Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp chính xác khoai từ bao nhiêu calo? Ăn khoai từ có béo không? Cách ăn khoai từ như thế nào giảm cân hiệu quả? Tất cả sẽ được chia sẻ và tiết lộ đầy đủ trong nội dung bài viết ngày hôm nay.
Khoai từ hay củ từ đối với những bạn 9x đời đầu chắc hẳn là một món ăn rất quen thuộc. Nhưng đối với những bạn trẻ 10x thì có lẽ, loại củ này lại khá xa lạ, vì ít khi xuất hiện trong bữa ăn hằng ngày. Tuy sở hữu ngoại hình hơi “lông lá” một tí, nhưng nếu nhìn trên góc độ y học và dinh dưỡng, khoai từ lại là một loại củ mang lại rất nhiều công dụng với sức khỏe con người.
Đặc biệt, gần đây, rất nhiều người còn sử dụng khoai từ để giảm cân. Do đó, những thắc mắc liên quan đến khoai từ như “khoai từ bao nhiêu calo” hay “ăn khoai từ có béo không” đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Vậy, nếu bạn cũng có những thắc mắc trên, hãy lướt qua bài viết dưới đây để giải quyết triệt để những nghi vấn của mình nhé.
[SỰ THẬT] Khoai từ bao nhiêu calo?
Cứ mỗi buổi sáng giá rét ngày đông, niềm vui lớn nhất đối với một đứa trẻ tại thời điểm những năm 2000 đổ lại có lẽ là nhận được một vài củ từ, củ bột còn ấm nóng mỗi khi bà hay mẹ đi chợ về. Thời đó, một vài món bánh trái nhỏ như vậy thôi cũng khiến cho một ngày của lũ trẻ trở nên sáng bừng và tươi đẹp. Nói không ngoa, củ khoai từ cùng với miếng sắn, bắp ngô đã từng là những “viên gạch” xây dựng lên tuổi thơ của rất nhiều người Việt mình.
Củ khoai từ tuy có chữ “khoai” nhưng thực chất, anh chàng “lông lá” này không có họ hàng gì với khoai lang hay khoai tây cả. Khoai từ thuộc họ củ nâu và được trồng nhiều ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Trong Đông y, củ khoai từ có vị ngọt, tính bình, dùng khoai từ sẽ giúp cơ thể giảm bớt mệt mỏi, thải độc tố, cường thận dương, ích tỳ, bổ khí…
Chỉ xét riêng ở Việt Nam, củ từ được chia ra làm 3 loại đó là củ từ gai, củ từ không gai (là loại củ từ lông phổ biến nhất hiện nay) và củ từ nước. Trong đó:
- Củ từ có gai: Lớp vỏ bên ngoài có nhiều gà nhưng không sắc thường được trồng nhiều ở Phú Quốc.
- Củ từ không gai: Đây là loại củ từ phổ biến nhất được bán nhiều nhất ở các siêu thị và trợ. Bên ngoài chỉ có một ít gai, lớp vỏ hơi sần sùi.
- Củ từ nước: loại củ từ này hiếm gặp thường, được trồng ở các vùng Đông Nam Bộ.
Tuy có tới 3 loại nhưng nhìn chung, giá trị dinh dưỡng và lượng năng lượng của cả 3 cũng không chênh lệch nhau là mấy.
Cụ thể, trong mỗi 100g khoai từ có chứa khoảng từ 86 – 95 calo năng lượng cung cấp cho cơ thể. Nếu đem so sánh khoai từ với những loại củ quả khác, thì đây là một chỉ số năng lượng khá “khiêm tốn” và thấp hơn rất nhiều.
Trong đó, 100g khoai mì sẽ cung cấp 112 calo, 100g khoai môn có chứa đến 109 calo, khoai mỡ thì 118calo/100g,.. Sẵn đây, mình nói luôn, lượng calo trong khoai từ cũng rất tương đồng với khoai lang, khoai tây. Bởi vì, trong 100g khoai lang chỉ chứa 85 calo. Còn 100g khoai tây có khoảng 76 calo. Có thể nói, khoai từ, khoai lang và khoai tây là những loại củ rất tốt cho quá trình giảm cân, được nhiều người bạn lựa chọn. Bài viết này mình sẽ chia sẻ về khoai từ, và mình hẹn bạn dịp khác chia sẻ thêm về khoai tây, khoai lang. Cũng là 2 vũ khí giảm cân cực kỳ tối ưu, vừa tốt cho sức khoẻ, vừa tạo cảm giác no lâu, đào thải mỡ thừa.
