Nên chọn dầu thực vật hay dầu đậu nành? – Bách hóa XANH

Để bảo vệ sức khỏe, nhiều người có khuynh hướng chọn dầu thực vật, dầu đậu nành để chế biến món ăn thay vì những loại dầu có xuất xứ từ động vật. Vậy giữa dầu thực vật và dầu đậu nành, chọn cái nào là tốt hơn?

1Dầu thực vật là gì?

Dầu thực vật là loại dầu được chiết xuất, chưng cất và tinh chế từ các loại thực vật có nhiều tinh dầu.

Thành phần chính của dầu thực vật là các axit béo không no, trạng thái lỏng ở nhiệt độ thường để cơ thể chúng ta dễ hấp thu.

Điểm khác biệt giữa dầu thực vật và dầu động vật là hàm lượng Cholesterol – một chất gây hại đến sức khỏe tim mạch.

Ở dầu thực vật, Cholesterol có liều lượng rất thấp không đáng kể và không có khả năng gây hại đến sức khỏe con người.

Dầu thực vật là gì?

2Lợi ích của dầu thực vật

Giúp ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch

Trong dầu thực vật có chứa nhiều nhất béo không bão hòa đa và đơn có công dụng hỗ trợ làm giảm cholesterol xấu, từ đó hạn chế các vấn đề về bệnh tim mạch.

Ngoài ra, vitamin E trong dầu thực vật còn có hiệu quả trong loại bỏ cục máu đông, giúp giảm nguy cơ gây ra bệnh tim.

Bảo vệ và giúp phát triển tế bào

Dầu thực vật có chiết xuất từ hạt hướng dương, hạnh nhân, lúa mì, dầu hạt bông,… rất giàu vitamin E – Chất này giúp cải thiện hệ miễn dịch, kích thích tiêu hóa, và đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ bảo vệ và phát triển tế bào cơ thể con người.

Giúp giảm triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ

Có nghiên cứu đã chứng minh một trong số các loại dầu thực vật là dầu cám gạo đã mang đến tác dụng giúp làm giảm các triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ như bốc hỏa, thay đổi nội tiết tố,…

Công dụng hỗ trợ điều trị viêm tụy cấp

Dầu olive là một trong số các loại dầu thực vật có nhiều hydroxytyrosol và axit oleic, các chất này có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của bệnh viêm tụy cấp.

Giúp giảm nứt nẻ gót chân

Bạn có thể tận dụng các loại dầu thực vật như dầu dừa có tác dụng giữ ẩm để bôi vào gót chân trong thời tiết hanh khô. Nhờ đó mà giúp nuôi dưỡng gót chân mịn màng, không bị nứt nẻ.

3Dầu đậu nành là gì?

Dầu đậu nành là một nhánh nhỏ của dầu thực vật, nhưng lại vô cùng được ưa chuộng bởi lợi ích nó đem lại.

Dầu được chiết từ đậu nành có hàm lượng dinh dưỡng cao và các chất béo đa không bão hòa có lợi cho sức khỏe.

Dầu đậu nành là gì?

4Lợi ích của dầu đậu nành

Tốt cho mắt và da

– Trong dầu đậu nành có thành phần axit béo omega-3, không những tốt cho hoạt động của tim mạch mà còn có tác dụng trong việc bảo vệ các màng tế bào ở vùng da và mắt.

– Với khả năng trung hoà các gốc tự do nhờ thành phần chất chống oxy hoá có trong dầu đậu nành, nó giúp đôi mắt khoẻ mạnh và sáng hơn.

– Đặc biệt, nó còn giúp phòng tránh được các vấn đề về mắt như: Thoái hoá điểm vàng, đục thuỷ tinh thể.

Bảo vệ sức khoẻ của tuyến tiền liệt

– Chất beta-sitosterol là loại sterol lành mạnh có trong dầu thực vật, đặc biệt là dầu đậu nành, nó có tác dụng vô cùng hữu ích cho tuyến tiền liệt.

– Khi bổ sung dầu đậu nành vào cơ thể, cũng đồng nghĩa với việc cung cấp cho cơ thể một lượng beta-sitosterol, giúp cho việc đi tiểu được dễ dàng hơn, tránh gặp phải tình trạng: Đi tiểu khó, đau rát hay khó khăn trong sinh hoạt.

Kiểm soát được lượng cholesterol

– Dầu đậu nành có khả năng làm cho lượng chất béo trong cơ thể được cân bằng, giúp đáp ứng được lượng chất béo cũng như kiểm soát được hàm lượng cholesterol trong cơ thể.

