Chữa ho, cường phế tăng đề kháng, viêm phế quản, viêm phổi tái đi tái lại nhiều lần không Khỏi

“”

Xin chào các mẹ thân yêu!

Mình là Hằng mẹ của cuckoo và Nhím, hai con của mình một bé đã 5 tuổi và một bé mới 22 tháng tuổi. Hôm nay mình rảnh rỗi nên muốn viết đôi lời tâm sự về quá trình nuôi con không kháng sinh của mình, đồng thời cũng muốn chia sẻ cho các mẹ về cách nuôi con của mình khi chưa phải sử dụng 1 viên kháng sinh là như thế nào. Các mẹ hãy theo dõi nhé!

Lúc mang thai sinh bé đầu lòng bé Cuckoo thì quả thật mình không có nhiều kinh nghiệm gì cả, chỉ biết nuôi con theo bản năng . Lúc đó thì mình chưa có kinh nghiệm chăm con, nên rất lo lắng nên rất chịu khó học hỏi từ các bà, mẹ đi trước và tìm rất nhiều tài liệu khoa học để nghiên cứu.

Thời tiết miền bắc thất thường nên con thường xuyên bị bệnh hô hấp hỏi thăm và mẹ cứ phải dậy sớm chuẩn bị đun thuốc cho con uống và gạn thuốc mang đi trẻ.Nhiều hôm k đủ thuốc và k có thời gian nên con ho lâu khỏi,ăn uống quấy khóc. Rồi có lần con bị kiết lị, cả ngày 2 mẹ con chỉ dành thời gian cho đi ngoài những lần bệnh như vậy Mẹ phải nghỉ làm để có thời gian chăm sóc cuckoo. Nhưng may mắn hơn các bạn khác là con không phải dùng viên kháng sinh nào cuckoo uống thuốc lá của mẹ sang đến ngày thứ 4 là phân gần ổn và ngày thứ 5 thì đã khỏi. Vì mẹ có bài thuốc gia truyền của gia đình.

Vào thời điểm năm 2015 những lúc rảnh rỗi mình thương lang thang trên các diễn đàn như web trẻ thơ… có nhiều mẹ than thở rằng con bị bệnh rlth tiêu hóa, táo bón kéo dài, viêm tai mũi họng thường xuyên phải sử dụng kháng sinh. Chính đây là động lực để mình quyết định bỏ cv văn phòng chuyển sang làm và theo học tại trường Y học cổ truyền kế thừa nghề thuốc của gia đình để đưa ra sp tuyệt vời của ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THĂNG LONG tới tay các mẹ.

Link video sp

Sau khi sinh bé Nhím năm 2017 mình quyết định nấu sẵn mẻ CAO CƯỜNG PHẾ đầu tiên để phòng và chữa ho cho 2 con yêu. Là một người mẹ đứt ruột đẻ con ra nên mẹ nào mà chả thương con muốn nuôi con mình thật khỏe mạnh, thông minh.

Theo mình quan trọng nhất là chúng ta làm tốt khâu chăm sóc con, phòng bệnh, tăng đề kháng và phòng lây chéo để từ đó hạn chế được việc con bị ốm.

Con cần sự chăm sóc cẩn thận mẹ nhé! Thuốc 50/50 mẹ chăm bé.Đi khám, rất nhiều bác sĩ phòng ngừa kê luôn kháng sinh, một số bác sĩ không kê kháng sinh. Sau này, dù có đưa bé đi khám, mẹ hãy tập làm bà mẹ thông thái, tham khảo ý kiến bác sĩ, và quyết định khi nào cho con dùng kháng sinh.

Cần tv gì thì các mẹ cứ Inbox nhé!

1.

🐗

Rửa mũi cho bé đúng cách, đặc biệt khi bé bị bệnh. Cái này quyết định việc nặng lên hay không nhé!

với trẻ dưới 1 tuổi bác sĩ đã hướng dẫn cách rửa mũi rất hiệu quả như sau:

Cách 1: Đặt đầu con nằm nghiêng. Dùng lọ nước muối nhỏ mua ngoài hiệu thuốc xịt từ mũi phía trên, theo phản xạ con sẽ xịt ra mang theo cả đờm. Tiếp tục ở phía bên kia. Bố mẹ phải mạnh tay, con khóc vẫn làm, nhiều lần con sẽ quen không sợ nữa. Mình làm cách này đến khi con hơn 1 tuổi. Cách này cũng dạy con biết xì mũi.

