Bánh gói cùng với bánh bột lọc, bánh nậm, bánh ít là những món ăn dân dã của người dân xứ Huế. Nếu có dịp ra Huế, bạn sẽ thấy có rất nhiều hàng ăn bán các loại bánh này. Bánh gói và bánh nậm có thể nói là một loại bánh vì nhân bánh và bột của 2 loại bánh này như nhau. Bánh nậm mang cho mình vẻ tôn nghiêm từ hình dáng đến cách trưng bày. Ngược lại bánh gói lại mang trong mình vẻ dân dã, gắn liền với đời sống hàng ngày. Chính vì vậy mà hầu như chỉ thấy bánh nậm ở các mâm giỗ của người Huế, chứ ở chợ thì ít khi bán. Ngược lại bánh gói thì có mặt ở hầu hết các chợ. Và trong mâm cỗ của người Huế cũng thường có, cùng với bánh nậm
Cách làm bánh gói thì cũng như cách làm bánh nậm. Chỉ khác nhau ở công đoạn cuối cùng là cách gói bánh. Vì hình dạng của 2 loại bánh này hoàn toàn khác nhau nên cách gói sẽ khác nhau
Xem thêm: Cách làm bánh nậm Huế
Từ hình này thì sẽ thấy bánh nậm và bánh gói giống và khác nhau như thế nào.
Mặc dù đã có bài viết chi tiết về cách làm bánh nậm, có thể áp dụng làm bánh gói cũng được. Nhưng để khỏi mất công các bạn phải chuyển trang, Lá quê sẽ trình bày cách làm bánh gói luôn ở đây
1. Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh gói
Bột gạo khô: 1 kg
Tôm : 7 lạng (khác với bánh bột lọc, tôm dùng làm bánh gói càng to càng ngon)
Thịt ba rọi: 4 lạng
Lá dong: 140 -150 ngọn và các gia vị khác (tiêu, hành tím, hành lá, đường, muối, nước mắm)
2. Chế biến nhân bánh gói
Tôm: rửa sạch sau đó bóc bỏ vỏ. Chỉ giữ lại phần thịt. Lưu ý: Một vài người thích ăn cả vỏ tôm thì không cần phải bóc vỏ
– Thịt ba rọi: rửa sạch, thái thành từng miếng vừa – không cần thái nhỏ như nhân bán bột lọc (vì thịt này sẽ được bằm nhuyễn)
– Tôm và thịt ba rọi cùng cho vào nồi rồi xào sơ tầm 10-15 phút, việc này chỉ có mục đích làm dễ dàng cho quá trình bằm nhỏ nhân – vì thịt còn sống thì rất khó bằm nhỏ
– Dùng dao và thớt gỗ để bằm nhỏ nhân tôm thịt này
– Các bạn có thể dùng máy xay thịt để xay sơ qua, lưu ý là chỉ xay sơ qua, nếu xay mịn như sinh tố thì sẽ không ngon. Nếu muốn ngon thì tốt nhất vẫn nên bằm nhỏ bằng tay
– Sau đó cho hỗn hợp nhân đã bằm nhỏ này vào nồi và tiếp tục đun. Cho gia vị gồm có đường, muối, ít dầu vào
Lưu ý: nếu các bạn dùng tôm tự nhiên thì bản thân nhân này đã rất ngọt nên không phải dùng thêm mì chính hay hạt nêm làm gì cả
– Đun nồi nhân đến khi thấy chuyển màu đỏ gạch, phần mỡ khô bớt đi là có thể dùng làm nhân bánh gói.
