Lạc hay đậu phộng là thực phẩm họ đậu phổ biến tại nhiều nước trên thế giới, kể cả Việt Nam, được yêu thích bởi hương vị béo ngậy đồng thời rất giàu dinh dưỡng. Bạn có thể rang lạc, luộc lạc hoặc thêm lạc vào các món ăn khác nhau tùy sở thích. Tuy nhiên 100g lạc luộc chứa bao nhiêu calo và ăn lạc có béo không, bầu ăn lạc được không? Tất cả những thắc mắc này sẽ được chia sẻ cụ thể trong bài viết dưới đây.
100g lạc luộc chứa bao nhiêu calo?
100g lạc luộc chứa khoảng 567 calo với 7% nước, 25.8g protein, 16.1g carbs, 4.7g đường, 8.5g chất xơ, 49.2g chất béo, 6.28g chất béo bão hòa, 24.43g chất béo không bão hòa đơn, 15.56g chất béo không bão hòa đa và 15.56g omega-6. Ngoài ra, lạc còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất tuyệt vời như:
- Biotin: Chất quan trọng đối với phụ nữ mang thai.
- Đồng: Một khoáng chất quan trọng thường bị thiếu hụt trong chế độ ăn kiêng.
- Photpho: Tham gia vào quá trình phát triển và duy trì các mô trong cơ thể.
- Magie: Giúp phòng chống bệnh tim.
- Vitamin B3: Có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
- Vitamin B9 (hay axit folic, folate): Rất tốt cho thời kỳ mang thai.
- Vitamin E: Giúp cơ thể chống oxy hóa mạnh mẽ.
- Vitamin B1 (hay Thiamin): Giúp các tế bào chuyển đổi carbs thành năng lượng cần thiết cho tim, cơ bắp và hệ thần kinh.
Nhìn chung về thắc mắc 100g lạc luộc chứa bao nhiêu calo, lạc mang tới lượng calo khá cao cùng hàm lượng lớn protein và chất béo có lợi rất tốt cho sức khỏe, nên có trong bữa ăn hàng ngày.
Ăn lạc có béo không?
Trung bình một người trưởng thành phải ăn khoảng 200g lạc mới thấy no mà cứ mỗi 100g lạc đã cung cấp 567 calo cho cơ thể. Như vậy, với 200g lạc, cơ thể bạn sẽ hấp thụ khoảng 1134 calo. Lượng calo này cao hơn rất nhiều so với lượng calo cần thiết cho cơ thể trong một bữa ăn (600 calo). Như vậy, nếu bạn ăn lạc thay cơm đồng thời không ăn kèm theo bất kỳ thực phẩm nào khác thì hoàn toàn gây béo.
Tuy nhiên, nếu biết ăn đúng cách thì lạc lại có thể giúp bạn giảm cân hiệu quả. Sở dĩ là vì lạc dồi dào chất xơ và protein. Hai chất này có thể ở lại trong cơ thể đến 2,5 giờ trong khi các thức ăn giàu carbohydrate chỉ ở lại được khoảng nửa giờ mà thôi. Do đó, khi ăn lạc, bạn sẽ thấy no lâu hơn đồng thời kiểm soát cơn đói hiệu quả.
Bên cạnh đó, lạc là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (tiêu hóa chậm hơn và giải phóng đường dần dần vào trong máu) nên sau khi ăn có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể trong thời gian dài và giảm cảm giác thèm ăn.
Một nghiên cứu cho thấy, trẻ em ăn lạc hoặc bơ lạc ít nhất 1 lần/ tuần trong vòng 6 tháng đã giảm cân nhiều hơn những trẻ khác. Một nghiên cứu khác cho thấy, khả năng tiêu hao năng lượng của một người sẽ tăng lên 11% sau 19 tuần ăn lạc thường xuyên đồng nghĩa rằng bạn có thể nhanh chóng đốt đi lượng calo dưa thừa, điều chỉnh cân nặng.
Tóm lại, ăn lạc có béo hay không là do cách ăn của mỗi ngày. Hãy chú ý số lượng cùng cách ăn để tránh ảnh hưởng tới cân nặng của mình.
Cách ăn lạc để giảm cân?