Với trẻ lớn hơn để bé ngồi hơi nghiêng dùng bình rửa mũi hoặc xi lanh.Mẹ dùng xi lanh (có đầu silicon mền) hút nước muối từ cốc đựng, từ từ bơm vào mũi bé. Dịch mũi sẽ theo nước muối từ mũi bên xịt chảy sang mũi bên kia. Mẹ làm lặp lại tương tự với mũi bên kia khi đầu mặt của bé nghiêng ngược lại. Rửa mũi nhiều lần cho đến khi mũi sạch. Nếu không có bồn rửa mặt, mẹ hãy đặt trước mặt bé một chiếc chậu và bé ngồi trên ghế nhựa, đầu hướng về phía lòng chậu, để nước rửa mũi không chảy ra nền nhà cũng như làm ướt áo của bél?

Khi bé đang bị ho, sụt xịt hay khò khè thì cái này cực kỳ quan trọng. Vì khi có mũi, vi khuẩn, vi rut sẽ có cơ hội lưu trú, gây viêm. Mũi chảy xuống họng gây ho, viêm họng, để lâu sẽ sốt, dẫn vào phế quản và có thể thành viêm tai nếu rửa mũi bé không đúng cách. Nhà tớ thì không bao giờ dùng cái hút mũi cả. Nhưng lưu ý mẹ nào ko có kỹ thuật rửa mũi cho con thì nên hút mũi thôi nhé@.

Con ho có đờm, vẫn dùng bài thuốc dân gian kết hợp với việc thường xuyên vỗ lưng cho con để long đờm. Mẹ cho con nằm nghiêng, khum khum tay vỗ lưng con nhẹ nhẹ lần lượt từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, nằm nghiêng sang phải vỗ lưng bên trái, nằm nghiêng sang trái vỗ lưu bên phải, hai bên thay nhau. Cho con uống nhiều nước làm loãng đờm, nên uống nước cam nướng hạn chế ăn phô mai, sữa chua những ngày này vì chúng làm đờm đặc hơn.

Vỗ lưng giúp con long đờm

– Trị sổ mũi: nướng tỏi rồi dằm nát cho con ăn ngày 2 – 3 lần mỗi lần 2,3 tép tỏi. Con nhỏ không ăn được bã thì pha chút nước cho con uống nước cũng tốt. Tắm nước gừng hoặc dầu tràm , bôi dầu tràm vào các vị trí như hõm xương cổ, sau lưng vị trí 2 lá phổi, mát xa chỗ lõm lòng bàn chân là huyệt dũng tuyền. Bé bị nghẹt mũi thì đốt bồ kết ngửi khói, tẩm tràm vào khăn nóng xông mũi cho bé.

Xịt sterimax cá heo pháp kết hợp rửa hút mũi 2-3 lần/ ngày ( có nước nhỏ mũi nhà mình là tốt nhất gia truyền mà lại )Lúc nào trong nhà cũng có sẵn Alpha Choay và Bộ đôi mũi họng thăng Long ( Cao gia truyền cường phế Thăng Long), 1 chai nước nhỏ mắt/ mũi Argyrol. Khi bé chớm có dấu hiệu là rửa hút mũi xử lý ngay ngày đầu tiên. Hai bé nhà mình uống cao do mẹ tự làm hoàn toàn từ Thảo dược thiên nhiên như húng chanh, kha tử, hoài sơn, xuyên bối mẫu… Bé uống NGÀY 3 ĐẾN 4 LẦN, 2 ngày trộm vía con khỏi.

Vì vậy các mẹ cũng nhớ nhé, trong nhà luôn phải có sẵn BỘ ĐÔI MŨI HỌNG THĂNG LONG để phòng và dùng chữa bệnh hô hấp ngay khi chớm bị.Để con k cần tới viên kháng sinh nào SẢN PHẨM :”””Bộ Đôi Mũi Họng Thăng

“” Mình làm cho CON mình dùng nên các mẹ yên tâm nha.

Con người sống trên đời gặp và biết nhau là một cái duyên do vậy phải có duyên các mẹ mới được biết đến sp bên mình do vậy các mẹ hãy tìm hiểu kỹ khi nào thật sự đặt niềm tin vào sp hãy ib mình. Còn không tin tưởng vui lòng ko ib làm mất thời gian của cả hai.

