Từ giữa cuối năm 2020 đến nay, phong trào theo đuổi những nét tinh hoa văn hóa Việt đã được các bạn trẻ phát triển mạnh mẽ. Trong đó, áo Nhật Bình là một trong những trang phục cổ được đón nhận và “cách tân” để phù hợp với phong cách thời trang hiện tại. Vậy áo Nhật Bình cách tân là gì và tại sao lại hot đến thế?
Nguồn gốc của áo Nhật Bình
Theo các ghi chép lịch sử nguồn gốc của áo Nhật Bình từ áo Phi Phong thời Minh Triều Trung Hoa. Mẫu áo Phi Phong này được triều Nguyễn phát triển lên thành dạng áo Đối Khâm Phi Phong. Trang phục này có phần cổ thiết kế dạng hình chữ nhật to bản, 2 vạt được cố định lại bằng dây buộc. Khi mặc hoàn chỉnh phần trước ngực vừa hay ghép lại thành 1 hình chữ nhật cho nên mới lấy tên là Nhật Bình để đặt cho mẫu áo này.
Áo Nhật Bình ban đầu được sử dụng làm Triều phục cho nữ nhân trong triều. Tuy nhiên, chỉ có những người có cấp bậc cao quý như Hoàng Hậu, Công Chúa, Phi tần mới được mặc.
Ý nghĩa và giá trị lịch sử và văn hóa về áo Nhật Bình
Xuyên suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, có thể nhận thấy qua ghi chép về điển lễ và phẩm phục triều nghi của nước ta, các đời Lý Trần Lê cho đến nhà Nguyễn đều được xây dựng dựa trên cơ sở của cùng các triều đại Trung Hoa như Hán, Đường, Tống, Minh nhưng theo lối “đại đồng tiểu dị”, vẫn mang những nét đặc sắc rất riêng của Đại Việt ta.
Sự học hỏi và phỏng theo quy chế của Trung Hoa điều này bắt nguồn từ tâm lý tự tôn, muốn sánh ngang với các triều đại phong kiến phương Bắc, điều này được thể hiện rất rõ ràng từ việc các vua Đại Việt trong nước đều xưng đế chứ không xưng vương, các triều đại khi lên đều đặt định phẩm phục và đặt định lễ nhạc theo văn hóa Hoa Hạ, coi mình là Trung Châu, Trung Hạ tức là trung tâm của một nền văn hóa khu biệt so với các sắc dân “man di”.
Đặc điểm của dáng áo Nhật Bình
Đặc trưng hoa văn
Trên một số bức họa còn lưu lại cho thấy, các đồ án hoa văn in trên áo Nhật Bình chủ yếu có dạng hình tròn khép kín. Bên trong hình tròn được thêu hình ảnh phượng ổ, loan ổ. Các hoa văn phụ phong phú hơn. Thông thường sẽ sử dụng những hình ảnh mang hàm ý tốt lành, cát tường như thêu chữ Phúc, chữ Thọ bằng chỉ vàng, chỉ đỏ, thêu hoa lá, bát bửu, hoặc thủy ba (sóng nước).
Phụ kiện đi kèm áo Nhật Bình
Áo Nhật Bình thường sẽ được mặc kèm theo các phụ kiện. Thường thấy nhất chính là những chiếc cúc áo nạm vàng hoặc được làm từ ngọc, đá quý. Phần dưới cổ tay của áo lại được trang trí thêm 2 dải dây dài thả lỏng gọi là dải thùy lưu.
Vào thời Gia Long, phụ kiện đi kèm sẽ có thêm Kim ước đối với bậc Hậu phi. Thời Thiệu Trị, Kim ước này được thay thế bằng Kim phượng. Phần phụ kiện này cũng được thay đổi nhiều theo thời gian. Đến thời Nguyễn Mạt, phụ kiện đi kèm với áo Nhật Bình là khăn vành.
Các mẫu áo Nhật Bình từng tồn tại
Áo Nhật Bình thời vua Đồng Khánh
Càng về sau áo Nhật Bình càng có nhiều thay đổi, chủ yếu hướng tới sự tối giản. Một số bức ảnh lưu lại cho thấy áo Nhật Bình từ thời vua Đồng Khánh trở về sau được tĩnh lược đi rất nhiều chi tiết, phụ kiện. Áo Nhật Bình lúc này sẽ được mặc với quần ống có màu tuyết bạch, đầu vấn khăn to bản. Màu sắc của khăn vấn có thể thay đổi theo cấp bậc tương tự như trước.
