Một trong những cách để thúc đẩy, tạo tinh thần làm việc cho nhân viên chính là tạo cho họ có được mức thu nhập hợp lý, xứng đáng với năng lực làm việc của họ. Chính vì vậy mà nhiều doanh nghiệp đã áp dụng cách tính lương theo KPI cho nhân viên của mình. Trong bài viết dưới đây, WEONE sẽ giúp bạn xây dựng mẫu tính lương theo KPI chuẩn nhất giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất. Hãy cùng theo dõi nhé!
Thế nào là tính lương theo KPI?
Chỉ số KPI là một thuật ngữ đã quá quen thuộc đối với nhiều người làm việc trong các doanh nghiệp. Nó là chỉ số mục tiêu để đánh giá về mức độ đạt được trong công việc.
Tính lương theo KPI tức là doanh nghiệp dựa vào các kết quả đánh giá mục tiêu hoàn thành công việc mà trước đó đã đặt ra để tính toán và đưa ra các mức lương thưởng cho nhân viên của mình. Hình thức trả lương này được áp dụng ở rất nhiều doanh nghiệp hiện nay.
Ưu điểm của việc tính lương theo KPI
Tính lương, thưởng theo KPI sẽ mang lại một số lợi ích nhất định cho doanh nghiệp và người lao động như:
- Tạo sự công bằng trong công việc, số lương được hưởng chắc chắn tương ứng với công sức mà người lao động đã đầu tư cho công việc.
- Tăng tính chủ động làm việc cho người lao động.
- Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy nâng cao năng suất làm việc.
- Quản lý từng bộ phận sẽ dễ dàng hơn trong việc theo dõi và đánh giá trong quá trình làm việc của nhân viên cấp dưới.
- Cách tính lương theo KPI còn giúp cấp trên biết được năng lực của từng nhân viên. Thông qua đó có thể thuận tiện hơn trong việc khen thưởng, kiểm điểm mỗi tháng, mỗi quý và tìm cách khắc phục cho những nhân viên yếu kém.
Quy chế tính lương theo KPI trong doanh nghiệp
Quy chế tính lương theo KPI không bị ràng buộc bởi một quy chuẩn nào cố định. Tùy vào từng cơ chế quản lý của mình mà mỗi doanh nghiệp sẽ có cách tính lương khác nhau. Thông thường sẽ có 2 cách tính lương theo KPI như sau:
- Tính lương trực tiếp theo KPI: Cách tính lương này thường được áp dụng tính cho các trường hợp thuê ngoài, cộng tác viên, nhân viên parttime.
- Thưởng phạt dựa vào KPI: Cách tính lương này là động cơ để thúc đẩy nhân viên làm việc tốt hơn. Công sức và số tiền thực nhận của người lao động sẽ tỉ lệ thuận với nhau.
Thông thường các doanh nghiệp sẽ tính lương theo KPI trên 3 yếu tố như sau:
- P1 (Pay for Position) – Trả lương dựa trên vị trí chức danh công việc: Trả lương theo vị trí công việc được thực hiện theo hệ thống các vị trí nhân sự được xây dựng rõ ràng từ trước. Tất nhiên, mức tiền lương này đã được doanh nghiệp cân bằng sao cho tương ứng với từng vị trí công việc.
- P2 (Pay for Personal competence) – Trả lương theo năng lực nhân sự: Trả lương theo năng lực là trả lương theo kỹ năng, năng lực mà người lao động sử dụng phục vụ cho doanh nghiệp.
- P3 (Pay for Performance) – Trả lương theo kết quả công việc: Đây là kiểu trả lương được tính theo mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Tính lương theo hệ số KPI sẽ có 2 phương pháp thường được áp dụng đó là phương pháp 2P và 3P. Cụ thể:
- Phương pháp 2P: Là phương pháp trả lương dựa vào vị trí chức danh và kết quả công việc mà nhân viên đó hoàn thành.
Lương 2P = P1 + P3
- Phương pháp 3P: Là lương được tính từ các yếu tố: vị trí công tác, thành tích đạt được và năng lực cá nhân. Đây là phương pháp tính lương kết hợp lương cứng và lương mềm theo năng suất làm việc đạt được.
Lương 3P = P1 + P2 + P3
Phương pháp lương 3P là phương pháp hiện đại được nhiều doanh nghiệp áp dụng bởi sự công bằng của nó. Nó khắc phục được tình trạng quá chú trọng đến bằng cấp hoặc thâm niên mà không có sự đánh giá rõ ràng cho từng đóng góp của cá nhân vào sự phát triển chung.
Những lưu ý khi áp dụng quy chế trả lương KPI
Khi áp dụng cách trả lương cho nhân sự theo KPI, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Cần đặt mục tiêu cụ thể và phải phù hợp với mức độ, tính chất của công việc.
- Thường xuyên theo dõi và tạo điều kiện để hỗ trợ nhân viên hoàn thành tốt công việc. Không nên tạo sức ép công việc quá lớn khiến người làm việc áp lực và làm việc kém hiệu quả.
- Mức độ hoàn thành công việc sẽ được thể hiện rõ ràng. Chính vì vậy mà doanh nghiệp cần công bằng và có mức lương thưởng xứng đáng theo năng lực.
Minh họa mẫu tính lương theo KPI cho doanh nghiệp
Đây là bảng mẫu tính lương theo KPI để chúng ta có thể dễ hình dung hơn về cách tính lương theo KPI.
Kết quảđánh giá KPI (1)Lương cố định(2) (triệu đ)Lương biến đổi(3) = (1)*(2) (triệu đ)Tổng tiền lương(4) = (2) + (3) (triệu đ)50%5.02.57.560%5.03.08.070%5.03.58.580%5.04.09.090%5.04.59.5100%5.05.010.0110%5.05.510.5120%5.06.011.0
Cụ thể:
- Lương cố định là mức lương được xác định dựa vào vị trí công việc và năng lực làm việc của nhân viên. Dựa vào 2 yếu tố này mà khung bậc lương cố định của mỗi người sẽ khác nhau.
- Lương biến đổi (tức mức lương được tính theo KPI) = Kết quả đánh giá KPI x Lương cố định.
- Lương biến đổi càng cao nếu lương cố định và kết quả kpi đạt được càng cao.
- Tổng tiền lương được nhận = Lương cố định + Lương biến đổi.
Hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi đã chia sẻ ở bài viết cùng với bảng mẫu tính lương theo KPI chi tiết đã giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về quy chế tính lương này. WEONE cung cấp phần mềm với những tính năng nổi bật hỗ trợ quá trình quản lý, vận hành doanh nghiệp trở nên đơn giản hơn. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nếu bạn đang cần giải pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!