Đối với bệnh nhân tiểu đường, uống thuốc là cách nhanh quả nhất để kiểm soát đường huyết ổn định. Tuy nhiên, thuốc luôn là con dao hai lưỡi, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Vậy uống thuốc tiểu đường có hại gì? Cần sử dụng thuốc thế nào để giảm tác dụng phụ và xử lý khi gặp phải ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Tác dụng không mong muốn của thuốc tiểu đường
Hiện nay có 2 dạng thuốc điều trị tiểu đường chủ yếu: Insulin dạng tiêm và các loại thuốc uống giúp kiểm soát đường huyết. Dạng thuốc nào cũng có thể gây ra tác dụng không mong muốn.
Tác dụng phụ của thuốc Insulin dạng tiêm
Khi sử dụng Insulin dạng tiêm cho bệnh nhân tiểu đường typ 1 (bắt buộc) hoặc tiểu đường thai kỳ thì tác dụng phụ thường gặp nhất là hạ đường huyết. Tình trạng này xảy ra khi sử dụng Insulin quá liều, người bệnh bỏ bữa ăn hay vận động quá sức. Biểu hiện khi bị tụt huyết áp: chóng mặt, run rẩy, vã mồ hôi, tim đập nhanh và da nhợt nhạt.
Bên cạnh đó, tiêm Insulin có thể gây tác dụng dụng phụ khác như:
- Tăng cân.
- Loạn dưỡng mô mỡ (mô mỡ tại vị trí tiêm có thể teo nhỏ hoặc phì đại).
- Dị ứng (biểu hiện phát ban, nổi mẩn đỏ khắp người gây ngứa)
Tuy nhiên, tỷ lệ gặp các tác dụng phụ này khá thấp.
Tác dụng phụ của thuốc uống trị tiểu đường
Điều trị tiểu đường bằng thuốc cần duy trì trong một thời gian dài, dễ gây ra tác dụng không mong muốn trên gan, thận như suy gan, suy thận, tăng men gan… Ngoài ra, mỗi nhóm thuốc gây ra những tác dụng phụ khác:
-
Thuốc Metformin:
- Rối loạn tiêu hóa. Người bệnh cảm thấy chán ăn, buồn nôn, có khi tiêu chảy.
- Miệng có vị kim loại.
- Dùng kéo dài gây sụt cân.
-
Thuốc nhóm Sulfonylurea (Diamicron, Amaryl):
- Hạ đường huyết quá mức.
- Tăng cân.
- Phát ban.
- Rối loạn tiêu hóa.
-
Thuốc Acarbose:
- Rối loạn tiêu hóa (Do ức chế enzym của quá trình hấp thu đường).
- Suy giảm chức năng gan.
- Phát ban.
-
Thuốc Sitagliptin:
- Viêm đường hô hấp trên, nhất là viêm họng.
- Đau khớp.
- Ngứa, phát ban.
- Viêm tụy cấp (hiếm).
-
Nhóm ức chế SGLT2 – giúp tăng đào thải glucose, làm giảm nồng độ glucose máu (Dapagliflozin, Empagliflozin)
- Đi tiểu nhiều.
- Nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục.
-
Nhóm thuốc Thiazolidinedione:
- Phù nhẹ.
- Dễ gãy xương.
- Độc với gan, tim.
Sử dụng thuốc không tránh khỏi các tác dụng không mong muốn. Do đó, cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc phù hợp, giúp giảm tối đa tác dụng phụ.
2. Cách sử dụng thuốc tiểu đường tránh các tác dụng phụ
Tác dụng phụ thường là trở ngại khi điều trị bằng thuốc, là nguyên nhân khiến người bệnh ngưng dùng thuốc giữa chừng và làm giảm hiệu quả của thuốc. Vì vậy, để tránh tác dụng phụ khi sử dụng thuốc tiểu đường, bệnh nhân cần lưu ý:
Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ
Không tự ý mua thuốc dùng do có thể mua thuốc không phù hợp với tình trạng bệnh và cơ địa, thể trạng bệnh nhân. Đặc biệt, khi tiểu đường ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể được chỉ định không dùng thuốc để tránh tác hại không mong muốn.
Do đó, bệnh nhân chỉ dùng thuốc tiểu đường khi được bác sĩ chỉ định.
Dùng thuốc đúng chỉ định – đúng liều và đúng thời gian
Sử dụng thuốc đúng liều quy định, không được dùng quá liều hay không đủ liều. Dùng quá liều gây tác dụng phụ nặng nề hơn, trong khi sử dụng không đủ liều thuốc sẽ không đạt hiệu quả điều trị.
Cần dùng thuốc đúng thời điểm (trước, trong hay sau bữa ăn) để thuốc phát huy tác dụng, không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Một số thuốc cần chú ý:
- Thuốc Metformin: Uống trong bữa ăn.
- Thuốc Acarbose: Uống ngay trước bữa ăn.
- Thuốc Sulfonylurea : Uống trước bữa ăn 30 phút. Nếu dùng 1 lần/ ngày, ưu tiên uống vào buổi sáng.