Nếu đang ăn kiêng, bạn có thể ăn lạc vào bữa phụ hoặc ăn vặt. Nên chọn lạc luộc thay vì rang và chú ý chỉ ăn tối đa 30g trong một ngày, tương đương 25 hạt.
Khi ăn thì nên ăn chậm, nhai kĩ từng hạt lạc một. Cách ăn này sẽ khiến cơ thể bạn đốt cháy nhiều calo hơn đồng thời hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn từ lạc.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp lạc với các loại thực phẩm chứa tinh bột hoặc đạm để cân bằng chất dinh dưỡng trong thực đơn giảm cân như:
- Xay chung lạc với các loại sinh tố, whey protein
- Ăn kèm với bột yến mạch
- Rắc lên chuối đông lạnh
- Thêm vào các món ăn mặn như nộm, cà ri…
Ăn lạc có nóng không?
Theo Đông y, lạc có vị ngọt, tính nóng có thể gây nóng trong. Do đó, nếu bạn bị nhiệt, mụn, nóng trong thì không nên ăn lạc để tránh gây khó thở hay khiến vấn đề nặng thêm.
Ngoài ra, lạc cũng không phải thực phẩm thích hợp với những trường hợp sau:
- Người bị bệnh gút (gout): Ăn lạc có thể khiến người mắc bệnh gút tăng lượng axit uric trong cơ thể khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn. Bên cạnh đó, bệnh nhân gút thường có triệu chứng khó tiêu. Nếu ăn quá nhiều lạc sẽ khiến hệ tiêu hóa khó chịu, hoạt động kém đi.
- Người bị bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường là bệnh chuyển hóa đặc trưng bởi lượng đường trong máu cao, cần điều trị suốt đời đồng thời phải tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt. Bệnh nhân tiểu đường không được sử dụng quá 30 gram dầu ăn mỗi ngày mà 18 hạt lạc tương đương với 10 gram dầu ăn, có thể sinh ra 90kl nhiệt lượng. Do đó, tốt nhất là nếu mắc bệnh này thì bạn không nên ăn lạc.
- Người bị cao huyết áp: Người bị cao huyết áp ăn lạc sẽ huyết áp tăng lên, động mạch xơ cứng, nguy hiểm tới cả sức khỏe và tính mạng.
- Người bị bệnh phù thũng: Ăn lạc sẽ khiến cơ thể những người này bị tổn thương, máu ứ động khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.
- Người phải cắt bỏ túi mật: Mật đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa chất béo. Nếu túi mật đã bị loại bỏ, mật sẽ không được lưu trữ lại, cơ thể không có đủ mật, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa chất béo. Lạc chứa nhiều chất béo nên nếu bạn đã từng cắt bỏ túi mật thì tốt nhất không nên ăn lạc.
- Người có tiêu hóa kém: Những người yếu tì gây viêm ruột, tiêu hóa kém nếu ăn lạc có thể bị lỏng lị, không có lợi cho sức khỏe.
- Người bị nhiễm mỡ máu: Người bị nhiễm mỡ máu ăn lạc sẽ khiến lượng mỡ trung bình trong máu tăng lên kèm theo hiện tượng xơ cứng động mạch, cao huyết áp.
Bà bầu có ăn lạc được không?
Lạc là một trong những loại thực phẩm có thể gây dị ứng. Chứng dị ứng lạc ngày càng trở nên phổ biến với các triệu chứng điển hình như:
- Ngứa ran trong miệng
- Có thắt dạ dày, buồn nôn
- Nổi mề đay, phát ban
- Khó thở
- Sưng lưỡi
- Sốc phản vệ (phản ứng nghiêm trọng nhất có thể đe dọa tới tính mạng): tụt huyết áp, co thắt đường hô hấp, nhịp tim tăng nhanh, buồn nôn, ói mửa, mạch trở nên yếu dần.
Dị ứng lạc có xu hướng di truyền giữa các thành viên trong gia đình. Thậm chí, một nghiên cứu tại Bệnh viện Sainte Justine (Canada) đã chỉ ra rằng, nếu phụ nữ ăn lạc trong thời kỳ mang thai sẽ khiến trẻ sau này dễ mắc bệnh dị ứng cao hơn 4 lần so với những đứa trẻ khác. Một nghiên cứu khác cho thấy, nếu mẹ sau sinh ăn lạc cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh cho bé.
Đó là lý do vì sao nhiều người thắc mắc không biết bà bầu có ăn lạc được không.
Tuy nhiên, thực tế là bà bầu hoàn toàn có thể ăn lạc nếu bản thân không bị dị ứng với loại thực phẩm này từ trước. Nghiên cứu cho thấy, những bà bầu không dị ứng ăn lạc 5 lần/ tuần trở lên ít có khả năng sinh con dị ứng.
Tóm lại, nếu mẹ không bị dị ứng với lạc thì có thể ăn còn nếu mẹ bị dị ứng thì tốt nhất là nên tránh xa chúng. Đối với những mẹ bị dị ứng lạc cần chú ý những loại món ăn, thực phẩm sau vì có thể ẩn chứa lạc bên trong:
- Các loại bánh
- Các loại chocolate
- Các loại kẹo
- Những món ẩm thực châu Á
- Ngũ cốc
- Lương khô
- Sản phẩm được chế biến ở những nơi có nhiều lạc
Tác dụng của hạt lạc với bà bầu?
Lạc có thể đem lại một số lợi ích cho bà bầu như:
- Tốt cho tim mạch: Magiê, niacin, đồng, axit oleic trong lạc rất tốt cho tim mạch, khiến nhịp đập tim của mẹ luôn ổn định, phòng chống các bệnh về tim.
- Đẩy lùi quá trình lão hóa da: Lạc chứa nhiều chất chống oxy hóa resveratrol giúp đẩy lùi quá trình lão hóa da ở bà bầu.
- Ngừa tiểu đường thai kỳ: Tiểu đường thai kỳ là một căn bệnh phổ biến có thể làm giảm sức đề kháng của mẹ, tăng tình trang thừa cân sau sinh. Bên cạnh đó, trẻ sinh ra có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh. Để tránh tình trạng này, mẹ nên chú ý tới chế độ ăn uống, có thể thêm lạc vào khẩu phần ăn hàng tuần. Nghiên cứu cho thấy, những bà bầu ăn lạc có thể giảm 21% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường so với những bà bầu không ăn lạc.
- Ổn định huyết áp: Nghiên cứu cho thấy, ăn lạc vào buổi sáng có thể giúp bà bầu ổn định huyết áp cho cả ngày hôm đó.
- Ngăn ngừa thiếu máu: Vitamin B9 trong lạc có thể giúp bà bầu ngăn ngừa tình trạng thiếu máu đồng thời tái tạo các tế bào máu tốt hơn.
- Ngăn ngừa sỏi mật: Tiêu thụ lạc có thể giúp mẹ bầu giảm nguy cơ sỏi mật nhờ một số chất có khả năng giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.
Ngoài ra, ăn lạc khi mang thai còn giúp thai phát triển trí não tốt hơn đồng thời giảm nguy cơ hen suyễn, dị ứng sau sinh.
- Giúp thai phát triển trí não: Lạc chứa protein, lipit, omega 3 và omega 6. Tất cả những chất này đều rất tốt cho sự phát triển của thai nhi giúp trẻ sinh ra phát triển toàn diện về thể chất và trí não, tăng cường khả năng quan sát, ghi nhớ và học hỏi.
- Giúp trẻ sau sinh giảm nguy cơ hen suyễn, dị ứng: Kết quả cuộc khảo sát dựa trên nghiên cứu hơn 60.000 bà bầu và con của họ từ lúc sinh ra tới 7 tuổi cho thấy trẻ sinh ra từ những bà bầu ăn lạc ít có nguy cơ bị hen suyễn, dị ứng hơn so với trẻ sinh ra từ những bà bầu không ăn lạc.
Lưu ý: Lạc tuy tốt cho sức khỏe nhưng bà bầu không cần thiết phải ăn nếu không thích. Thay vào đó, bầu có thể lựa chọn những thực phẩm khác, miễn sao không bị dị ứng và vẫn tuân thủ chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh.
Hi vọng bài viết đã giúp bạn đọc biết được 100g lạc luộc chứa bao nhiêu calo, ăn lạc có béo không cùng nhiều thông tin hữu ích khác. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, bạn có thể nhấp chuột [tại đây] để được tư vấn thêm (hoàn toàn miễn phí).
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!