Kỷ niệm 78 năm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa (23/11/1940 – 23/11/2018) là dịp chúng ta ôn lại những mốc son lịch sử trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ do Xứ ủy Nam Kỳ phát động và lãnh đạo là sự kiện lịch sử chói lọi ngay khi phong trào cách mạng nước ta bước vào thời kỳ mới, thời kỳ Đảng ta có sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược về cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Sau khi Phát-xít Nhật xâm lược Đông Dương, nhân dân ta chịu hai tầng xiềng xích Pháp – Nhật. Phát huy truyền thống yêu nước nồng nàn, không cam chịu cuộc sống nô lệ, được sự cổ vũ mạnh mẽ của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân Nam bộ sục sôi đứng lên tranh đấu. Tháng 11 năm 1939 Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VI họp tại Hóc Môn – Bà Điểm, Sài Gòn đề ra chủ trương “Cách mạng giải phóng dân tộc” bằng hình thức “bạo động” để giành chính quyền. Đầu năm 1940 Ban Thường vụ Xứ ủy Nam Kỳ do đồng chí Võ Văn Tần làm Bí thư đã vạch ra đề cương chuẩn bị bạo động, đưa ra các hoạt động tự phát vào phong trào chống thực dân Pháp và tay sai dưới sự lãnh đạo của Đảng, chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa. Tháng 11 năm 1940 Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VII nhận định: Điều kiện ở Nam Kỳ và cả nước chưa chín muồi, vì vậy đề nghị Xứ ủy Nam Kỳ chưa nên phát động khởi nghĩa, sau đó Trung ương phái đồng chí Phan Đăng Lưu quay trở về để hoãn cuộc khởi nghĩa. Sau khi về đến Sài Gòn đồng chí Phan Đăng Lưu bị địch bắt. Trong thời điểm đó Xứ ủy Nam Kỳ đã phát lệnh khởi nghĩa khắp nơi không thể thu hồi. Đêm 22 rạng sáng ngày 23/11/1940 cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ với khí thế mạnh mẽ và quy mô lớn chưa từng có.
Trên địa bàn quận Tân Phú trước đây là quận Tân Bình, Ban Chỉ huy khởi nghĩa liên tỉnh Miền Đông đóng tại Bà Quẹo, xã Tân Sơn Nhì, do đồng chí Lê Văn Khương phụ trách và Uỷ ban khởi nghĩa địa phương đặt tại nhà bà Tư Nhục ở xã Phú Thọ Hòa do các đồng chí Tư Săng, Hai Giáp, Năm Tiễng, Huỳnh Phong, Văn Một trực tiếp khởi nghĩa, huy động gần 1000 người võ trang giáo mác, gậy gọc tầm vông vót nhọn tiến đánh đồn Bà Quẹo, Tân Sơn Nhất, Phú Thọ Hòa, Bình Hưng Hòa, Vĩnh Lộc, Bình Thới, Phú Lâm thu được nhiều súng. Sau khi hạ được 4 đồn, các lực lượng khởi nghĩa kéo thẳng lên đồn pháo thủ ở Hòa Hưng, giải thoát cho một số các đồng chí bị kẹt trong đồn, rồi cùng phối hợp đi đánh các nơi khác trong thành phố.
Khởi nghĩa Nam Kỳ đã báo hiệu thắng lợi vẻ vang của cách mạng Việt Nam; là biểu hiện tinh thần bất khuất của Nhân dân Việt Nam. 78 năm đã qua, nhưng ý nghĩa lịch sử to lớn của Khởi nghĩa Nam Kỳ mãi mãi là niềm tự hào, là bài học kinh nghiệm luôn có giá trị thực tiễn sâu sắc đối với những chặng đường đấu tranh chống thực dân, đế quốc xâm lược, giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Kỷ niệm 13 năm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 – 23/11/2018) là nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm bảo vệ di sản văn hóa Việt Nam trong toàn dân; tăng cường ý thức trách nhiệm, niềm tự hào của những người làm công tác bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của Nhân dân ta. Để bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa đáp ứng nhu cầu về văn hóa ngày càng cao của Nhân dân góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới.
Hiện nay, trên địa bàn quận Tân Phú có 01 di tích lịch sử cấp Quốc gia địa đạo Phú Thọ Hòa, 06 di tích lịch sử cấp Thành phố là Mộ danh nhân ông Nguyễn Quý Anh và bà Lý Thu Liên; Đình Phú Thạnh; Đình Hòa Thạnh; Đình Tân Hòa Tây; Đình Tân Sơn Nhì; Di tích kiến trúc nghệ thuật Mộ ông Lý Tường Quang và bà Nguyễn Thị Lâu. 05 di tích được bảo tồn theo Quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố là Bia tưởng niệm 82 liệt sĩ hy sinh Mậu Thân năm 1968 (Đài tưởng niệm quận); Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo; Đình Tân Thới; Miếu Hòa Tây, Khu mộ cổ họ Lý. Các di tích trên luôn được bảo tồn và phát huy giá trị hàng năm.
Với ý nghĩa Kỷ niệm Ngày Nam Kỳ khởi nghĩa và ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23 tháng 11. Tại quận Tân Phú, Phòng Văn hóa và Thông tin phối hợp Trung tâm Văn hóa – Thể dục Thể thao quận, Chi hội Di sản Văn hóa quận sẽ triển khai và tổ chức Tuần lễ Di sản Văn hóa quận Tân Phú diễn ra từ ngày 19/11/2018 đến 25/11/2018 với các nội dung:
– Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, giáo dục truyền thống yêu nước, nâng cao trách nhiệm bảo vệ di sản văn hóa của mỗi người dân trong quận, ca ngợi thành tựu trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của quận Tân Phú trong thời gian qua;
– Giới thiệu và tôn vinh giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trong các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trưng bày triển lãm hình ảnh, hội thi… Qua đó, nhằm tuyên truyền về ý nghĩa và tầm quan trọng của Sắc lệnh số 65/SL ngày 23 tháng 11 năm 1945 và Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chọn ngày 23 tháng 11 hằng năm là ngày Di sản Văn hóa Việt Nam.
Nguyễn Thanh Thảo – Phòng VH&TT
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!