ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÂN CÁCH
1. Tính ổn định của nhân cách:
- Nhân cách:
-
Là những thuộc tính tâm lý hình thành trong đời sống qua sự lặp lại
-
Củng cố những hành vi và thái độ, tạo thành những cấu trúc tâm ý bền vững đặc trưng cho cá nhân
-
Những nét nhân cách sẽ biểu hiện thường xuyên trong nhiều tình huống, nhiều mối quan hệ và chi phối các hoạt động, các hành vi ứng xử của họ một cách nhất quán trong một thời gian dài.
-
Ca dao, tục ngữ: “ Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời” “ Cái nết đánh chết vẫn còn”
Ví dụ : Một người có tính trung thực sẽ thể hiện nét nhân cách này một cách thường xuyên trong nhiều công việc, nhiều mối quan hệ và nhiều tình huống.
Kết luận:
- Nhân cách có tính ổn định vì thế mà một người đang tốt không thể xấu ngay được và ngược lại. Từ sự ổn định đó chúng ta có thể đánh giá, dự đoán những biểu hiện của một nhân cách nào đó trước những tình huống của cuộc cống và những tác
động giáo dục cụ thể.
- Tính linh hoạt của nhân cách cho phép chúng ta có thể giáo dục để hoàn thiện
nhân cách cũng như uốn nắn làm thay đỗi những nét nhân cách lệch chuẩn.
Ứng dụng: Cần phải biết nắm bắt nhân cách của bản thân cũng như của người khác thì quá trình hoạt động và giao tiếp của bản thân sẽ thuận lợi hơn.
2. Tính thống nhất của nhân cách
-
Nhân cách là chỉnh thể thống nhất của những thuộc tính, những đặc điểm khác nhau của cá nhân.
-
Sự liên kết những thành phần của nhân cách như một tổng thể hữu cơ và chặt chẽ, luôn tương tác và ảnh hưởng qua lại với nhau.
VD:
-
Trong lòng yêu nước có: yêu lao động, yêu con người, yêu quê hương đất nước, có tinh thần chống giặc ngoại xâm…
-
Một người giáo viên có những nét tính cách kiên trì, thương yêu học sinh có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển năng lực hiếu học sinh, năng lực khéo léo đối xử sư phạm.
-
Trong nhân cách có sự thống nhất hài hoà giữa 3 cấp độ: “Nội cá nhân”, “Liên cá nhân”, “Siêu cá nhân”. Đó là sự thống nhất giữa tâm lý, ý thức với hoạt động và
giao tiếp.
- Tính thống nhất của nhân cách cho phép chúng ta luôn nhìn nhận, đánh giá và giáo dục nhân cách một cách hoàn chỉnh, toàn diện, không biệt lập và tách rời.
– Ca dao, tục ngữ :
“Nói đi đôi với làm”
“Học đi đôi với hành”
thể hiện được sự thống nhất giữa ý thức với hoạt động.
Ứng dụng:
- Muốn đánh giá nhân cách của một con người thì xem xét từ nhiều khía cạnh,
nhiều nguồn thông tin khác nhau.
-
Muốn đánh giá một nét nhân cách nào đó thì phải liên hệ tới các nét nhân cách khác.
-
Mỗi cá nhân cần phải hình thành và phát triển đồng thời tất cả các nét nhân cách.
3, Tính tích cực của nhân cách
Nhân cách – Vừa là sản phẩm của xã hội, vừa là chủ thể của các hoạt động và giao tiếp xã hội. – Tác động tới xã hội, người khác những sản phẩm vật chất tinh thần đem đến lợi ích cho xã hội, người khác, bản thân
Nhân cách có tính tích cực.
VD : Về việc sinh viên HCMUE tham gia vào các phong trào Đoàn, Hội… thì nhân cách của mỗi sinh viên vừa chịu tác động đồng thời tác động tới những nhân cách
4, Tính giao lưu của nhân cách
- Nhân cách chỉ tồn tại, thể hiện và phát triển qua giao lưu với người khác, với cộng đồng xã hội. Cùng với hoạt động, giao lưu là phương thức của sự tồn tại con người. VD: Những em bé sinh ra nếu không được sống trong các quan hệ xã hội loài người thì không thể có nhân cách. Nhu cầu giao lưu xuất hiện rất sớm ở trẻ (khoảng 2 tháng tuổi), nhu cầu này có được bởi sự giao lưu gắn bó mẹ – con trong thời kỳ sơ sinh. Nhu cầu về người khác đầu tiên này là nền tảng của sự phát triển các quan hệ của trẻ và là mầm mống cho việc phát triển tâm lý, nhân cách của trẻ.
- Ca dao, tục ngữ:
- “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”
- “Đi cho biết đó biết đây Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn” Muốn khuyên chúng ta hãy tích cực đi ra ngoài xã hội và tham gia nhiều hoạt động thì sẽ cho ta nhiều bài học và giúp cho nhân cách ngày càng tốt hơn.
- Ứng dụng:
Cần phải tích cực tham gia vào các hoạt động ngoài xã hội Cần phải tạo mọi điều kiện để mọi người tham gia vào các hoạt động để có sự giao lưu giữa nhiều nhân cách với nhau. Đồng thời biết phát huy những điểm tốt và khắc phục những hạn chế đang mắc phải khi giao lưu, tham gia vào các hoạt động. Cần phải tích cực rèn luyện kỹ năng giao tiếp
KẾT LUẬN CHUNG
Mỗi người đều có một nhân cách riêng biệt vì vậy chúng ta cần phải biết phát huy, phát triển cũng như hoàn thiện nhân cách của bản thân. Cần tổ chức nhiều hoạt động đa dạng và phong phú trong cuộc sống và công tác Cần tích cực tham gia vào các hoạt động Cần nắm bắt được tâm lý, nhân cách của người khác để có thể đối nhân xử thế phù hợp.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!