Ok, tiếp theo mình sẽ chia sẻ kỹ hơn về cách khoai từ giảm cân như thế nào? Khoai từ cũng có nhiều đạm, vậy ăn khoai từ là giảm cân hay tăng cân?
>>> Xem thêm:
- Xoài có bao nhiêu calo
- Bánh Nabati có bao nhiêu calo
- Bún thịt nướng bao nhiêu calo
- Chuối bao nhiêu calo
- Nhãn bao nhiêu calo
Khoai từ có béo không? Ăn khoai từ giảm cân hay tăng cân?
Để trả lời chính xác những câu hỏi trên, chúng ta cần điểm qua thành phần dinh dưỡng có trong khoai từ. Ngoài lượng calo cung cấp cho cơ thể thì mỗi 100g khoai từ còn có chứa những dưỡng chất sau:
- 75g nước
- Khoảng 37g Carbohydrate
- 1.5g protid
- 21.5g gluxit
- 5g chất xơ và glucose
- 1.2g Xenlulozơ
- 28mg Canxi
- 0.2 mg sắt
- Các vitamin và khoáng chất thiết yếu khác.
Khoai từ chứa nhiều dinh dưỡng, nhưng hoàn toàn không chứa bất kỳ chất béo nào. Nên khi ăn khoai từ, cơ thể sẽ không khiến chúng ta tích mỡ, tăng cân. Hơn nữa, khoai từ còn cung cấp lượng chất xơ và tinh bột khá lớn, giúp chúng ta nhanh no, giảm thiểu cảm giác thèm ăn. Nhờ đó, bạn có thể kiểm soát được khẩu phần ăn hàng ngày.
Lượng chất xơ và nước trong khoai từ cũng hết sức dồi dào. Có tác dụng thúc đẩy quá trình đốt cháy mỡ thừa và ngăn chặn hấp thụ chất béo, loại bỏ mỡ thừa dưới da. Hơn nữa khoai từ cung cấp hàm lượng calo khá thấp, chỉ 95calo/100g, giúp giảm cân nhanh chóng. Vì thế, khoai từ trở thành một loại thực phẩm giảm béo hiệu quả, được rất nhiều bạn lựa chọn hiện nay.
Thực đơn giảm cân từ khoai từ hiệu quả – dễ dàng
Như mình đã nói ở trên, khoai từ là một loại thực phẩm có tác dụng giảm thiểu cơn thèm ăn, tạo cảm giác no lâu, kiểm soát cơn đói bụng hiệu quả. Do đó, khoai từ kết hợp với táo và chuối đang là những “chiến binh giảm béo” rất hữu ích đối với những người thừa cân, béo phì. Dưới đây, mình sẽ giới thiệu đến các bạn những cách sử dụng khoai từ khoa học, để việc giảm cân của bạn trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả nhất nhé.
Cách đơn giản nhất để giảm cân với khoai từ đó là ăn khoai từ luộc trực tiếp. Mỗi bữa sáng, thay vì ăn đồ ăn nhanh như sandwich hay bánh mì thì bạn hãy sử dụng 2 – 3 củ khoai từ luộc. Cảm giác đói bụng và thèm ăn sẽ nhanh chóng biến mất. Hơn nữa, lượng calories và tinh bột trong khoai sẽ đảm bảo bạn có một buổi sáng tràn đầy năng lượng để hoạt động và làm việc hiệu quả.
Nếu bạn không muốn ăn khoai từ vào buổi sáng thì bạn có thể nấu cháo khoai từ để thưởng thức cũng là lựa chọn hoàn hảo. Cháo khoai từ gạo nếp cũng đảm bảo được lượng dinh dưỡng cần thiết cho buổi sáng. Đặc biệt, vị bùi, thơm của khoai từ kết hợp vị ngọt dẻo của gạo nếp sẽ là một trải nghiệm vị giác vô cùng tuyệt vời đối với bất cứ ai. Không những thơm ngon, mà món ăn này còn loại bỏ cảm giác buồn ngủ, thèm ăn của người thừa cân, béo phì.
Trong bữa trưa và bữa tối, bạn cũng có thể dùng thêm khoai từ vào thực đơn của mình để giảm bớt lượng chất đạm và chất béo nạp vào cơ thể. Ngoài khoai từ luộc, khoai từ nấu cháo, bạn cũng có thể chọn món khoai từ hầm canh xương cũng là món ăn dinh dưỡng, ít chất béo. Mà vẫn cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, tạo cảm giác no lâu hiệu quả.
