Ngâm chân bằng nước muối có tác dụng gì? Cách làm và lưu ý khi

Ngâm chân nước muối là một phương pháp đơn giản nhưng cải thiện được nhiều vấn đề cho sức khỏe. Bạn có thể sử dụng các loại muối có sẵn hoặc nước muối sinh lý để thuận tiện hơn trong quá trình ngâm chân. Cùng AVAKids tìm hiểu lợi ích khi ngâm chân bằng nước muối và cách pha nước muối ngâm chân qua bài viết sau nhé!

1Ngâm chân nước muối có tác dụng gì?

1.1 Giúp tinh thần thư giãn

Việc ngâm chân bằng nước muối ấm giúp cơ thể ấm dần lên, kích thích các mạch máu lưu thông, não được cung cấp đầy đủ oxi và máu, tinh thần được thư giãn. Ngoài ra, các hệ thống thần kinh trung ương đều được tác động tích cực, góp phần lớn trong việc cải thiện tinh thần khi gặp phải những áp lực từ công việc hay cuộc sống.

Ngâm chân bằng nước muối giúp giảm căng thẳng

1.2 Bổ thận, chống lão hóa

Ngâm chân bằng nước muối giúp tăng cường tuần hoàn máu, các hoạt chất trong muối sẽ thẩm thấu vào nội tạng, đặc biệt là thận, điều chỉnh nội tiết, từ đó cải thiện được chức năng của thận. Tuy niên, nếu bạn đang bị thận thì không nên ngâm chân vì dễ gây phù. Ngoài ra, nhờ việc khí huyết được lưu thông nên phòng ngừa tình trạng lão hóa da.

Ngâm chân bằng nước muối giúp bổ thận

1.3 Giúp ngủ ngon

Khi bạn ngâm chân vào nước muối sẽ giúp các đầu dây thần kinh ở bàn chân được kích thích. Khi ngâm bạn có thể kết hợp với massage và day huyệt dũng tuyền ở lòng bàn chân. Như vậy, lượng máu sẽ được tăng cường nhiều hơn, giúp đầu óc dễ chịu, giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Ngâm chân giúp ngủ ngon hơn

1.4 Trị cảm cúm

Thời tiết lạnh sẽ làm bạn dễ mắc bệnh cảm cúm. Vì vậy, thay vì dùng thuốc bạn hãy thử ngâm chân bằng nước muối ấm, sẽ giúp loại bỏ được khí hàn ở chân hỗ trợ điều trị cảm cúm. Tuy nhiên, nếu bạn bị nặng thì nên kết hợp cả việc dùng thuốc và ngâm chân bằng nước muối, như vậy sẽ tăng hiệu quả điều trị hơn.

Ngâm chân giúp điều trị cảm cúm

1.5 Giảm đau do viêm khớp

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng viêm khớp hay viêm thần kinh ngoại vi thì có thể áp dụng việc ngâm chân bằng nước muối ấm. Phương pháp trên sẽ tác động tích cực đến các khớp xương theo cơ chế “nóng giãn, lạnh co cục bộ”. Việc làm này sẽ làm giảm các vấn đề liên quan đến viêm khớp.

Ngâm chân giúp giảm đau khớp

1.6 Làm ấm cơ thể

Thời tiết vào mùa đông thường khiến cho nhiều người bị lạnh tay, chân dẫn đến khó chịu và dễ gặp phải các bệnh cảm thông thường. Do vậy, khi vào trời lạnh bạn có thể ngâm chân với nước muối ẩm giúp thúc đẩy tuần hoàn máu và làm ấm cho cơ thể.

Ngâm chân với nước muối ấm giúp giữ ấm cơ thể

1.7 Trị bệnh ngoài da

Muối là một hoạt chất có tác dụng kháng viêm, giảm viêm nhiễm, giảm ngứa, làm sạch da,… Do vậy, ngâm chân bằng nước muối giúp loại bỏ các tế bào chết, điều trị được các bệnh ngoài da rất hiệu quả. Ví dụ nếu bạn bị nấm móng thì chỉ ngâm chân trong nước muối ấm sẽ trị được bệnh viêm nhiễm nấm.

Ngâm chân với nước muối ấm giúp trị bệnh ngoài da

1.8 Khử mùi hôi chân

Thường xuyên ngâm chân với nước muối ấm sẽ giúp chân bạn luôn khử được các mùi hôi từ chân, làm chân luôn sạch sẽ, thơm tho. Bạn nên kết hợp ngâm nước muối ấm với các loại thảo dược khác như phèn chua, nước cốt chanh,… sẽ tăng được hiệu quả khử mùi hôi chân.

