[Giải đáp] Zona thần kinh kiêng gì? Lưu ý khi điều trị để khỏi nhanh

Zona là bệnh do virus gây tổn thương thần kinh và nổi mụn nước trên da. Nếu bệnh nhân không được điều trị đúng cách có thể dẫn tới biến chứng khó lường: tổn thương thị giác, thính giác, viêm não,… Để điều trị zona thần kinh cần kết hợp nhiều biện pháp. Trong đó không thể bỏ qua chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân để tăng sức đề kháng, giúp tổn thương mau lành. Khi bị zona thần kinh kiêng gì và cần lưu ý gì khi điều trị để bệnh mau khỏi là vấn đề được nhiều người quan tâm. Cùng chúng tôi tìm hiểu lời giải đáp trong bài biết dưới đây.

zona thần kinh kiêng gì zona-than-kinh-kieng-gi

I. Zona thần kinh kiêng ăn gì?

Tác nhân gây bệnh zona thần kinh là virus varicella zoster, cũng là virus gây bệnh thủy đậu. Do đó, nếu bạn đã có kiến thức về bệnh thủy đậu sẽ biết bệnh zona thần kinh kiêng ăn gì để khỏi nhanh. Sau đây là những thực phẩm mà bệnh nhân zona cần kiêng ăn để tránh làm bệnh diễn biến nặng hơn.

1. Ngũ cốc tinh chế

Các loại ngũ cốc tinh chế chứa lượng đường khá lớn làm tăng đường huyết đáng kể khi hấp thu vào cơ thể. Khi nồng độ đường trong máu cao có thể gây rối loạn điện giải, làm cơ thể mệt mỏi.

Đồng thời, tình trạng này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và khiến các tổn thương chậm lành hơn. Mặc dù vậy, nếu cơ thể không bổ sung nguồn ngũ cốc có thể dẫn tới suy dinh dưỡng và làm hệ miễn dịch suy yếu.

Chính vì thế, người bị zona thần kinh nên hạn chế ăn những loại ngũ cốc tinh chế chứa nhiều đường như bánh mì, bột bánh, ngũ cốc uống. Thay vào đó, bệnh nhân có thể sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, khoai lang và một số loại đậu,… trong bữa ăn hàng ngày.

2. Thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán

Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn chiên rán không tốt cho bệnh nhân zona

Nhóm thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói, đồ chiên rán có chứa rất nhiều chất béo, ít chất dinh dưỡng cho cơ thể. Hơn thế nữa, đồ hộp còn có chứa một lượng chất bảo quản. Nếu sử dụng chúng thường xuyên có thể gây hại cho sức khỏe: tăng cân, béo phì.

Đồng thời, người bị zona thần kinh khi ăn những thực phẩm này có thể mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sức đề kháng của cơ thể. Từ đó, vi khuẩn có cơ hội tái hoạt động và gây bệnh.

Vì vậy, trong thời gian điều trị zona thần kinh, bệnh nhân nên tránh ăn những thực phẩm đóng hộp. Bạn có thể thay thế chúng bằng các thực phẩm tươi, rau xanh, trái cây giàu vitamin và khoáng chất để giúp cơ thể khỏe hơn.

3. Thực phẩm chứa arginine

Arginine là một acid amin cần thiết đối với cơ thể. Tuy nhiên, người bị bệnh zona thần kinh nên kiêng ăn thực phẩm giàu arginine. Nó là nguyên nhân kích hoạt lại virus gây zona do tác động vào quá trình nhân lên của virus. Thực phẩm giàu arginine mà người bệnh cần tránh bao gồm: socola, lúa mì, yến mạch, men bia,…

Khi người bệnh ăn nhiều nhóm thực phẩm này có thể khiến tình trạng phát ban và mụn nước lan rộng hơn. Từ đó, nó gây khó khăn cho việc điều trị, tổn thương dễ để lại sẹo và gây các biến chứng nguy hiểm khác cho bệnh nhân.