Không quan tâm thì lướt qua thôi.

Các mẹ đừng hỏi .

+ sp có an toàn không?

+ sp có tốt không có hiệu quả không?

+ Cam kết là khỏi bệnh hoàn toàn 100% không?

Bạn đi khám bác sỹ . Bs có viết giấy cam kết khỏi bệnh 100% không? Bạn ra hiệu thuốc mua thuốc tây uống có cam kết khỏi 100% không

Xin thưa với các mẹ là nhà mình chỉ làm sp tốt không tốt không làm, sp 100% thảo dược thiên sạch mình có phát trực tiếp cho các mẹ xem rồi.Người làm thuốc nam họ mang tâm đức là chính vì sao người xưa có câu Phúc Chủ Lộc Thầy. h.

Theo kết quả thực tế các mẹ dùng sp bên mình

– 95 % các bé khỏi hoàn toàn từ 3-5 ngày.

Chất lượng là nhân phẩm, sức khỏe con người là sinh mạng. MẸ NHÍM luôn nỗ lực để mang lại sản phẩm tốt nhất cho các con. Vì vậy mẹ nào nào biết đến nhà mình là cơ duyên gặp đúng thầy, đúng thuốc. Mình luôn tâm niệm làm thuốc giúp người để phúc đức lại cho con cháu.

Mẹ thông minh hãy luôn có sẵn bộ đôi mũi họng trong nhà, dùng để cường phế và tăng đề kháng cho con mỗi khi con có dấu hiệu sổ mũi,đờm khò khè là cho uống ngay.Trộm vía con hôm sau đã hết, mẹ xịt nước nhỏ mũi thảo dược ấm cho thông mũi rồi đốt bồ kết cho bé ngửi là ok ngay. Ko để bé thay đổi nhiệt độ đột ngột. Ko để cổ, ngực, lưng và chân bị lạnh hay ngấm mồ hôi

Khi con bị viêm họng, mẹ chịu khó thực hiện đồng thời các mẹo trên kiên trì sẽ giúp con giảm bệnh nhanh mà không phải uống thuốc kháng sinh. Các mẹ nhớ là bệnh nó diễn tiến trong khoảng 7-10 ngày nên mẹ đừng nôn nóng khi thấy con bị bệnh lâu nha.

🐗🐗

Tuyệt đối ko nằm máy lạnh, gần quạt và tuân theo quy tắc 4 ẤM bao gồm : tay ấm, lưng ấm, bụng ấm, bàn chân ấm và 1 LẠNH là đầu lạnh

🌲TAY ẤM: Các bà mẹ cần phải chú ý đến quy tắc này, phải luôn giữ cho tay bé ấm, không được ra mồ hôi.

🌲LƯNG ẤM: Nếu lưng bé mà đổ mồ hôi nhiều thì tuyến mồ hôi sẽ thấm vào cơ thể bé nên rất dễ bị cảm lạnh, nên lưng bé phải luôn được giữ ấm.

🌲BỤNG ẤM: Bụng ấm sẽ giúp bé bảo vệ được dạ dày, nếu bạn để cho dạ dày và bụng lạnh thì sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.

🌲CHÂN ẤM: bàn chân ấm là để giúp bé sẽ không phải mắc một số bệnh về đường hô hấp.

🏡 MỘT LẠNH: Về một thứ lạnh ở đây được hiểu là cái đầu của bé.

Khi trong cơ thể bé đang bị sốt bạn không nên ủ kín đầu bé quá vì như thế nhiệt độ sẽ càng tăng

2. Các bài thuốc dân gian chữa ho

Dùng Gừng để chữa ho

Dùng gừng hoặc dầu khuynh diệp để xông mũi giúp khử khuẩn, thông mũi.