– Ngoài ra, thành phần chất béo omega-3 có trong dầu giúp cho các loại cholesterol xấu bị loại bỏ, bảo vệ tốt cho sức khỏe người sử dụng.

– Hơn nữa, các loại axit béo khác có trong dầu đậu nành như: Searic, axit pamiticaxit oleic sẽ làm cho lượng cholesterol trong trong ruột giảm xuống và luôn duy trì ở mức cân bằng.

Tốt cho tim mạch

– Dầu đậu nành có khả năng đặc biệt trong việc bảo vệ tim mạch, giúp cho hoạt động của tim luôn ổn định nhờ hàm lượng axit béo omega-3 có trong dầu.

– Nó còn giúp phòng tránh được các bệnh về tim, ngăn ngừa được triệu chứng rối loạn nhịp tim, xơ vữa động mạch và đột quỵ.

– Bên cạnh đó, nó còn có thành phần vitamin E cao, giúp cho hệ miễn dịch của cơ thể được tăng cao, làm giảm nguy cơ mắc bệnh do các gốc tự do gây nên như: Ung thư, lão hóa và các bệnh về tim mạch.

5So sánh dầu thực vật và dầu đậu nành

Lưu ý: * Dầu thực vật được làm từ nhiều loại cây, quả, hạt,… khác nhau nên sẽ có hàm lượng chất béo và điểm sôi khác nhau ở từng loại và dao động trong khoảng Bách hóa XANH cung cấp cho các bạn.

Chất béo bão hòa là loại chất béo có hại cho sức khỏe, là chất tạo ra Cholesterol gây hại cho cơ thể. Chất béo này có hàm lượng thấp hơn so với dầu động vật nhưng không phải là không có.

Lượng chất béo không no đa có tác dụng làm giảm lượng Cholesterol xấu trong máu, mỗi người chỉ nên ăn dưới 10% tổng năng lượng được nạp vào trong một khẩu phần ăn.

Chất béo không no đơn được xem là tốt cho tim mạch, cũng giúp làm giảm Cholesterol xấu trong máu, nhưng bạn nên ăn không quá 15% mỗi ngày.

6Nên chọn dầu thực vật hay dầu đậu nành?

Chọn lựa dầu ăn cũng cần cân nhắc đến mục đích sử dụng sản phẩm để tối ưu hóa tính năng của dầu ăn. So với dầu có nguồn gốc từ động vật, dầu có nguồn gốc từ thực vật đã tốt hơn cho sức khỏe của bạn.

Khi dùng để chế biến món ăn, bạn nên ưu tiên sử dụng dầu đậu nành để không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn tăng cường sức khỏe cho cả nhà.

  • Dầu đậu nành không chỉ chứa những loại axit béo thông thường, thành phần của dầu đậu nành cũng có đạm, Omega – 3 và chứa đủ các loại Amino acid cần thiết.
  • Dùng dầu đậu nành nấu ăn không chỉ giúp bạn chắc khỏe xương, chống oxy hóa, tốt cho tim mạch mà còn tốt cho da, mắt và tuyến tiền liệt.

Khi chọn dầu bạn nên dựa vào nhiệt độ sôi của dầu để chế biến các món ăn phù hợp. Vì dầu đậu nành có độ sôi khá cao thích hợp với các món chiên xào ở mức nhiệt cao.

Tuy nhiên, với loại dầu thực vật, bạn không thể xác định cụ thể được độ sôi chắc chắn khi không tìm ra được nguyên liệu làm cho dầu. Chú ý rằng tránh nấu ăn ở nhiệt độ vượt quá điểm bốc khói, điều này sẽ gây sự biến đổi chất có hại cho sức khỏe.

Nên chọn dầu thực vật hay dầu đậu nành?

Dầu thực vật và dầu đậu nành có những lợi ích tốt cho sức nhưng không phải không có hại nếu không biết cách chế biến đúng cách hay sai mục đích. Bạn nên tìm hiểu kĩ sản phẩm của mình trước khi quyết định mua các bạn nhé!

Bạn sẽ quan tâm:

  • Nên chọn dầu đậu nành hay dầu hướng dương?
  • Nên chọn mua dầu đậu nành hay dầu hạt cải?
  • Dầu đậu nành có tốt cho sức khỏe không?

Mua dầu ăn chất lượng tốt tại Bách hóa XANH:

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH