Tại sao người Việt đi chùa đầu năm và những điều cấm kỵ khi đi

Hằng năm, mỗi khi tết đến bên cạnh những hoạt động vui chơi giải trí rộn ràng thì bên cạnh đó người Việt thường sẽ có thói quen đi lễ chùa đầu năm . Điều này dần trở thành một nét văn hóa của người Việt. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa và cách đi chùa đúng đắn và nguồn gốc của thói quen này.

Phần lớn người đi lễ chùa đầu năm theo truyền thống gia đình, từ đời này sang đời khác, những người đi chùa trở thành một thói quen có thể diễn ra hàng ngày. Phong tục lễ chùa đầu xuân tuân theo quy luật của tự nhiên “Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu liễm, Đông tàng” (mùa xuân sinh sản, mùa hạ tăng trưởng, mùa thu thâu rút lại, mùa đông ẩn tàng, chất chứa…).

Trong sự chuyển vận tự nhiên của vạn vật, đất trời, thì việc lễ chùa vào mùa xuân vừa là khởi đầu của một năm, vừa là khởi đầu của sự sống.

Trải qua thời gian, ý niệm đó trở thành yếu tố tâm linh gắn liền với văn hóa tín ngưỡng của người Việt, như hơi thở của cuộc sống, là thói quen, nét đẹp của nền văn hóa Việt.

Thời xưa, người ta thường chọn ngày lành đầu tiên trong năm để đến chùa lễ Phật, hoặc đến đình lạy Thánh, với mong muốn khởi đầu năm mới được an lành, suôn sẻ. Đó gọi là tục “thí sự”. Ngày nay, người Việt đến lễ chùa ngay trong đêm giao thừa và tất cả những ngày trong Tết. Không câu nệ cứ phải là ngày tốt nhất.

Trong đêm giao thừa, dân chúng đến lễ tạ tại các cửa chùa rất đông. Họ đến lễ tạ như lời tri ân, cảm ơn cho năm cũ đồng thời cầu cho năm mới được may mắn. Đi lễ chùa đầu năm là một phong tục tốt đẹp. Dù đi làm ăn ở đâu xa, tết trở về làng mình, thắp nén nhang trước mộ tổ tiên, viếng thăm ngôi chùa làng nhỏ bé, nhưng gần gũi và thiêng liêng. Chùa làng không phải chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo mà còn là chỗ để mỗi con người lắng lại lòng mình với những ý nghĩ tốt lành.

Việc sửa soạn đi lễ chùa, sắm lễ vật để đi lễ chùa đều có những quy định mà người hành lễ phải tuân thủ là:

– Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè… Không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh trâu, dê, lợn, thịt mồi, gà, giò, chả…

– Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa.

– Trên hương án của chính điện chỉ được dâng lễ chay, tịnh. Lễ mặn nhưng thường chỉ đơn giản gà, giò, chả, rượu, trầu cau… cũng thường được đặt tại ban thờ hay điện thờ nếu xây riêng của Đức Ông – vị thần cai quản toàn bộ công việc của ngôi chùa.

– Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng, lễ Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì chỉ đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.

– Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ tát và tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện. Tiền, vàng công đức nên để vào hòm công đức đặt tại chùa.

– Hoa tươi lễ phật là: Hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu, hoa cúc… không nên dùng các loại hoa tạp, hoa dại.

– Trước ngày dâng hương lễ Phật ở chùa cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện.

Thứ nhất: Khi đi lễ chùa bạn nên thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài, hạn chế thắp hương bên trong chùa, vì có thể gây ảnh hưởng đến tượng Phật, pháp khí.

Thứ hai: Không nên chụp ảnh, quay phim tùy tiện trong chùa, khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng bàn thờ mà nên đứng chéo sang một bên.

Thứ ba: Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa.

Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ mà thôi.

Thứ tư: Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì thí chủ đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.

Thứ năm: Vào chùa nên đi từ cửa bên, không đi cửa chính giữa; đồng thời không dẫm lên bậu cửa khi bước vào, phải bước qua bậu cửa, nếu không chắc chắn phạm tội bất kính.

Cửa chính nhà chùa từ xưa đến nay chỉ đức Phật, Ngọc đế, quốc vương một nước mới được ra vào. Vì thế nhiều ngôi chùa ngày thường không mở cửa chính.

Thứ sáu: Cấm kỵ khi đi lễ chùa tết Tân Sửu 2021 là không nên ngắm tượng Phật như một tác phẩm nghệ thuật, trước tượng Phật nên cung kính nghiêm trang, không nhìn ngang ngó dọc, khệnh khạng trước tam bảo. Nếu muốn chiêm ngưỡng tượng Phật, nên đứng từ ngoài để quan sát

Đi chùa đầu năm là một truyền thống văn hóa tốt đẹp, Tết Nguyên Đán 2021 sắp tới, hãy dành chút thời gian để cùng gia đình đi lễ chùa cầu cho một năm mới an lành nhé!

* Tour tham khảo dành cho bạn:

TOUR CHÂU ĐỐC 1N1Đ – TẾT TÂN SỬU 2021

TOUR DU LỊCH MIỀN TÂY: SÀI GÒN – CÁI BÈ – VĨNH LONG – CHÂU ĐỐC – CHÙA BÀ – RỪNG TRÀM TRÀ SƯ – CẦN THƠ – CÀ MAU- BẠC LIÊU 4N3Đ

TOUR MỸ THO – CẦN THƠ 2N1Đ TẾT DƯƠNG LỊCH 2021

TOUR MIỀN TÂY CÁI BÈ – CẦN THƠ – SÓC TRĂNG – BẠC LIÊU – CÀ MAU 3N2Đ TẾT DƯƠNG LỊCH 2021