Theo các tài liệu Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thuỷ, giải độc. Trong hầu hết các thang thuốc Đông y, dù bệnh hàn hay nhiệt, hư hay thực, các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3 đến 5 lát gừng sống. Ngoài tác dụng hạn chế bớt tính lạnh của các vị thuốc hàn, cách phối hợp này còn giúp cho tỳ vị dễ hấp thu thuốc và người bệnh khỏi nôn ra đối với những thuốc khó uống. Ngoài ra tùy theo hình thức sử dụng, gừng có nhiều công dụng khác nhau. Gừng sống còn gọi là sinh khương có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói. Các nghiên cứu hiện đại nhất còn chỉ ra, gừng có đặc tính kháng virus và kháng nấm, rất tốt khi dùng để phòng và điều trị cúm, cảm lạnh. Đồng thời nhờ có đặc tính kháng histamin, gừng giúp hỗ trợ điều trị dị ứng. Theo các kinh nghiệm dân gian, dùng gừng cho trẻ em với liều lượng hợp lý có thể phòng ho, cảm cúm. Có nhiều cách dùng khác nhau, nhưng có một cách được các bà mẹ đang nuôi con truyền tay khá rộng rãi là say gừng nhỏ nhuyễn ra, pha thêm chút nước lọc, bóp lấy nước chia thành từng viên bỏ ngăn đá tủ lạnh. Mỗi buổi tắm cho con thì dùng 1 viên pha vào chậu nước tắm ấm. Phần xác gừng đã được giảm chút cay, ngâm với mật ong. Mỗi tối trước khi đi ngủ cho trẻ uống một thìa cốt pha loãng. Với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi thì hấp chín rồi mới dùng và ko dùng mật ong.

🐿🐿 Chữa ho bằng Dầu tràm

( Nhà mình có tinh dầu tràm nguyên chất do chính tay cô nấu nhé! Đảm bảo nguyên chất từng giọt bảo hành trọn đời. Cách thử chuẩn nhất là bôi vào vết muỗi cắn vài phút sẽ hết ngứa và sưng.)

🐤🐥

Dầu tràm gió là một loại dầu được chiết xuất từ tinh dầu cây tràm. Riêng với trẻ em, có thể dùng dầu tràm suốt mùa thu đông bằng cách nhỏ vài giọt vào nước tắm hoặc xoa 1 vào lòng bàn chân mát xa làm nóng chỗ huyệt dũng tuyền bé lớn hơn dán slonpas đeo tất và vùng ngực cho trẻ trước khi đi ngủ sẽ phòng cảm cúm, ho gió rất tốt.

🐤 🐥🐥Chanh đào, quất trị ho cho trẻ rất tốt, đường phèn hoặc mật ong dành cho bé trên 1 tuổi ( nhà mình có bán mật ong nhãn xịn nhé đậm dặc nguyên chất từ 1.4kg -1,5 kg) giá 300k / 1 lít.

Đây là hai loại quả gần gũi, phổ biến và thường được dùng để trị ho nhiều nhất. Nhưng không chỉ trị ho, hai loại quả này còn có thể được chế biến thành những dạng siro mật ong để lưu trữ lâu dài phòng ho, viêm họng cũng rất hữu hiệu, không chỉ dùng được cho người lớn mà có thể dùng cho cả trẻ nhỏ. Cách chế biến siro chanh đào mật ong hoặc quất mật ong rất đơn giản: rửa sạch quả, ngâm trong nước muối loãng 1 phút rồi vớt ra để ráo nước. Có thể để chanh, quất nguyên quả hoặc thái lát mỏng. Tỉ lệ 1 chanh:1 mật ong. Cứ xếp 1 lớp chanh, quất thì đổ 1 lớp mật ong mỏng lên trên, cứ thế cho đến khi đầy bình thì rắc một lớp gừng thái sợi kín mặt ong, chèn một lớp đường phèn mỏng lên trên cùng. Lèn chặt. Đậy kín. Bảo quản tự nhiên khoảng hai tháng thì bỏ tủ lạnh, có thể dùng được lâu dài.

Với trẻ em, có thể cho mỗi ngày 1 thìa cà phê vào sáng sớm ngủ dậy. Cần làm ấm trước khi cho trẻ uống. Với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi dùng đường phèn.

🐤🐥🐥🐥Húng chanh hấp đường phèn Đây được đánh giá là một trong những bài thuốc trị ho và phòng ho tốt nhất cho trẻ.