4. Đồ uống có cồn

zona thần kinh kiêng gì zona-than-kinh-kieng-gi

Bệnh nhân zona thần kinh cần kiêng đồ uống có cồn

Không chỉ riêng bệnh zona thần kinh cần kiêng đồ uống có cồn mà người khỏe mạnh cũng nên hạn chế loại đồ uống này. Các loại rượu, bia, thậm chí cả nước trái cây có cồn, nước có ga sẽ làm hệ miễn dịch suy yếu. Từ đó, virus có cơ hội tái hoạt động và lây lan nhanh.

Sử dụng bia rượu cũng gây độc cho gan và thận. Khi các cơ quan đào thải độc tố hoạt động kém sẽ dẫn tới tích trữ trong cơ thể, trong đó có tích trữ dưới da. Điều này làm các tổn thương ngoài da khó hồi phục hơn. Đồng thời, bia rượu cũng tương tác với các thuốc kháng virus làm giảm hiệu quả của thuốc khiến bệnh kéo dài, dễ gây biến chứng hơn.

Chính vì vậy, trong thời gian điều trị zona thần kinh, bệnh nhân cần tuyệt đối kiêng nhóm đồ uống này.

5. Thực phẩm dễ gây sẹo

vết khâu tầng sinh mônvet-khau-tang-sinh-mon

Thịt gà, rau muống là những đồ ăn dễ lên sẹo bệnh nhân cần kiêng

Sẹo là biến chứng hay gặp kể cả khi điều trị khỏi zona thần kinh. Tuy nhiên, nếu sẹo nhỏ, nông thì có thể hồi phục được. Thực phẩm dễ gây sẹo hay gặp gồm:

  • Rau muống: do kích thích quá trình lên da non, tăng biểu mô tế bào dễ gây ra sẹo lồi.
  • Đồ nếp: có tính chất nóng nên dễ khiến vết thương mưng mủ, nhiễm trùng và tạo sẹo.
  • Thịt gà: làm tăng tình trạng ngứa ngáy khi lên da non. Vì ngứa nên bệnh nhân sẽ gãi nhiều làm mụn nước bị vỡ, khó lành hơn.

Để không gây ra sẹo xấu, ngoài việc điều trị đúng cách, người bệnh cần kiêng ăn những thực phẩm dễ gây sẹo trên.

6. Thực phẩm nhiều đường

Những người bị zona thần kinh thường có cảm giác đau đớn nên họ rất dễ bị stress, trầm cảm. Khi đó, người bệnh có xu hướng ăn uống hoặc làm một việc gì đó giúp họ thoải mái hơn. Đồ ăn có nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt là lựa chọn của một số người để giảm stress.

Tuy nhiên, chúng cũng khiến cho lượng đường trong máu tăng nhanh. Thậm chí còn nhanh hơn cả khi người bệnh ăn ngũ cốc tinh chế. Vì vậy, cơ thể sẽ dễ gặp tình trạng mất điện giải, làm các tổn thương lâu lành hơn và có thể gây nhiễm trùng nặng.

Tránh xa đồ ngọt khi bị zona thần kinh sẽ giúp người bệnh giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

7. Đồ ăn cay nóng

Thực phẩm cay nóng sẽ kích thích vị giác, giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, loại thực phẩm này không phù hợp với người đang điều trị zona thần kinh.

Khi ăn quá nhiều, bạn sẽ thấy cơ thể bốc hỏa, khó chịu. Triệu chứng này đi kèm với các cơn đau của zona thần kinh sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược.

Ngoài ra, đồ ăn cay cũng gây hại cho gan. Từ đó, chất độc không được đào thải ra ngoài có thể tích tụ trên da làm cho tổn thương zona thần kinh nặng hơn.

II. Zona thần kinh kiêng làm gì?

1. Zona kiêng nước lạnh, kiêng gió lớn

zona thần kinh kiêng gì zona-than-kinh-kieng-gi

Kiêng tắm rửa là việc làm sai lầm có thể khiến bệnh nặng hơn

Khi bị zona thần kinh, nhiều người có thói quen kiêng nước, miệng gió giống như bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, không có cơ sở khoa học nào chứng minh việc làm này có lợi cho bệnh nhân.