– Trước khi gói thì cho hành lá thái nhỏ vào nồi nhân rồi trộn đều
3. Cháo (nhồi) bột làm bánh gói
– Bột gạo tẻ loại khô trộn với nước, dầu ăn, muối theo tỷ lệ như sau:
1kg bột + 1,7 lít nước + 1 thìa lớn dầu ăn + 1 thìa cafe muối
Lưu ý: Một vài gia đình thì sẽ pha thêm khoản 10% bột lọc vào để tăng độ dai, dẻo cho bánh – Tuy nhiên, gốc của bánh gói thì chỉ là bột gạo
– Bắt nồi lên bếp đun, nhớ là vừa đun vừa dùng đũa đánh đều tay. Lúc nào cảm giác nặng tay là được, thường thì bột gạo sẽ không bị tình trạng chín bột khi quá lửa như bột bánh bột lọc, nhưng cũng không nên đun quá lửa, vì khi bột đặc lại thì rất khó gói bánh
– Sau khi thấy bột vừa tới (khuấy nặng tay) thì cho nồi xuống tiếp tục dùng đũa đánh cho bột tan đều, mềm dẻo
Một đều các bạn phải luôn nhớ nhé, không chỉ cháo bột bánh gói mà cho tất cả các loại bánh Huế. Việc bánh gói sau khi hấp ăn mềm hay cứng thì KHÔNG bị ảnh hưởng do lúc bắt nồi lên bếp cháo. Quá trình cháo bột trên bếp đặc hay lỏng chỉ ảnh hưởng đến việc gói bánh khó hay dễ. Việc bánh sau khi hấp mềm hay cứng quyết định ở công thức cháo bột.
4. Chuẩn bị lá dong gói bánh gói
– Không như bánh nậm, lá dong dùng cho bánh gói không cần phải quá to, chỉ cần lá kích thước vừa phải là gói được bánh gói.
Dùng dao rọc bỏ phần sóng lá ở cuốn, cắt bỏ đi phần gần cuốn và ngọn lá. Sau đó rửa sạch, rồi dựng đứng vào cái thùng để cho khô lá. Nhớ là cho phần ngọn xuống dưới thì nước mới chảy ra khỏi lá dong. Nếu cần làm bánh gấp thì có thể dùng khăn khô để lau khô.
5. Gói bánh gói
Việc gói bánh gói thì khó hơn rất nhiều so với bánh bột lọc và các loại bánh khác
– Đầu tiên, dát bột mỏng ra giữa lá diện tích khoản 5×10 cm, sau đó cho nhân vào và cũng trải nhân mỏng ra trên phần bột này.
– Dùng tay gập lá dong lại theo chiều dọc, ở giữa lá như hình bên dưới
– Dùng tay giữ phần mép lá sau khi gập, rồi gấp 1 đến 2 ly ở phần mép này. Dùng tay giữ vị trí trung tâm của phần đã xếp ly này. Tiếp tục xếp ly lá dong về phía 2 bên.
– Cuối cùng là gập 2 đầu lá dong lại để định hình chiều dài của bánh gói. Thế là đã xong chiếc bánh gói, trông hình dạng vô cùng dân dã, nhưng ăn vào mới thấy nó ngon như thế nào
Bánh gói sau khi gói xong thì có thể đem hấp ăn liền hay có thể bảo quản ngăn đá để ăn dần. Tiếp theo là hướng dẫn cách hấp và bảo quản bánh gói để ăn dần
6. Cách hấp bánh gói
Mặc dù giống bánh nậm về bột bánh và nhân, tuy nhiên do hình dáng khác bánh nậm nên bánh gói lại rất dễ hấp. Do hình dạng của bánh gói tròn, không đều nên lúc để vào nồi hấp thì sẽ có nhiều khoảng trống để hơi nước tiếp xúc. Chính vì vậy bánh gói rất dễ hấp chín và lúc chín thì sẽ chín đều, không bị tình trạng chỗ chín chỗ sống như hấp bánh nậm.
Bánh gói có thể được hấp cách thủy hay quay ở lò vi sóng đều được
- Hấp cách thủy: Cho bánh vào nồi hấp, không nên sắp xếp theo thứ tự tránh tình trạng hơi nước không tiếp xúc được với bánh. Khoảng 15 -20 phút sau khi nước sôi thì bánh sẽ chín. Để chắc chắn bánh đã chín thì nên mở ra 1 cái để thử, bánh gói chín bột sẽ trong, bóng, lúc mở ra sẽ không bị dính vào lá. Bánh gói hấp chưa chín thì bột có màu trắng, phần bột trắng này sẽ dính vào lá khi bốc ra.