Húng chanh là cây thân thảo, sống lâu năm. Lá và ngọn ngoài việc dùng làm rau gia vị, còn được sử dụng như một vị thuốc giúp trị cảm cúm, sốt cao, chảy máu cam, viêm họng, khản tiếng…Húng chanh có một số tên gọi khác là rau thơm lông, rau tần lá dày, dương tử tô. Về thành phần hóa học: Lá chứa ít tinh dầu (0,05-0,12%), trong tinh dầu có đến 65,2% các hợp chất phenolic trong đó có salicylat, thymol, carvacrol, eugenol và chavicol. Đặc biệt, trong lá có chất màu đỏ là colein có tác dụng kháng sinh mạnh đối với một số vi trùng, nhất là ở vùng họng, mũi, miệng và cả ở đường ruột. Khi dùng cho trẻ nhỏ, có thể xay nhuyễn hoặc để nguyên lá, thêm húng quế, tía tô, gừng, tỏi , nghệ đường phèn or mật ong và hấp cách thuỷ cho sôi.

Trẻ chưa bệnh có thể dùng ngày 1-2 thìa sáng và tối để phòng. Trẻ đang ho dùng 4-5 lần trong ngày, mỗi lần 1-2 thìa cà phê.

🐤🐥🐥🐥🐥Tổ yến (yến sào) chưng đường phèn có tác dụng trị ho ( cái này chỉ nên dùng cho bé 1 tuổi trở nên áp dụng tùy cơ địa). Còn rất nhiều bài thuốc dân gian khác như hoa khế, ho đu đủ đực, hông bạch, hẹ…

3.

🐗🐗🐗🐿🐿🐿

Để tránh phải điều trị kéo dài do những đợt ốm lâu khỏi, Mẹ phải tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Đối tượng dễ bị ốm lúc thay đổi thời tiết hay có gió mùa lạnh là trẻ nhỏ.

Vì vậy, ngay từ khi sinh ra, người mẹ phải chú ý cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu tiên. Bởi trong sữa mẹ có những dưỡng chất vô cùng quý giá mà không sữa nào thay thế được. Ngoài ra, trong sữa mẹ còn có những dưỡng chất có thể hỗ trợ hệ miễn dịch, ngăn chặn virus và vi khuẩn nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật.

Trong việc xây dựng sức đề kháng tốt, phải đảm bảo cho trẻ ăn uống đúng giờ, ăn đủ bữa. Việc ăn thất thường sẽ khiến trẻ ăn ít hơn, kém ăn, chán ăn, vì không hình thành được thói quen. Từ việc ăn ít trong từng bữa sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng hấp thu vào cơ thể.

Bữa ăn cần phối hợp đa dạng thức ăn, trong đó cần thức ăn giàu chất đạm, tinh bột và các loại thịt để tăng cường năng lượng. Lưu ý bổ sung cá vì đây là thực phẩm có chất chống oxy hóa, hữu ích với việc xây dựng hệ miễn dịch.

Tuy nhiên, đừng quên cho trẻ ăn thêm rau xanh, nguồn cung cấp chất xơ để hệ tiêu hóa làm việc được tốt hơn. Ví dụ như: 200 gr bông cải tươi cung cấp tới 75% lượng vitamin cần thiết cho bé trong một ngày. Bên cạnh đó, bông cải (súp lơ) còn chứa chất xơ, chất chống oxi hóa, vitamin B, C, những thành phần rất tốt cho hệ miễn dịch.

Bổ sung vitamin cũng vô cùng quan trọng, trong đó cần thiết nhất là vitamin A. Bởi vitamin A đi vào cơ thể sẽ giúp đường hô hấp hoạt động tốt hơn, đặc biệt các chất nhầy ở đường hô hấp. Những chất nhầy này giúp hạn chế các tác nhân có thể gây bệnh ở đường hô hấp có thể xâm nhập.

Bổ sung Vitamin C, khoáng chất giúp tăng sức đề kháng: Khi bé ốm, nên cho bé uống Vitamin C, ăn nhiều hoa quả có múi, giúp tăng sức đề kháng và giải nhiệt cơ thể. Tốt nhất, nên lựa chọn nước cam vì có hàm lượng Vitamin C cao ( Lưu ý không uống cho 120ml/ngày đối với bé dưới 1 tuổi.

Nó còn có trong các loại trái cây như chanh, quýt, táo… phù hợp để nâng cao sức đề kháng”,

Thực phẩm hàng ngày nên cho bé ăn các loại như củ cải, hành tây,canh gà nấu gừng, cải nấu gừng, cúc tần, rau cải cúc, xương sông,tỏi nướng nghiền vào bột, cháo của con….Nếu bé này ở sapa có lê dân tộc với củ cải , gừng , đương phèn thì lên nấu siro củ quả cho bé uống hàng ngày vào buổi sáng rất tốt.