Các vết mụn nước trên da dễ bị bám bụi bẩn, vi khuẩn. Nếu không làm sạch mụn nước, vi khuẩn có cơ hội phát triển và gây bệnh. Khi mụn nước bị nhiễm trùng rất khó xử lý và dễ hình thành sẹo. Đặc biệt các tổn thương ở mắt, tai là những vị trí nhạy cảm có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn nếu không được vệ sinh thường xuyên. Vì vậy, bạn phải thường xuyên tắm rửa để làm sạch cơ thể tránh cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và gây bệnh.

Tuy nhiên, người bệnh zona nên kiêng nước lạnh, gió lớn. Vì khi mắc bệnh, sức đề kháng của cơ thể đang bị suy yếu do bị virus tấn công. Việc kiêng lạnh sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ gặp cảm cúm, phong hàn…

2. Không đắp đậu xanh, gạo nếp

Đắp đậu xanh, gạo nếp là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng để chữa bệnh giời leo. Nhưng thực chất, giời leo chính là bệnh zona thần kinh. Bệnh do virus gây ra, không phải do con giời leo như người dân truyền miệng. Do đó, đắp đậu xanh và gạo nếp không thể tiêu diệt virus gây bệnh.

Mặt khác, cách làm này tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng rất cao. Do trong nước bọt của chúng ta có chứa rất nhiều vi khuẩn. Khi nhai nát đậu xanh gạo nếp rồi đắp lên da rất dễ phát tán vi khuẩn vào tổn thương. Môi trường vết thương tạo cơ hội cho chúng phát triển và gây nhiễm khuẩn.

Chính vì thế, người bệnh không nên áp dụng biện pháp này khi xử lý bệnh zona thần kinh.

3. Tránh gãi, chà xát mụn nước

zona thần kinh kiêng gì zona-than-kinh-kieng-gi

Bệnh nhân không nên trà xát, gãi ngứa vết thương zona thần kinh

Bệnh zona thần kinh không lây qua động tác ho, hắt hơi như trong bệnh thủy đậu. Người bình thường chỉ nhiễm virus khi tiếp xúc trực tiếp với mụn nước trên da của bệnh nhân zona thần kinh. Khi bị nhiễm virus, họ có thể bị bệnh thủy đậu nếu chưa từng bị bệnh hoặc chưa tiêm phòng vắc xin thủy đậu. Họ chỉ nhiễm zona thần kinh sau khi đã bị thủy đậu.

Do đó, người bị zona thần kinh cần tránh gãi, chà xát mụn nước làm chúng bị vỡ. Điều này sẽ hạn chế phát tán và lây lan virus ra vùng da lành xung quanh, đồng thời hạn chế lây nhiễm virus cho người khác.

4. Kiêng tiếp xúc với người khác

Khi bị zona thần kinh, bạn nên kiêng tiếp xúc với người khác. Vì virus có thể lây lan nếu người khác chạm phải vết mụn nước trên da. Những người có sức đề kháng kém dễ bị nhiễm virus hơn người khỏe mạnh. Các đối tượng cần hạn chế tiếp xúc với người bị zona thần kinh bao gồm:

  • Phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Trẻ em và người lớn tuổi.
  • Người bị suy gan, suy thận, ung thư.
  • Người bị suy giảm miễn dịch: nhiễm HIV/AIDS.

>>> Xem bài viết: Zona khỏi nhanh, không để lại sẹo sau 3 ngày: Giải mã bí quyết của dược sĩ Lệ Chi

III. Một số lưu ý khi điều trị zona để khỏi nhanh

Ngoài việc nắm rõ bệnh zona thần kinh kiêng gì thì người bệnh cần phối hợp nhiều phương pháp điều trị để bệnh mau khỏi. Trong quá trình điều trị zona thần kinh, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau:

1. Vệ sinh mụn nước trên da

Theo nguyên tắc điều trị zona thần kinh của Bộ Y tế, mụn nước trên da của bệnh nhân cần phải được làm sạch để tổn thương mau lành và tránh nhiễm trùng. Do đó, đây là lưu ý quan trọng nhất khi điều trị zona thần kinh để khỏi nhanh.