Ngâm chân nước muối cùng với các loại thảo dược giúp khử mùi hôi chân

2Cách pha nước muối ngâm chân

2.1 Nguyên liệu

Để thực hiện việc ngâm chân bằng nước muối thì bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau đây:

  • Muối hạt: 2 muỗng canh
  • Nước ấm: 1.5 – 2.5 lít
  • Thau hoặc bồn ngâm chân: 1 cái
  • Nguyên liệu khác như gừng, rượu, chanh,…

Các loại thảo dược có thể thêm vào khi ngâm chân với nước muối

2.2 Cách pha

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 chậu nước ấm khoảng 40 đến 45 độ là tốt nhất. Đây là nhiệt độ vừa đủ để bạn ngâm chân đạt hiệu quả nhất, nên kiểm tra lại nhiệt độ trước khi ngâm, tránh trường hợp nước quá nóng sẽ gây bỏng chân.
  • Bước 2: Cho vào chậu nước 2 thìa muối hột hòa tan. Bạn có thể dùng 1 chiếc đũa khuấy đều để hòa tan hoàn toàn lượng muối cho vào.
  • Bước 3: Cho chân vào ngâm khoảng 25 phút.
  • Bước 4: Dùng 1 chiếc khăn mềm để lau chân cho khô, không để nước ngâm dính lại lâu trên chân.

Đặc biệt, ngoài việc sử dụng muối hạt để làm nguyên liệu chính khi ngâm chân, bạn cũng có thể cho vào thêm các loại thảo dược khác, có lợi cho sức khỏe, giúp nâng cao hiệu quả ngâm chân hơn.

  • Rượu: Rượu là một loại dung dịch có tính nóng, thêm một ít rượu vào nước ngâm chân giúp tăng thúc đẩy tuần hoàn máu, lưu thông máu ở những nơi dễ bị tắc nghẽn mạch máu.
  • Chanh: Tăng cường lưu thông khí huyết hơn nhờ thêm vài lát chanh vào chậu nước ngâm chân. Từ đó, giúp tinh thần được tỉnh táo hơn, ngăn ngừa các bệnh cảm cúm.
  • Gừng: Gừng bạn có thể thái lát hoặc giã nát và cho vào chậu nước ngâm chân sẽ giúp loại bỏ khí lạnh trong cơ thể, làm ấm cơ thể vào những ngày lạnh rất hiệu quả.

Ngâm chân 25 phút trong nước muối ấm

3Lưu ý khi ngâm chân bằng nước muối

  • Thời gian ngâm chân tốt nhất trong ngày là khoảng 9 giờ tối. Đây là lúc thận yếu nhất trong ngày, cần tăng cường chăm sóc kịp thời, làm tăng thân nhiệt để khí huyết được lưu thông tốt hơn.
  • Nếu cơ thể bị ra quá nhiều mồ hôi thì bạn nên dừng việc ngâm chân. Thay vào đó, bạn nên lau khô người, nằm nghỉ ngơi tại những nơi không có gió, tuyệt đối không nằm phòng máy lạnh và phòng quạt.
  • Không ngâm chân trong nước muối ấm khi đang có vết thương hở ở chân vì vết thương có thể bị tính kháng viêm của muối làm rát và lở loét nhiều hơn.
  • Sau khi ngâm chân khoảng 5 – 10 phút bạn hãy đi ngủ, không nên đi ngủ liền vì cơ thể cần được cân bằng lại nhiệt độ.

Nếu đang có vết thương hở ở chân thì không được ngâm chân trong nước muối

  • Lượng nước trong chậu ngâm chân phải ngập qua mắt cá chân, như vậy mới giúp máu được tuần hoàn tốt hơn.
  • Chỉ nên ngâm chân trong khoảng 20 – 30 phút, vì khi ngâm chân trong nước, máu sẽ dồn xuống 2 chi, nếu ngâm quá lâu sẽ gây thiếu máu cung cấp lên não.
  • Những mẹ bầu thường gặp phải tình trạng phù chân, có thể ngâm chân trong nước muối ấm, sẽ làm giảm được tình trạng này.
  • Sau khi ăn no, bạn không nên ngâm chân vì quá trình ngâm chân sẽ ảnh hưởng đến việc cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng có trong thức ăn.

Mẹ bầu có thể ngâm chân bằng nước muối để giảm tình trạng phù chân

  • Khi bạn đang đói không nên ngâm chân, cũng không được vừa ngâm chân vừa ăn.
  • Trong quá trình ngâm chân bạn nên để cơ thể thả lỏng, thư giãn để tinh thần được thoải mái. Như vậy, việc ngâm chân sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.
  • Lưu ý, những người mắc bệnh về tim, người huyết áp thấp, hay bị chóng mặt thì tuyệt đối không nên sử dụng phương pháp này để ngâm chân.
  • Sau khi ngâm chân xong, bạn phải dùng khăn mềm để lau khô chân mới có thể đi ngủ được, không nên để chân ướt sau khi ngâm đi ngủ ngay.

Lau khô chân sau khi ngâm xong

Ngâm chân bằng nước muối giúp cải thiện rất nhiều vấn đề sức khỏe. Bài viết trên đây đã hướng dẫn bạn cách pha nước muối ngâm chân và những lưu ý khi thực hiện phương pháp này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ hotline 1900.866.874 hoặc truy cập website avakids.com để được giải đáp nhé!