Khi phát hiện quên uống thuốc, bạn cần uống bổ sung sớm hoặc bỏ qua liều (khi gần đến thời gian uống liều tiếp theo). Tuyệt đối không uống 2 liều trong một lần gây tụt đường huyết quá mức.
Các thuốc dạng đặc biệt, có chứa kí hiệu XR, MR, SR – thuốc giải phóng kéo dài cần nuốt cả viên, không được bẻ, nhai hay nghiền nát trước khi uống do có thể làm mất tác dụng của thuốc.
Thay đổi vị trí tiêm khi dùng thuốc tiêm Insulin
Khi tiêm nhiều lần tại cùng một vị trí có thể gây tác dụng phụ loạn dưỡng mô mỡ. Đồng thời các mạch máu sau tiêm bị tổn thương cần có thời gian để hồi phục và tăng hấp thu.
Do đó, cần thay đổi vị trí tiêm liên tục, tránh tiêm cùng 1 vị trí quá 15 ngày. Các vị trí có thể tiêm Insulin cho người bệnh tiểu đường: Cánh tay, đùi, mông hoặc bụng.
Kết hợp với lối sống lành mạnh
Lối sống lành mạnh giúp nâng cao sức khỏe người bệnh, đồng thời tăng hiệu quả của thuốc điều trị, giúp hạn chế tác dụng không mong muốn. Do đó, khi sử dụng thuốc tiểu đường, bệnh nhân nên:
Thay đổi chế độ ăn:
Người bệnh tiểu đường nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn, không ăn quá nhiều trong một bữa và tuyệt đối không được bỏ bữa sáng. Đồng thời, nên hạn chế ăn thực phẩm chứa hàm lượng đường cao (tránh đường huyết tăng cao đột ngột gây nguy hiểm), tránh thực phẩm giàu Lipid (giảm tỉ lệ xuất hiện các biến chứng tim mạch như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…)
Tập thể dục thể thao:
Giúp nâng cao sức khỏe, cơ thể dẻo dai, ngăn ngừa bệnh tiến triển cũng như các biến chứng tiểu đường. Người bệnh có thể chạy bộ, đạp xe hay chơi thể thao mỗi ngày khoảng 30-45 phút để cải thiện tình trạng bệnh.
Từ bỏ thuốc lá, các chất kích thích:
Đây là tác nhân gây hại cho cơ thể, đặc biệt là ảnh hưởng đến thần kinh, làm xuất hiện sớm biến chứng thần kinh do tiểu đường.
Từ bỏ rượu bia:
Chất chuyển hóa của rượu bia gây độc cho gan, làm giảm chức năng gan. Do đó, các quá trình chuyển hóa thuốc tiểu đường bị ảnh hưởng ít nhiều, dẫn đến làm giảm tác dụng của thuốc.
3. Cách xử lý khi gặp tác dụng phụ của thuốc tiểu đường
Trong trường hợp gặp tác dụng phụ của thuốc tiểu đường, người nhà hay bệnh nhân cần biết cách xử lý kịp thời để tránh hậu quả khó lường.
Dưới đây, Thầy thuốc Việt Nam cung cấp một số cách xử lý mà bất cứ người bệnh tiểu đường nào cũng nên biết:
Khi có dấu hiệu tụt đường huyết:
Người bệnh cần ngồi hoặc nằm nghỉ, tránh vận động mạnh và ngay lập tức ăn 2-3 viên kẹo hoặc 1 ly nước đường, sữa có đường để cung cấp đường cho cơ thể. Do đó, để đề phòng trường hợp tụt đường huyết đột ngột, người bệnh hãy nhớ mang theo đồ ngọt (kẹo, sữa…)
Khi gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa:
Không được ngưng dùng thuốc đột ngột mà cần hỏi ý kiến của bác sĩ để thay thế thuốc hoặc giảm nhẹ liều để đảm bảo nồng độ điều trị.
Ngứa, phát ban:
Đây là dấu hiệu nhận biết dị ứng thuốc. Lúc này, bệnh nhân cần ngưng dùng thuốc và báo với bác sĩ điều trị để được thay thế thuốc.
Suy giảm chức năng cơ một số cơ quan như gan, thận:
Gan và thận là hai cơ quan chuyển hóa thuốc chủ yếu, nên sẽ bị ảnh hưởng chức năng nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài. Do đó, người bệnh cần kiểm tra chức năng này định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị. Đồng thời, các thuốc cũng cần giảm nhẹ liều để tránh tổn thương gan, thận nặng hơn, tuy nhiên cần thực hiện nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ.
Như vậy, uống thuốc tiểu đường giúp kiểm soát bệnh, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm nhưng không tránh khỏi nhiều tác hại không mong muốn. Vì vậy, khi bị tiểu đường, người bệnh cần nắm rõ tác dụng phụ, cách sử dụng của thuốc đồng thời biết cách xử lý khi gặp tác dụng phụ để dùng thuốc hiệu quả nhất.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về bệnh tiểu đường, bạn đọc có thể để lại câu hỏi phía dưới bình luận để được Thầy thuốc Việt Nam giải đáp sớm nhất.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!