Nội dung ở trên mình đã chia sẻ thực đơn giảm cân sáng – trưa – chiều với khoai từ. Ngay sau đây, mình sẽ chia sẻ kỹ hơn về cách chế biến món khoai từ giảm cân hiệu quả để bạn dễ dàng tham khảo.
4 món khoai từ giảm cân hiệu quả, dễ nấu
- Khoai từ luộc giảm cân: Khoai từ mua về rửa sạch, để loại bỏ bùn cát trên vỏ. Bạn cũng có thể cắt bớt các gai, nếu gai quá nhiều. Tiếp theo, bạn cho khoai từ vào nồi và đổ nước vào sao cho ngập khoai từ. Đun cho đến khi sôi, bạn có thể dùng đũa để kiểm tra độ mềm của khoai từ. Sau đó tắt bếp, và có thể vớt khoai từ ra để ăn.
- Canh khoai từ hầm xương: Thông thường chúng ta rất ngại sử dụng các loại các thực phẩm liên quan đến thịt, vì chúng thường chứa hàm lượng chất béo cao, dễ dàng gây tăng cân. Tuy nhiên, xương hầm thì lại khác. Chúng hoàn toàn không chứa chất béo nào, đặc biệt còn cung cấp một lượng protein rất cao, hỗ trợ tạo cảm giác no lâu. Hơn nữa, chất gelatin trong nước hầm xương còn thúc đẩy quá trình đào thải mỡ thừa, rất tốt cho quá trình giảm cân. Cách nấu khoai từ hầm xương như sau: Đầu tiên, bạn cần luộc qua xương, sau đó chắt bỏ nước rồi đem hầm. Khoai từ mua về, gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Sau đó bỏ hết khoai từ vào nồi hầm xương. Nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn. Và tiếp tục đun cho đến khi xương & khoai chín nhừ. Rồi bỏ rau thơm hành lá vào. Cuối cùng tắt bếp và múc ra thưởng thức.
- Cháo củ từ: Món ăn này cũng rất dễ nấu. Đầu tiên, bạn chỉ cần cho gạo tẻ và nước vào nồi đun nước đều cho đến khi hạt gạo bung đều và nở ra. Trong quá trình nấu và bạn cũng không nên đậy nắp. Vì khi cháo sôi, sẽ rất dễ trào ra ngoài. Sau đó bỏ củ từ đã “rửa sạch, cắt sẵn” vào nồi để nấu chung cùng với cháo. Đun cháo cho đến khi khoai mềm, rồi nêm nếm các gia vị cho phù hợp. Sau đó bạn có thể thưởng thức.
- Nước ép khoai từ giảm cân: Khoai từ mua về rửa sạch gọt vỏ. Cắt thành từng miếng bỏ vào máy xay sinh tố để ép nhuyễn uống. Tuy nhiên món này hơi khó uống một tí, vì còn giữ nguyên độ hăn hôi của khoai từ. Nhưng bù lại hàm lượng chất xơ trong nước ép cao hơn rất nhiều so với khoai từ nấu chín. Bạn có thể thử nhé! Hơn nữa, món nước ép khoai từ này cũng không nên sử dụng thường xuyên, trung bình thì 2 tuần mới được dùng 1 lần.
>>> Xem thêm:
- 1 chén cơm bao nhiêu calo
- Bánh xèo bao nhiêu calo
- Táo bao nhiêu calo
Khoai từ có tác dụng gì?
Ngoài việc dùng để lấp đầy “một chiếc bụng đói” khi giảm cân, khoai từ còn mang đến nhiều công dụng khác đối với sức khỏe con người. Tốt cho não, tăng cường sức khỏe, chống viêm, tiêu sưng, tốt cho người bệnh tiểu đường, hỗ trợ tiêu hoá,… Ngay sau đây, mình sẽ liệt kê từng công dụng để bạn tham khảo thêm nhé!
- Khoai từ rất tốt cho sự vận động của não bộ. Cụ thể, diosgenin – một hợp chất được tìm thấy trong khoai từ có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển và liên kết của các tế bào thần kinh não bộ, từ đó, bộ não của chúng ta sẽ được tăng cường và hoàn thiện.