- Quay bằng lò vi sóng: Cho bánh vào lò quay khoảng 5-7 phút là bánh gói sẽ chín. Lưu ý: nhớ đậy kín bánh, nếu không bánh gói sau khi hấp sẽ bị khô. Nếu hấp bánh sau khi làm thì cho vào một ít nước, nếu bánh rã đông thì KHÔNG cần cho thêm nước (vì bản thân bánh để tủ đông sẽ có tích sẵn một ít nước)
Nếu làm bánh gói với số lượng lớn để ăn dần hay làm tặng bạn bè, người thân thì có thể bảo quản bánh gói trong tủ đông.
7. Hướng dẫn cách bảo quản bánh gói
Đặc điểm của các loại bánh bằng gạo tẻ như bánh gói, bánh nậm là khó bảo quản. Do đặc tính của gạo tẻ là rất dễ hỏng, nên phải cẩn thận trong khâu bảo quản.
Bảo quản ngăn mát tủ lạnh được 2 -3 ngày
Bảo quản tủ đông được 60 ngày. Nếu bánh được hút chân không thì lá sẽ giữ được màu xanh của lá dong rất đẹp.
-
Bảo quản bánh gói đã hấp chín
Với các loại bánh gạo tẻ đã hấp chín thì cũng có thể bảo quản ngăn mát 2-3 ngày. Sau đó muốn ăn chỉ việc mang ra hấp lại. Tuy nhiên bánh sẽ không được ngon như hấp lần đầu.
Đặc điểm của các loại bánh Huế là không nên ăn liền sau khi hấp xong. Mà nên ăn lúc bánh vừa ấm ấm, khoảng 20-30 phút sau khi hấp là lúc ăn ngon nhất.
Để bánh gói được ngon hơn thì có thể ăn kèm với nước chấm. Thường thì bánh gói hay ăn cùng với nước chấm chua ngọt. Loại nước chấm này thường có vị mặn lấn át vị chua và vị ngọt.
8. Hướng dẫn cách pha nước chấm bánh gói
Công thức làm nước chấm bánh gói
5 muỗng nước mắm ngon 6 muỗng nước lọc 4 muỗng đường Hoà tan rui đun sôi, để nguội chút đến khi ấm
Cho tỏi bằm và ớt sắt mỏng vô, vắt 1/4 quả chanh (quả nhỏ).
Nêm lại nếu cần chua thêm thì vắt dần dần chứ không được chua quá. Vì nước chấm này vị mặn cay nhiu hơn vị chua
Với nước mắm này, khi chưa vắt chanh vào thì có thể để ngăn mát ăn dần. Khi lấy ra từ ngăn mát chỉ cần cho thêm chanh vào là được (Nếu đã cho chanh vào trước đó thì không nên bảo quản vì nước chấm sẽ bị đắng)
Bài viết này đã rất chi tiết từng công đoạn để làm bánh gói đúng vị Huế, các bạn có thể theo công thức này để tự tay mình làm bánh gói cho mình, gia đình và bạn bè nhé
Trong quá trình làm nếu gặp vấn đề gì khó thì cứ vui vẻ liên hệ với Lá quê. Team của Lá quê luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
Ngoài ra, nếu các bạn muốn mua các sản phẩm bánh Huế làm quà thì có thể đặt bánh của nhà Lá quê.
Lá quê luôn có sẵn bánh ở Huế, Hà Nội, Hồ Chí Minh. Tất cả các loại bánh của nhà Lá quê đều được đóng gói hút chân không rất đẹp, thích hợp để làm quà Huế cho người thân và bạn bè.
Các bạn tham khảo thêm
Sản phẩm bánh gói của Lá quê
Sản phẩm bánh Huế của Lá quê
Hướng dẫn cách làm bánh bột lọc Huế
Hướng dẫn cách làm bánh bột lọc chay
Hướng dẫn cách làm bánh nậm Huế
Cảm ơn các bạn đã quan tâm !
Nếu bài viết hay thì vui lòng Share bài viết để ủng hộ Team Lá quê nhé.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!