Thuốc LEDVIR Mylan có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về thuốc Ledvir tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Ledvir là thuốc gì? Thuốc Ledvir có tác dụng gì? Thuốc Ledvir giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Ledvir là thuốc gì?

Thuốc Ledvir là một sản phẩm của công ty Mylan Pharmaceuticals Pvt. Ltd. – ẤN ĐỘ.

Ledvir là thuốc uống có tác dụng điều trị bệnh viêm gan C hiệu quả ở người trưởng thành không có xơ gan bù đắp hoặc thuộc 1 trong các type 1, 4, 5, 6, với hoạt chất chính là Ledipasvir và Sofosbuvir.

Dạng bào chế: Viên nén bao phim

Số đăng ký: VN3-106-18

Quy cách đóng gói: Hộp 01 lọ x 28 viên

Nhà sản xuất: Mylan Pharmaceuticals Pvt. Ltd

Thành phần

Một viên thuốc Ledvir có các thành phần chính sau:

Ledipasvir với hàm lượng 90 mg

Sofosbuvir với hàm lượng 400 mg.

Ngoài ra thuốc Ledvir còn có 1 số tá dược và phụ liệu khác với hàm lượng vừa đủ 1 viên như: colloidal, cellulose vi tinh thể (Avicel PH 101, Avicel PH 102), lactose monohydrat, silicon dioxid, magnesi stearate, natri croscarmellosem, xanh Opadry II 85F505050.

==>> Bạn đọc tham khảo:Agimidin được sản xuất bởi công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm.

Cơ chế tác dụng

Ledipasvir giúp giảm số lượng HCV trong cơ thể nhờ ngăn chặn sự lây lan của HCV ở cơ thể. Sofosbuvir là một trong các thuốc mới kháng virus trực tiếp mà mục đích là các bước khác nhau của chu trình virus. Nó là một chất gần như Nucleotit ức chế polymerase, nghĩa là nó hạn chế enzym polymerase mà virus phải dùng để nhân lên. Sofosbuvir phải được dùng với những thuốc khác có thể là Pegylated Interferon hoặc Ribavirin hoặc có thể là các thuốc khác không cùng cơ chế tác dụng.

Phác đồ một viên nén thuốc ức chế virus viêm gan C (HCV) NS5A ledipasvir và chất ức chế polymerase HCV NS5B sofosbuvir (ledipasvir / sofosbuvir; Harvoni (®)) gần đây đã được chấp thuận ở Hoa Kỳ và EU. Các thử nghiệm ION giai đoạn III bao gồm bệnh nhân chưa điều trị (ION-1 và -3) hoặc đã điều trị (ION-2) bị nhiễm HCV mạn tính kiểu gen 1 (≈20% bệnh nhân ở ION-1 và -2 bị xơ gan, trong khi không có bệnh nhân nào trong ION-3 bị xơ gan).

Đáp ứng virus học kéo dài 12 tuần sau điều trị (SVR12) được thấy ở 99% bệnh nhân chưa điều trị bằng ledipasvir / sofosbuvir trong 12 tuần trong ION-1, không có lợi ích bổ sung nào do việc bổ sung ribavirin hoặc kéo dài thời gian điều trị đến 24 tuần. Hơn nữa, trong ION-3, phác đồ 8 tuần đạt tỷ lệ SVR12 là 94% nói chung và 97% ở phân nhóm bệnh nhân có mức HCV RNA ban đầu <6 triệu IU / mL.

Tỷ lệ SVR12 là 94 và 99% được thấy ở những bệnh nhân đã từng điều trị dùng ledipasvir / sofosbuvir trong 12 và 24 tuần trong ION-2. Dữ liệu cũng hỗ trợ việc sử dụng ledipasvir / sofosbuvir trong nhiễm HCV genotype 4 mãn tính, đồng nhiễm HCV và HIV, kết hợp với ribavirin, ở những bệnh nhân nhiễm HCV mạn tính kiểu gen 1 hoặc 4 bị xơ gan mất bù hoặc những người ghép gan và trong nhiễm HCV kiểu gen 3 mãn tính. Thuốc uống ledipasvir / sofosbuvir thường được dung nạp tốt.

Tóm lại, ledipasvir / sofosbuvir là một phác đồ mới một viên quan trọng thể hiện một bước tiến đáng kể trong điều trị viêm gan C mãn tính. Tỷ lệ SVR12 là 94 và 99% được thấy ở những bệnh nhân đã từng điều trị dùng ledipasvir / sofosbuvir trong 12 và 24 tuần trong ION-2. Dữ liệu cũng hỗ trợ việc sử dụng ledipasvir / sofosbuvir trong nhiễm HCV genotype 4 mãn tính, đồng nhiễm HCV và HIV, kết hợp với ribavirin, ở những bệnh nhân nhiễm HCV mạn tính kiểu gen 1 hoặc 4 bị xơ gan mất bù hoặc những người ghép gan và trong nhiễm HCV kiểu gen 3 mãn tính.

Dược động học

Hiện nay chưa có nghiên cứu đầy đủ về dược động học của thuốc Ledvir.