Ngoài ra, phải đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc đặc biệt với trẻ nhỏ, sơ sinh. Mặt khác, ngoài việc có hệ miễn dịch tốt cần phải tránh xa tác nhân gây bệnh. Thường xuyên nhắc nhở trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, vệ sinh đồ chơi, dọn dẹp nhà cửa. Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bị ốm, cảm cúm, bệnh hô hấp.

4.🐗🐗🐗🐿🐿🐿🐿

Khi nào bé nên đi khám.

Cho bé đi khám bác sĩ khi sốt trên ba ngày, giúp xác định nguyên nhân chính xác. Phụ huynh không nên tự cho bé uống kháng sinh, nhất là các bà mẹ có thói quen dùng đơn cũ để kê bệnh mới, sẽ điều trị không đúng nguyên nhân, dễ gây kháng thuốc và có những tác dụng không có lợi cho bé.

Lưu ý: Chỉ dùng kháng sinh trong trường hợp xác định trẻ bị nhiễm vi khuẩn và được bác sĩ chỉ định. Một số loại kháng sinh có thể gây đi ngoài phân lỏng, nên cần dùng thêm men tiêu hóa.

Một số biểu hiện khác khi trẻ viêm đường hô hấp do vi khuẩn, cần sử dụng kháng sinh:

– Hầu hết trẻ em bị nhiễm vi khuẩn có ho hoặc thở khò khè nặng, và nghiêm trọng hơn, có thể gây khó thở. Ngược lại, ho hoặc thở khò khè do vi-rút thường nhẹ, không gây khó thở.

– Trẻ em bị bệnh do vi khuẩn thường chán ăn, không muốn ăn, không ăn và thường xuyên khóc quấy

– Trạng thái tinh thần chung của trẻ bị bệnh đường hô hấp do vi khuẩn thường dễ cáu gắt, hay khóc, hay buồn ngủ… Với trẻ bị cảm thường do vi-rút trạng thái tinh thần bình thường vẫn có thể chơi đùa.

– Do thành ngực của trẻ mỏng ,nên việc nghe phổi tương đối dễ dàng. Cha mẹ có thể chọn khoảng thời gian yên tĩnh hoặc khi em bé ngủ, áp tại lại gần hơn với thành ngực trên cả hai mặt trước và sau, lắng nghe một cách cẩn thận. Nếu nghe thấy âm thanh “gru, gru” trong lồng ngực thì là dấu hiệu chỉ ra rằng trẻ em có thể đang có dấu hiệu bị viêm phổi, viêm phế quản. Và trẻ em bị cảm lạnh, cảm cúm, viêm mũi họng do vi-rút thông thường không nghe thấy âm thanh này.

Những bé hệ hô hấp yếu thì nên dùng hàng ngày để cường phế nhé!

Điều m mún lưu ý vs các mẹ là, con ho k đc xót, k nóng lòng, vì đối với bệnh viêm HH, ho là 1 phản xạ tốt, ho để tống đờm, tống vi khuẩn, dị vật có ho thì mới bật đc đờm mới mau khoẻ bệnh, chỉ trừ các bé quá yếu, sinh non k đủ sức để ho thì bs họ buột làm vật lý trị liệu, các mẹ nên nhớ viêm phế quản, viêm hô hấp chủ yếu là do virut gây ra, mà ks chỉ diệt đc vi khuẩn chứ k trị đc virut, mục đích bs đưa ks vào k phải để trị bệnh hh mà là nhằm ngăn cản bệnh k tiến triển thành 1 bệnh khác khi cơ thể bé đang bị giảm sức đề kháng.Nếu các mẹ để ý thì những đứa trẻ thường dùng ks sẽ có hệ tiêu hoá kém, còi cọc xanh xao chậm lớn,hệ miễn dịch yếu,ảnh hưởng đến phát triển thể , trí , lực của con khuyên các mẹ thông thái hãy nên là bs của con mình

Đừng ai bảo là mới chớm k chịu uống thuốc kháng sinh nhỡ lan xuống phổi bị viêm phổi.Cũng đừng nghĩ là bệnh rồi mua thuốc uống sau,chủ quan với bệnh hô hấp của con là mẹ hoàn toàn sai lầm.

bài này mình viết mùa đông năm 2018

Fb Hằng Phạm Thăng Long