- Khoai từ giúp giảm bớt các triệu chứng thời kỳ mãn kinh tới sức khỏe của chị em. Cụ thể, khoai từ có tác dụng làm cân bằng các hormon như estrogen và estradiol trong cơ thể phụ nữ, từ đó, khiến các triệu chứng thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh giảm rõ rệt.
- Khoai từ cũng là một “chiến sĩ” có rất nhiều tác dụng trong cuộc chiến phòng chống ung thư trong cơ thể (trừ ung thư vú). Những chất chống oxy hóa có trong khoai từ được các nhà khoa học đánh giá có nhiều tác dụng tích cực chống lại quá trình hình thành và phát triển của tế bào ung thư.
- Khoai từ có tác dụng chống viêm, tiêu sưng khá tốt. Viêm, nhiễm là một trong những triệu chứng khởi đầu của rất nhiều loại bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, bột khoai từ lại có thể khắc chế rất tốt các triệu chứng bất lợi cho cơ thể này. Do đó, nếu bạn nào có triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày, hãy tuyển chọn ngay anh chàng khoai từ này để làm giảm nhanh, giảm sâu các triệu chứng khó chịu từ căn bệnh này nhé.
- Khoai từ còn giúp người tiểu đường kiểm soát đường huyết. Có rất nhiều nghiên cứu chứng minh khoai từ và bột khoai từ có công dụng làm giảm đường huyết rất tốt. Ngoài ra, khoai từ còn hỗ trợ giảm tốc độ hấp thụ đường có trong máu. Mang lại lợi ích rất tốt cho người bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2.
- Hỗ trợ giải độc: Khoai từ có tác dụng giải độc rất tốt, chúng ta chỉ cần gọt vỏ, rồi nhã nhuyễn, lấy nước uống là có thể nôm hết các chất độc ra ngoài. Bên cạnh đó, người ta có thể ăn khoai từ hàng ngày để loại bỏ độc tố bên trong cơ thể.
- Hỗ trợ giải nhiệt, tiêu đờm: khoai từ có tính hàn, nên hỗ trợ giải nhiệt, chữa ho khan, tiêu đờm, hạ sốt rất tốt. Chúng ta chỉ cần chế biến khoai từ thành các món đơn giản như luộc chín, nấu canh, hầm hoặc nấu cháo khoai từ, thì bệnh tình của bạn sẽ nhanh khỏi.
- Tăng cường khả năng tiêu hóa: Ngoài tác dụng ứng dụng giảm cân, chất xơ trong khoai từ còn hỗ trợ khả năng tiêu hóa, chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong dạ dày. Ổn định hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa bệnh táo bón hiệu quả.
- Bảo vệ sức khỏe tim mạch: Khoai từ cũng cung cấp nhiều vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C cùng protein niêm dịch, giúp tăng cường khả năng di chuyển của thành mạch máu. Tốt cho khả năng co bóp của cơ tim, ngăn chặn tình trạng tích mỡ thừa ở mạch máu. Hạn chế tối đa các bệnh về tim mạch, mỡ máu, cao huyết áp, tiểu đường. Hơn nữa, khi sử dụng khoai từ thường xuyên còn giúp tinh thần ổn định, có giấc ngủ ngon hơn.
- Tăng cường sức khỏe, cung cấp dinh dưỡng cho bà bầu: Củ từ có thể hỗ trợ giảm cảm giác buồn nôn, ốm nghén, giảm đua lưng, hỗ trợ xương chắc khỏe để mẹ bầu đi lại dễ dàng. Các hoạt chất trong củ từ còn điều hòa huyết áp ngăn ngừa tình trạng sinh non, thiếu máu trong quá trình mang thai của các mẹ bầu.
Ăn khoai từ có tốt không?
Dĩ nhiên, ăn khoai từ một cách khoa học và đúng đắn sẽ rất tốt cho sức khỏe con người. Khoai từ vừa có công dụng giảm cân, bồi bổ sức khoẻ, mà còn ứng dụng trong nhiều bài thuốc. Theo đông y, khoai từ còn là một vị thuốc chuyên chữa trị các bệnh viêm nhiễm, hoặc các bệnh về tim mạch, dạ dày… Nói chung, khoai từ là một món ăn tốt cho tỳ vị – dạ dày cùng huyết mạch. Tuy nhiên, nếu bạn không sử dụng đúng cách, thì khoai từ cũng có thể gây hại cho sức khỏe đấy.
