 rìa. Tuy nhiên nếu bạn thấy chúng bị mất 2 rìa bên ngoài điều đó cho thấy nhà cung cấp đã phân loại và chọn lọc nguyên vật liệu trước khi gửi cho bạn. Lúc này mức giá nguyên vật liệu được phân loại sẽ cao hơn và cho thấy quy trình của nhà cung cấp không đủ năng lực để đáp ứng được tiêu chí kĩ thuật của quy trình

  • Biểu đồ dạng mất đỉnh

Tình huống này cho thấy nhà cung cấp đã sẽ lấy những nguyên vật liệu tốt nhất để cung cấp cho khách hàng của họ. Trước đó họ đã phân loại và xắp xếp nguyên vật liệu đầu vào để loại bỏ những nvl không tốt.

  • Biểu đồ cao ở hai rìa

Đây là dạng biểu đồ khá lạ vì có hình dáng cao ở hai bên rìa. Việc này cho thấy đã có sự sửa lại ở hàng lỗi và hàng kém chất lượng ở phía nhà cung cấp. Những sản phẩm có chất lượng kém cũng đã được sửa lại cho phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn kĩ thuật.

  • Biểu đồ hai đỉnh

Loại biểu đồ này có hình dạng có 2 đỉnh. Điều này cho thấy ít nhất coa 2 quy trình ở phía nhà cung cấp như hai ca. Hai máy vv. Điều này cho thấy làm tăng thêm các biến động trong các nguyên vật liệu mà bạn nhận được

CÁC LẬP BIỂU ĐỒ TẦN SUẤT HISTOGRAM

Việc lập biểu đồ tần suất không quá khó. Điều quan trọng chỉ là bạn nắm được những yếu tố cần và các bước thực hiện. Thông thường để lập một biểu đồ tần suất hợp lý bạn cần thực hiện theo những bước cơ bản như sau:

Bước 1: Tiến hành thu thập dữ liệu cho quá trình vẽ biểu đồ. Dữ liệu này nên lớn trên 50 mới hiệu quả. Cần xác định giá trị lớn nhất (Xmax) và giá trị nhỏ nhất (Xmin) từ bảng dữ liệu đó.

Bước 2: Tính độ rộng R của toàn bộ các dữ liệu. Đây là bước khá quan trọng nhằm tính được độ rộng của dữ liệu. Thông thường sẽ được tính bằng công thức.

R = X max – X min

Bước 3: Xác định số lớp K. Có hai cách chọn số lớp K áp dụng phổ biến.

– Cách thứ nhất: K = , trong đó n là tổng số dữ liệu trong bảng

– Cách thứ hai: Có thể lấy số lớp K bằng số lớn nhất trong hai số số hàng và số cột của dữ liệu.

Số lớp K là một số nguyên không nên nhỏ hơn 5 hoặc lớn hơn 20.

Bước 4: Xác định độ rộng của lớp (h)

h = (X max – X min)/ K = R/K

Bước 5: Xác định giới hạn trên (GHT) và giới hạn dười (GHD) của từng lớp bắt đầu từ giá trị nhỏ nhất.

– Lớp đầu tiên:

GHD = X min – h/2

GHT = X min + h/2

– Lớp thứ hai:

GHD = GHT lớp 1

GHT = GHD lớp 2 + h

Tiếp tục như thế cho đến những lớp tiếp theo cho tới lớp cuối cùng có chứa giá trị đo lớn nhất.

Bước 6: Lập bảng phân bố tần suất

– Ghi các lớp với giới hạn trên và dưới lần lượt trong một cột

– Tính các giá trị giữa (GTG) của từng lớp ghi vào một cột

GTG = (GHD + GHT)/2

– Đếm số lần xuất hiện của các giá trị thu thập được trong từng lớp và ghi tần số xuất hiện vào mỗi cột.

Bước7: Vẽ biểu đồ histogram dưới dạng biểu đồ cột, trục tung biểu thị đặc tính chất lượng theo dõi, chiều cao của cột tương ứng với tần suất của lớp.

Bước 8: Ghi các kí hiệu cần thiết trên biểu đồ

Bước 9: Tổng hợp những kết quả có được dựa trên biểu đồ thể hiện và rút ra những kết luận.

Biểu đồ tần suất histogram là một trong những dạng biểu đồ hữu ích cùng với bộ 7 qc tool giúp các nhà quản lý chất lượng giám sát công việc và lên kế hoạch một cách tốt nhất. Hy vọng những gì mà diendaniso.com chia sẻ trên đây có thể cho bạn một cái nhìn tổng thể về công cụ hữu ích này.