Sử dụng dung dịch sát trùng là biện pháp hữu hiệu để làm sạch bụi bẩn và tiêu diệt vi khuẩn trên da. Các dung dịch thông thường để vệ sinh mụn nước trên da bao gồm: hồ nước, dung dịch milian màu xanh, castellani đỏ,… Tuy nhiên chúng có nhiều nhược điểm như:

  • Tác dụng kháng khuẩn yếu, hiệu quả không cao.
  • Dung dịch có màu che lấp tổn thương, khó quan sát.
  • Cản trở quá trình lên da non, khiến vết thương lâu lành.

thuốc bôi hắc lào thuoc-boi-hac-lao-10

Để khắc phục nhược điểm đó, người bệnh có thể dùng dung dịch kháng khuẩn Dizigone. Đây là dung dịch kháng khuẩn áp dụng công nghệ kháng khuẩn ion EMWE được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Với cơ chế kháng khuẩn tương tự miễn dịch tự nhiên, Dizigone giúp loại bỏ hầu hết vi khuẩn, virus gây bệnh trên da. Đồng thời, dung dịch đã được kiểm chứng an toàn, không gây kích ứng, đau xót khi sử dụng.

Cách sử dụng Dizigone:

  • Thấm dung dịch Dizigone vào bông/gạc rồi lau vết mụn nước. Cách 2 – 3 giờ lau lại một lần nữa.
  • Kết hợp với Dizigone Nano Bạc khi miệng vết thương khô se để hạn chế sẹo xấu.

2. Sử dụng thuốc điều trị

Trong quá trình điều trị zona thần kinh, thuốc sử dụng chính là thuốc kháng virus: acyclovir, famciclovir,…. Loại thuốc này giúp tiêu diệt virus gây bệnh. Đồng thời, nó còn giúp người bệnh giảm đau và giúp vết thương mau lành.

Để giảm những cơn đau buốt, bệnh nhân có thể sử dụng thêm thuốc gây tê như lidocain, prilocain hoặc thuốc giảm đau chống viêm corticoid.

Khi sử dụng những thuốc này bạn cần lưu ý dùng đúng liều, đủ thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc sử dụng hoặc giảm liều. Hành động này có thể khiến tình trạng bệnh tiến triển nặng thêm.

3. Thay đổi chế độ ăn uống

khi-hu-hoi khí hư hôi

Ăn nhiều trái cây để bổ sung vitamin

Ngoài việc cần kiêng ăn những thực phẩm kể trên, người bị zona thần kinh cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Dưới đây là gợi ý những thực phẩm mà người bệnh nên kết hợp trong bữa ăn hàng ngày:

  • Thực phẩm giàu lysine: sữa, pho mát, thịt gà, cá. Lysine là acid amin giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, ức chế sự phát triển của virus.
  • Thực phẩm giàu kẽm: thịt đỏ, tôm, cua, đậu xanh, trứng,…
  • Thực phẩm giàu vitamin C, A, B12, E: rau xanh, trái bơ, cà rốt, ngũ cốc, cá hồi,…
  • Ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, khoai lang chứa nhiều chất xơ hơn.

4. Chú ý sinh hoạt

Khi bị zona thần kinh, bạn cần chú ý sinh hoạt hàng ngày:

  • Ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tránh vận động mạnh, ra nhiều mồ hôi vì có thể gây đau xót tại vị trí tổn thương.
  • Hạn chế đồ uống có cồn, dùng chất kích thích, hút thuốc lá.
  • Tránh mặc quần áo quá chật, cọ xát làm vỡ mụn nước.
  • Không tiếp xúc với người khác, ra ngoài phải che chắn vết thương.

Ngoài ra, bạn nên theo dõi vết thương hàng này. Nếu thấy mụn nước vỡ, chảy mủ hoặc đau nặng thì bạn hãy tới cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

>>> Xem bài viết: 7 thuốc bôi zona hiệu quả nhanh – an toàn nhất

Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết giúp bạn biết khi bị zona thần kinh kiêng gì và những lưu ý khi điều trị để bệnh mau khỏi. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy gọi tới số Hotline: 19009482 để được tư vấn sớm nhất.

Tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu – Bộ Y Tế