Ads là gì và tầm quan trọng của Ads trong Marketing doanh nghiệp

1. Ads và sự truyền tải thông điệp

Ads chính là cách viết tắt của một từ trong tiếng Anh “Advertising”, dịch ra tiếng Việt thì từ này mang ý nghĩa là quảng cáo.

Đúng như nghĩa của từ thì Ads là những thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải tới khách hàng của mình. Những nội dung doanh nghiệp truyền tải thường nhằm thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy nhiều hơn hành vi mua sắm sản phẩm của họ.

Vì vậy mà những nội dung của Ads thường mang những nội dung đơn giản nhưng lại được sáng tạo, đem lại giá trị độc đáo và sự khác biệt trong những sản phẩm. Thông qua các phương tiện truyền thông như TV, báo, đài các nhà quảng cáo sẽ tiếp cận và thu hút khách hàng theo những cách riêng.

Một công ty hay doanh nghiệp sẽ có những lựa chọn khác nhau cho việc quảng cáo. Họ có thể tự chạy quảng cáo cho chính các sản phẩm, dịch vụ của mình hoặc cũng có thể thuê những công ty, doanh nghiệp chuyên về dịch vụ Ads.

Nếu doanh nghiệp quyết định tự chạy quảng cáo thì họ cần thực hiện các bước như lên ý tưởng quảng cáo, xây dựng các kế hoạch, tiến hành từng bước như trong kế hoạch đã xây dựng và đăng bài quảng cáo.

Khi thuê một công ty khác quảng cáo cho mình, doanh nghiệp cung cấp cho công ty đó những thông tin về sản phẩm, dịch vụ hay những ý tưởng họ muốn truyền tải về cả nội dung và hình ảnh.

Nắm được tiêu chí và mục tiêu của công ty thuê quảng cáo, bộ phận Ads sẽ xây dựng chiến dịch quảng cáo và thực hiện phát sóng quảng cáo đó trên các phương tiện truyền thông.

Như vậy ta có thể hiểu Ads là một công cụ được các công ty sử dụng trong thương mại để tăng mức tiêu thụ các sản phẩm hay dịch vụ. Thông qua Ads các công ty xây dựng thương hiệu sản phẩm, tiếp cận thị trường khách hàng. Ads hiện nay đang trở thành một xu thế trong các chiến dịch ra mắt sản phẩm của nhiều doanh nghiệp.

2. Những mục tiêu của Ads

Ads được các nhà phát triển đưa ra để hỗ trợ đắc lực cho các nhà quảng cáo mang sản phẩm, dịch vụ của mình đến gần hơn với khách hàng. Ngay bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những mục tiêu nhà phát triển đề ra cho Ads là gì.

– Thứ nhất Ads tiếp cận các khách hàng. Ads giúp cho những thông tin về sản phẩm được tiếp cận sâu đến khách hàng. Trong quá trình nắm bắt sự tồn tại của sản phẩm, chính khách hàng sẽ tăng quá trình nhận thức của mình về thương hiệu, nhãn hàng đó.

– Thứ hai Ads là công cụ thuyết phục khách hàng. Việc các nội dung hay hình ảnh trên Ads được trình bày một cách sáng tạo, giúp khơi dậy hứng thú ở người dùng, mong muốn được trải nghiệm sản phẩm đã thúc đẩy hành vi mua hàng của khách hàng một cách nhanh hơn.

– Mục tiêu thứ ba cũng là mục tiêu chính của Ads đó là giúp khách hàng nhìn nhận rõ hơn về thương hiệu mà mình lựa chọn. Việc cạnh tranh về thương hiệu vốn là một cuộc tranh chưa bao giờ dứt trên thị trường. Nếu như không muốn bị đối thủ cạnh tranh cướp mất khách hàng, mỗi nhãn hàng phải tự tạo điểm nhấn cho mình và tìm cách để khách hàng nhớ đến thương hiệu của mình.

Ngoài những mục tiêu bên trên còn có những mục tiêu khác mà Ads được nhà phát triển đặt ra như là tăng doanh thu, phát triển thương hiệu, nhu cầu mở rộng thị trường hay thay đổi cách nhìn của khách hàng.

3. Vai trò cơ bản của Ads

Trong các chiến dịch Marketing, không thể phủ nhận vai trò hết sức quan trọng của Ads. Có thể kể đến một vài vai trò chính của Ads như là:

– Tạo ra nhu cầu ảo cho sản phẩm

Khi bắt đầu sản xuất một sản phẩm bạn phải xác định được giá thành sản phẩm và doanh số thu được khi bán ra. Giá thành sản phẩm được tạo nên bởi những chi phí hợp lý khi hình thành sản xuất.