Áo Nhật Bình của Hoàng Hậu
Như đã nói ở trên áo Nhật Bình là 1 triều phục. Chính vì thế, trong cách mặc áo sẽ có sự phân chia thứ bậc. Thứ bậc này thường căn cứ vào phẩm cấp của chồng hoặc địa vị của người đó trong triều. “Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ” có ghi chép về áo Nhật Bình phân theo thứ bậc như sau:
Áo Nhật Bình của cấp Hậu sẽ được làm bằng chất liệu sa sợi vàng quý giá. Trên áo thêu 20 hoa văn hình rồng, phượng, trĩ, loan. Phụ kiện đi kèm gồm
Cửu long kim ước phát: 2 chiếc.
Cửu phượng kim ước phát: 1 chiếc.
Trâm phượng: 8 chiếc đều làm bằng vàng.
Đối với áo thường phục mặc hàng ngày sẽ được làm bằng chất liệu tơ Bát ti trắng. Trên áo thêu hoa văn rồng phượng.
Áo Nhật Bình của Công Chúa
Đối với cấp bậc Công Chúa áo sẽ được may bằng chất liệu sợi sa. Màu sắc chính dành cho cấp bậc này là màu đỏ. Trên áo sẽ được thêu hoa văn phượng ổ. Khi mặc sẽ đi kèm cùng các món phụ kiện như:
Thất Phượng Kim ước phát: 1 chiếc.
Trâm hoa: 12 cây.
Áo Nhật Bình dành cho cung tần
Đối với cung tần áo Nhật Bình sẽ có những khác biệt sau:
Cung tần nhị giai: Áo làm bằng vải sa, màu xích đào. Trên áo sẽ được thêu hoa văn hình loan. Đối với thường phục sẽ được làm bằng tơ Bát ti và giữ nguyên hoa văn loan ổ. Phụ kiện đi kèm gồm
Ngũ phượng Kim ước phát: 1 chiếc.
Trâm hoa: 10 cây.
Cung tần tam giai: Áo được làm với chất liệu và thêu hoa văn tương tự như cung tần nhị giai. Tuy nhiên, màu sắc sẽ được chuyển thành màu tím. Phụ kiện gồm:
Tam phương Kim ước phát: 1 chiếc.
Trâm hoa: 8 cây.
Cung tần tứ giai: Áo được làm bằng sợi sa, đối với thường phục sẽ được may bằng tơ Bát ti trắng. Phần màu sắc sẽ chuyển sang màu tím nhạt với hoa văn hình loa. Phụ kiện đi kèm gồm:
Phượng kim ước: 1 chiếc.
Trâm cài: 8 cây.
Những mẫu áo Nhật Bình cách tân cho cô dâu hiện đại
Đối với các trang phục cổ xưa, việc làm mới chúng và tạo lại tiếng vang là điều khá khó khăn. Nguyên nhân bởi sự chênh lệch phong cách giữa thời xưa và nay, dẫn đến nhiều người trẻ còn e ngại về việc khoác lên mình bộ trang phục dân tộc lịch sử. Nhưng giờ đây, nhờ vào sự cách tân của áo Nhật Bình, ngày càng nhiều người quan tâm đến phong cách thời trang xưa, mở rộng hơn cả so với từ áo Nhật Bình gốc mà có thể lấn sang áo Tấc, áo Đối Khâm, Giao Lĩnh,… Đây là một tín hiệu đáng mừng khi giới trẻ ngày càng quan tâm hơn về văn hóa Việt
Áo Nhật Bình chính là một trong những trang phục truyền thống mang thể hiện cái tôi riêng, mang dấu ấn đậm chất cung đình trong triều đại quân chủ cuối cùng của nước ta. Hy vọng những chia sẻ trên đã mang đến cho bạn thêm nhiều thông tin về áo Nhật Bình. Đừng quên ghé qua website/app IVY moda để lựa chọn cho mình những trang phục phù hợp nhất.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!