Ăn ớt có nổi mụn không? Cần lưu ý gì khi ăn ớt?

Ớt là một loại gia vị quen thuộc ở các gia đình. Vị cay nồng của ớt mang đến sức hấp dẫn của nhiều món ăn. Ở Việt Nam, ớt là một trong những gia vị không thể thiếu trong nhiều mâm cơm gia đình. Ớt có nhiều loại, hình dáng, màu sắc, độ cay cũng khác nhau. Tuy nhiên, vị cay của ớt cũng có khả năng khiến cơ thể nóng lên và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, trong đó có làn da. Hãy cùng tìm hiểu xem liệu rằng ăn ớt có nổi mụn không nhé.

Lợi ích của ăn ớt đối với sức khỏe

Ăn ớt đúng cách và lượng vừa phải cũng có thể mang đến một số lợi ích cho sức khỏe. Bản thân ớt cũng có nhiều công dụng, có thể kể đến như:

– Kích thích tiết dịch tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn.

– Làm ấm dạ dày, giúp cơ thể bớt lạnh đặc biệt khi đang tiêu chảy, nôn mửa…

– Ớt cũng hỗ trợ lưu thông máu, cải thiện chứng đau đầu, lạnh người, tê cóng…

– Trong ớt có chất capsaicin giúp phân hủy chất béo.

– Tác dụng chống viêm giúp giảm các chứng viêm hoặc đau do viêm.

– Hỗ trợ giảm nhẹ một số triệu chứng bệnh tiểu đường loại 1.

Ăn nhiều ớt có gây nóng trong người hay không?

Ăn cay nói chung và ăn nhiều ớt nói riêng có thể khiến bạn bị nóng trong người. Nhiệt độ bên trong cơ thể tăng gây ra nhiều vấn đề như nổi mụn, lở miệng, đau dạ dày, nóng rát hậu môn… Những người bị bệnh dạ dày, đường tiêu hóa không ổn định… không nên ăn nhiều ớt vì có thể sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Ăn ớt có nổi mụn không?

Những món ăn chứa nhiều ớt đồng nghĩa với vị cay quá mức có thể là nguyên nhân gây mụn cho da. Các món ăn cay khi vào cơ thể có khả năng hút ẩm, làn da thiếu nước sẽ trở nên khô ráp, các chất gây cay kích thích lên da làm da nổi mụn. Ớt thường đi kèm với các loại gia vị mặn như muối, mắm… Hàm lượng quá mức sẽ gây hại cho da, điển hình là khiến da nổi mụn. Việc ăn quá nhiều ớt cũng có thể làm mao mạch trên da mặt bị giãn nở, ảnh hưởng xấu đến cấu trúc da, tạo điều kiện hình thành mụn.

Ăn nhiều ớt có gây hại gì cho sức khỏe không?

Một số người thích ăn cay nên thường xuyên ăn ớt, thậm chí là ăn rất nhiều ớt. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng hàm lượng ớt quá nhiều khi nạp vào cơ thể có thể là nguyên nhân gây ra một số nguy hại như:

Đau dạ dày

Ăn nhiều ớt khiến dạ dày bị đau, người ăn có thể ói mửa, trào ngược dạ dày, ợ chua, đau rát vùng thượng vị. Các món ăn cay hoặc nhiều ớt cũng là nguyên nhân gây tái phát bệnh đối với những người có tiền sử bệnh dạ dày như viêm loét dạ dày – tá tràng.

Mất ngủ

Ăn cay khiến cơ thể nóng lên, gây khó chịu trong người. Đặc biệt, khi ăn cay buổi tối làm nhiệt độ cơ thể tăng cao, bạn sẽ cảm thấy khó ngủ hơn. Nếu không bị mất ngủ, bạn hạn chế ăn nhiều ớt vào buổi tối.

Ăn uống kém

Khi ăn ớt, vị cay của ớt sẽ tác động vào các gai vị giác của lưỡi, kích thích đầu lưỡi khiến bạn có cảm giác tê. Khi đó, bạn có khả năng không thể phân biệt các vị hoặc có nhưng không rõ ràng. Nếu bạn là người thích ăn cay, bạn chỉ nên cho một lượng ớt vừa phải, không ăn quá thường xuyên để tránh lâu dần mất cảm giác ngon miệng nhé.

Kích ứng da

Khi ăn ớt quá nhiều, da bạn thường trở nên ửng đỏ. Đây là một hiện tượng kích ứng da phổ biến ở những người ăn cay. Ăn nhiều ớt thường xuyên khiến cấu trúc da bị phá vỡ, da bị nứt nẻ, khô ráp, nổi mẩn đỏ… Nếu bạn muốn giữ gìn làn da khỏe mạnh, hãy hạn chế ăn ớt.

Cách ăn ớt có thể hạn chế nổi mụn

Một số lưu ý khi ăn ớt để hạn chế nổi mụn, đảm bảo an toàn cho sức khỏe da nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung:

– Không ăn quá nhiều ớt và không ăn quá thường xuyên, bởi điều này có thể làm mất mùi vị món ăn, ảnh hưởng không tốt đến dạ dày.

– Số lượng ớt hợp lý để ăn trong 1 ngày là 1 quả.

– Kết hợp với một số gia vị như tỏi, giấm, măng… để tạo vị hài hòa và giảm bớt khả năng kích ứng của ớt.

– Có thể ăn ớt đã nấu chín để giảm khả năng kích thích niêm mạc ở miệng, đồng thời cũng giảm thiểu được tình trạng khó tiêu, đầy hơi, đau dạ dày.

– Ăn ớt kết hợp cùng rau xanh hoặc các thực phẩm có tính mát để nhanh chóng làm dịu cơ thể.

– Sau khi ăn ớt, bạn có thể ăn/uống các loại sau để làm mát cơ thể trở lại: Sữa chua, sữa tươi, trà thảo mộc, trái cây có vị chua, trà giải nhiệt…

Những đối tượng sau không nên ăn ớt:

+ Người bị viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm thực quản.

+ Người bị bệnh liên quan đến tim, huyết áp, não, huyết quản, khí quản, phổi…

+ Người vừa phẫu thuật hoặc đang có vết thương.

+ Người bị bệnh sỏi mật, viêm túi mật.

+ Người có cơ địa da nhạy cảm, bị viêm da, đang có mụn.

+ Người bị bệnh thận.

+ Người bị bệnh trĩ.

+ Người viêm loét miệng.

+ Người bị bệnh cường giáp.

+ Phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú.

Thêm ớt vào món ăn giúp thỏa mãn đam mê ăn cay, tăng thêm hương vị hấp dẫn cho món ăn. Tuy nhiên, bạn chỉ cần thêm một lượng ớt vừa phải để đảm bảo không gây hại cho cơ thể. Ăn nhiều ớt là thói quen ăn uống thiếu lành mạnh gây hại cho da, có thể khiến da bạn bị nổi mụn. Để có làn da khỏe mạnh, mịn màng, bên cạnh chăm sóc đúng cách, bạn cũng nên thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn. Trong đó, hạn chế ăn ớt và ăn ớt đúng cách, đúng liều lượng là điều nên làm.

  • Tham khảo thêm: Ăn thanh long có nổi mụn không