Công dụng – Chỉ định

Thuốc Ledvir được các bác sĩ dùng phổ biến nhất trong điều trị cho những bệnh nhân nhiễm virus viêm gan C mạn tính, ngăn ngừa sự lây lan của HCV trong cơ thể người bệnh.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Ledvir đều đặn, người dùng nên duy trì chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều rau xanh, củ quả để bổ sung chất xơ cần thiết, nâng cao sức đề kháng. Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, ma túy và thuốc lá. Hạn chế thức khuya quá 11 giờ đêm, ngủ đủ giấc, giữ cho tinh thần vui vẻ lạc quan. Có thể hoạt động thể dục thể thao vừa sức để gia tăng sức khỏe, tránh lao động quá sức

Cách dùng – Liều dùng

Liều dùng

Thuốc Ledvir được dùng theo đường uống, với liều dùng được khuyến cáo bởi các chuyên gia như sau:

Liều dùng thông thường cho người lớn là 1 viên mỗi ngày, uống liên tục, đều đặn trong ít nhất 3 tháng, có thể uống trong 6 tháng đối với bệnh nhân xơ gan.

Liều dùng trên đây là liều dùng phổ biến và mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc Ledvir.

Cách dùng

Chống chỉ định

Không dùng đồng thời các thuốc khác chứa sofosbuvir 400mg để tránh quá liều;

Mẫn cảm với những thành phần của thuốc.

Trẻ em < 18 tuổi, vì tác dụng trên trẻ nhỏ chưa được nghiên cứu.

Tác dụng phụ của thuốc Ledvir

Trong quá trình sử dụng thuốc Ledvir, người dùng có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như đau đầu hoa mắt, mệt mỏi, chóng mặt, buồn ngủ, phản ứng quá mẫn, dị ứng, nổi mề đay, mẩn ngứa, phát ban đỏ, mụn nhọt…

Nếu bệnh nhân gặp phải các triệu chứng trên hoặc bất cứ biểu hiện bất thường nào cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn giảm liều hoặc có hướng dẫn phù hợp nhất.

Lưu ý và bảo quản khi sử dụng thuốc Ledvir

Lưu ý và thận trọng

Thận trọng khi sử dụng thuốc Ledvir cho những người có tiền sử suy gan hoặc suy thận nặng. Cần tránh thai kĩ càng khi đang sử dụng thuốc.

Không dùng thuốc Ledvir cho phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang cho con bú. Nếu muốn sử dụng thuốc phải ngừng cho trẻ bú sữa mẹ 1 thời gian.

Người lái xe và vận hành máy móc có thể sử dụng thuốc tuy nhiên cần cân nhắc và thận trọng với 1 số tác dụng không mong muốn mà thuốc Ledvir có thể gây ra như: đau đầu hoa mắt, mệt mỏi, chóng mặt, buồn ngủ có thể gây ảnh hưởng đến sự tỉnh táo và minh mẫn của người dùng.

Lưu ý cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Bảo quản

Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào

Tương tác thuốc

Tương tác Hậu quả amiodarone và ledipasvir / sofosbuvir Sử dụng amiodarone cùng với sofosbuvir có thể làm chậm nhịp tim quá mức có thể dẫn đến các biến chứng tim nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng. carbamazepine và ledipasvir / sofosbuvir Không nên sử dụng sofosbuvir cùng với carBAMazepine. Kết hợp các loại thuốc này có thể làm giảm đáng kể nồng độ sofosbuvir trong máu, điều này có thể làm cho thuốc kém hiệu quả hơn trong điều trị viêm gan C morphine và ledipasvir / sofosbuvir Ledipasvir có thể làm tăng nồng độ trong máu và các tác dụng phụ của morphin bao gồm suy hô hấp, an thần sâu, hôn mê, và thậm chí tử vong rifampin và ledipasvir / sofosbuvir Không nên sử dụng sofosbuvir cùng với rifAMPin. Kết hợp các loại thuốc này có thể làm giảm đáng kể nồng độ sofosbuvir trong máu, điều này có thể làm cho thuốc kém hiệu quả hơn trong điều trị viêm gan C.

Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Ledvir

Xử trí quá liều

Bạn chỉ nên uống đúng liều thuốc đã được bác sĩ hoặc dược sĩ chỉ định để đảm bảo hiệu quả điều trị. Tránh suy nghĩ rằng liều lượng dùng nhiều thì sẽ tỉ lệ thuận với tác dụng đạt được. Nếu lỡ uống quá liều, bạn phải tới ngay phòng khám, cơ sở y tế hay bệnh viện gần nơi sinh sống nhất để được các bác sĩ chữa trị kịp thời.

Xử trí quên liều

Bạn cần hạn chế quên liều. Nếu quên liều, có thể bỏ qua liều đã quên để uống liều thuốc mới hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ.

Thuốc Ledvir giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Một hộp thuốc Ledvir 90mg/400mg giá bao nhiêu? Hộp có chứa 28 viên nén bao phim, sản phẩm được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp thuốc Ledvir vào khoảng 10.000.000 vnđ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.

Thuốc Ledvir mua ở đâu?

Hiện nay thuốc Ledvir đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, giao hàng trên toàn quốc. Thuốc Ledvir là thuốc bán theo đơn, bệnh nhân mua thuốc cần mang theo đơn thuốc của bác sĩ. Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Ledvir tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.

==>> Bạn đọc tham khảo: Myvelpa được sản xuất bởi công ty Mylan Labor

Nguồn tham khảo

Tác giả: Gillian, Ledipasvir/Sofosbuvir: a review of its use in chronic hepatitis C truy cập ngày 10/09/2022