Còn doanh số bán ra chính là mục tiêu mà bạn muốn đạt được và cũng chính nó là nhân tố tạo ra nhu cầu ảo của các sản phẩm. Bởi đây là điều mà nhà sản xuất muốn đạt được còn trên thực tế sản phẩm chưa hề được bán ra.

– Quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ

Điều quan trọng của việc quản cáo chính là đưa sản phẩm gắn liền với thương hiệu của doanh nghiệp. Đây được đánh giá là một khâu khá quan trọng. Hoạt động giới thiệu sản phẩm có hữu dụng thì mới có thể xoay vòng sản phẩm và đưa thương hiệu của công ty lên vị thể ngày càng cao trên thị trường.

– Nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm

Quảng cáo chính là công cụ để thực hiện cạnh tranh giữa các công ty. Cuộc cạnh tranh giữa các đối thủ trên con đường định vị thị trường vẫn đang rất khốc liệt.

Trong quá trình đưa ra những chiến dịch quảng cáo, căn cứ trên những phản ứng của khách hàng mỗi doanh nghiệp sẽ chiếm lĩnh được một mảng thị trường riêng. Để nhanh chóng giành được chiến thắng trước các công ty đối thủ cần có một chiến dịch quảng cáo tích cực, có tầm nhìn chiến lược.

– Truy soát và theo dõi quảng cáo

Khi quảng cáo ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội, rất nhiều công ty sử dụng chúng nhằm đề ra những mục tiêu chuyển đổi giúp các sản phẩm của doanh nghiệp nhanh chóng đến được tay người tiêu dùng.

Vì vậy quá trình kiểm soát truy xuất nguồn gốc của quảng cáo khá quan trọng. Bởi nó sẽ giúp cho mô hình quảng cáo trong quá trình tiếp thị thích nghi và đạt hiệu quả tối ưu.

4. Các loại hình Ads phổ biến

4.1. Quảng cáo qua truyền thông

Quảng cáo truyền thông xã hội cần phải trả một mức phí.

Tuy nhiên loại quảng cáo này lại tập trung đến đúng đối tượng mục tiêu khách hàng chính của bạn. Vì vậy số lượng người tương tác sẽ tương đương số tiền bạn phải bỏ ra. Thêm vào đó kiểu quảng cáo này dễ dàng tạo ra các hiệu ứng tương tác dây chuyền nên dễ dàng tiếp cận với khách hàng hơn.

4.2. Quảng cáo dựa trên nền tảng của mạng xã hội

Mạng xã hội hiện nay được rất nhiều người sử dụng, không chỉ là thế hệ những người trẻ mà còn có những người trung niên, thậm chí là người lớn tuổi.

Nắm bắt được xu hướng đó những nhà quản trị của công ty đã nhanh chóng tận dụng cơ hội để thực hiện quảng cáo trên các trang mạng xã hội này. Đây là một loại Ads được đánh giá là khá phù hợp và đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.

4.3. Quảng cáo hiển thị trên mạng

Đây là loại quảng cáo kết hợp giữa quảng cáo trên giấy và quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội. Trên các trang web bạn sẽ thường thấy những nội dung quảng cáo nhỏ ở các góc của màn hình. Đó chính là loại quảng cáo hiển thị, nó có thể là những hình ảnh sản phẩm hay các thông tin biểu ngữ. Hình thức quảng cáo này cần có sự can thiệp của công nghệ cao.

4.4. Quảng cáo qua phát thanh

Với hình thức quảng cáo này không cần sử dụng đến hình ảnh mà chỉ dùng đến âm thanh.

Đối tượng hướng đến chủ yếu ở đây là những người di chuyển bằng ô tô hoặc người cao tuổi. Vì chỉ sử dụng âm thanh khi quảng cáo nên thông thường những quảng cáo sẽ đi trực tiếp vào vấn đề mà nhà quảng cáo muốn người nghe tiếp nhận. Điểm này mang lại lượng tương tác khá cao với người nghe.

Mong rằng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết bạn đã hiểu được Ads là gì và vai trò của Ads. Những thông tin trên là điều mà bạn cần nắm chắc khi kinh doanh một sản phẩm hay một lĩnh vực nào đó đấy nhé. Bạn hãy sử dụng chúng thật hiệu quả để thúc đẩy doanh thu và thu hút khách hàng của mình.