Tác hại của khoai từ và những lưu ý cần thiết khi ăn
Cổ nhân đã nói, nước tuy lành nhưng dùng sai cũng thành thuốc độc. Do đó, để khoai từ thật sự trở thành một món ăn ngon và lành thì bạn cũng cần chú ý một số điều khi sử dụng loại củ này:
- Bạn không được thử ăn sống khoai từ. Khoai từ sẽ rất ngon và lành khi được làm chín, ngược lại, nó sẽ chứa nhiều độc tố nếu được ăn khi chưa chế biến kỹ. Nên món nước ép phía trên, bạn chỉ nên hạn chế dùng. Thông thường, 2 tuần mới được dùng 1 lần.
- Khoai từ rất lành nhưng lại không thể ăn quá nhiều. Khi ăn nhiều, lượng tinh bột có trong loại khoai này sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, khó tiêu, nóng ruột, đầy hơi.
- Trong củ từ có khá nhiều khoáng chất – đặc biệt là canxi. Do vậy, để tránh tạo gánh nặng cho thận và hệ bài tiết, hãy ăn khoai từ vừa đủ và khoa học.
- Hơn nữa, những người khi đang mắc bệnh u xơ tử, ung thư vú thì không nên sử dụng khoai từ. Bởi vì, việc tiêu thụ củ từ quá mức có thể để làm sản sinh estrogen và làm bệnh chuyển biến xấu hơn.
Bà bầu có ăn được khoai từ không?
Khoai từ có thể hỗ trợ giảm ốm nghén mệt mỏi ngăn ngừa tình trạng đau lưng loãng xương ở phụ nữ mang thai nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng trong suốt quá trình mang thai của mình mà không sợ bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo các chuyên gia Đông y, khoai từ có tính bình, không chứa bất kỳ chất kích thích nào ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai nhi. Tuy nhiên, bạn cũng nên sử dụng khoai từ đúng cách, nấu chín kỹ với một liều lượng vừa phải để đảm bảo an toàn nhất nhé. Tuyệt đối không được sử dụng khoai từ còn sống.
Sinh mổ có ăn được khoai từ không?
Hiện tại vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chỉ ra phụ nữ sinh mổ không được ăn khoai từ. Bởi vì, đây là một trong những loại củ có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng tim mạch. Hơn nữa, các dưỡng chất trong khoai từ còn giúp tăng số lượng, và chất lượng sữa mẹ, để bồi bổ dinh dưỡng thiết yếu của bé.
Tiểu đường có ăn được khoai từ không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường, chúng ta không được ăn quá nhiều tinh bột. Tuy nhiên, sự thật thì tinh bột có chia làm 2 loại: tinh bột nhanh và tinh bột chậm. Những người tiểu đường thì không nên sử dụng các loại có tinh bột nhanh như gạo nếp bánh mì cơm trắng,… Nhưng bạn hoàn toàn có thể sử dụng các loại tinh bột chậm như khoai lang, khoai từ,… Hơn nữa, khoai từ còn cung cấp một lượng lớn niêm dịch protein (là một hợp chất giữa protein và polysacc-harid). Có tác dụng điều hòa đường huyết phòng tránh các biến chứng nguy hiểm từ bệnh tiểu đường. Rõ ràng, khoai từ là thực phẩm rất đáng để sử dụng trong quá trình hỗ trợ điều trị căn bệnh này.
Kết luận: Khoai từ bao nhiêu calo? Ăn khoai từ có béo không?
Xuyên suốt cả bài viết chúng ta có thể thấy rằng: khoai từ là một loại củ “vừa ngon lại vừa lành”. Không những cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết, mà “anh chàng này” còn có tác dụng điều chỉnh cân nặng, cũng như nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ điều trị một số bệnh về tiêu hóa tim mạch cho người sử dụng. Do vậy, nếu như sau khi đọc xong bài viết hữu ích này, bạn cảm thấy khoai từ có lẽ là “chân ái” của đời mình thì hãy đưa ngay em nó vào thực đơn hàng ngày ngay bây giờ nhé.
Vậy, khoai từ bao nhiêu calo? Ăn khoai từ có béo không? Cách giảm cân hiệu quả từ khoai từ? Mình nghĩ bạn đã có được câu trả lời thích đáng.
Tuy nhiên, nếu còn có thêm bất cứ thắc mắc nào khác về khoai từ bao nhiêu calo, bạn có thể chia sẻ tại phần bình luận dưới đây, để được hỗ trợ nhanh chóng.
Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi trọn vẹn bài viết. Chúc bạn sớm có được vóc dáng như ý nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!