Mặc dù rất kỳ công dành thời gian để chế biến các món ăn dặm nhưng con bạn vẫn không chịu nuốt và cứ nhè thức ăn suốt. Vậy đâu là nguyên nhân khiến bé không chịu ăn dặm? Và khi gặp trường hợp như vậy thì các mẹ phải xử lý thế nào?
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật luôn khuyến khích các mẹ cho con ăn dặm khi trẻ được 5 – 6 tháng tuổi với các món ăn dặm phù hợp.
Xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé từ 5 – 6 tháng tuôi
Tuy nhiên, không phải bé nào cũng thích và chịu hợp tác trong giai đoạn này. Thậm chí có những trường hợp ngày hôm qua bé vẫn ăn dặm bình thường nhưng đến hôm nay bé lại không chịu ăn.
Hôm nay Mira sẽ chia sẻ đến các mẹ nguyên nhân khiến bé không chịu ăn dặm và 6 biện pháp mà mẹ có thể áp dụng khi gặp tình huống này.
Nguyên nhân nào khiến bé không chịu ăn dặm?
Một số bà mẹ đang lo lắng rằng con của họ đột nhiên không chị ăn thức ăn dặm mặc dù nó đã ăn nhiều vào ngày hôm qua.
Loại trừ các nguyên nhân như trẻ bị bệnh, trẻ mọc răng thì dưới đây là các nguyên nhân chính:
1. Trẻ chưa cai sữa nên không quan tâm đến các thức ăn khác ngoài sữa
Do ở độ tuổi từ 5 – 6 tháng, trẻ vẫn chưa được cai sữa nên sẽ không có gì lạ nếu như bé chỉ thích sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa.
2. Thức ăn dặm không phù hợp với độ tuổi
Không phải ngẫu nhiên mà trong phương pháp ăn dặm kiểu Nhật được chia thành 4 giai đoạn khác nhau. Tùy vào từng giai đoạn mà mẹ phải chế biến các món ăn dặm tương ứng.
Nếu mẹ lựa chọn các thành phần và độ cứng mềm của thức ăn không phù hợp thì bé cũng sẽ không chịu ăn.
Xem thêm: Độ cứng mềm của thức ăn dặm trong từng giai đoạn ăn dặm
3. Bé cảm thấy chán khi ăn hoài một món
Cũng giống như người lớn, bé cũng sẽ cảm thấy chán nếu mẹ cứ cho bé ăn hoài một món từ ngày này qua ngày khác.
4. Dụng cụ ăn dặm không phù hợp
Mẹ có thể cho bé làm quen với muỗng để tự xúc ăn khi bé được 10 hoặc 11 tháng tuổi. Và có lẽ bé không chịu ăn khi bé không thích chiếc muỗng mà bạn đưa cho bé. Có thể bé vẫn ăn nhưng là cố ăn, ăn miễn cưỡng. Và nếu vẫn tiếp tục sử dụng trong thời gian dài, bé sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu từ đó tỏ ra thiếu hợp tác với mẹ.
5. Bé chưa thấy đói hoặc đang chơi vui vẻ
Trẻ nhỏ không được chuẩn bị tốt cho nhịp sống của người trưởng thành, chúng không thể ăn vào một thời gian cố định mỗi ngày. Ngoài ra, mức độ tiêu hao năng lượng và khoảng thời gian giữa các bữa ăn cũng quyết định đến cảm giác đói của trẻ. Nếu thấy đói, tự nhiên trẻ sẽ muốn ăn.
Ngoài ra, khi đang chơi vui vẻ, trẻ sẽ không thích bị làm gián đoạn. Do đó nếu trẻ đang chơi vui mà bạn ép bé ăn là điều không nên.
6. Bé chưa quen ngồi ăn trên ghế
Trẻ mới bắt đầu ăn dặm có thể chưa quen ngồi trên ghế do thói quen bị thay đổi đột ngột. Vì trước đây lúc bạn cho bú hoặc cho bé uống sữa thường hay bế bé. Do đó khi mới bắt đầu cho bé ăn dặm các mẹ hãy chọn cách vừa bế vừa cho ăn.
6 cách giúp mẹ khi bé không chịu ăn dặm
Đặc biệt khi trẻ được 8, 9 và 10 tháng tuổi, bé có thể trở nên quen với việc cai sữa nhưng vẫn không chịu ăn dặm. Có nhiều nguyên nhân khác nhau tùy thuộc vào tính cách của từng trẻ.
Ví dụ, một số trẻ thì không thích ăn các món mới và đòi ăn những món giống như bố mẹ ăn, một số khác thì muốn ăn các món ăn mới thay vì ăn đi ăn lại những món quen thuộc….
Khi trẻ không chịu ăn dặm, các mẹ hãy thử 6 cách sau đây:
1. Chuẩn bị món ăn dặm theo công thức tiêu chuẩn
Khi chế biến món ăn dặm cho bé, bạn sẽ muốn sáng tạo công thức mỗi ngày. Tuy nhiên, cho đến khi bé quen với thức ăn dặm và cảm thấy ngon miệng, bạn hãy nấu theo một công thức tiêu chuẩn mà bé thích, dần dần thay đổi dựa trên công thức đó. Và khi bé đã quen thì mẹ mới bắt đầu tìm kiếm công thức nấu các món khác mà trẻ yêu thích.
2. Quay lại giai đoạn trước
Có thể bé sẽ cảm thấy không thoải mái khi lượng thức ăn tăng lên theo từng giai đoạn. Lúc này mẹ hãy cho bé ăn ăn những món ở giai đoạn trước.Vì đã từng ăn trước đó nên chắc chắn bé sẽ ăn một cách tự tin hơn.
3. Thay đổi dụng cụ ăn dặm của bé
Luôn cho bé ăn dặm với cùng một bộ chén, muỗng, nĩa sẽ dễ gây cảm giác nhàm chán cho trẻ. Do vậy mẹ nên sắm ít nhất là 2 bộ chén, muỗng khác nhau để có thể thay đổi.
Ngoài ra khi chọn muỗng cho bé, mẹ không nên chọn loại làm bằng sắt vì nó là chất dẫn nhiệt tốt nên có thể gây bỏng khi tiếp xúc với miệng của bé. Mẹ nên chọn các loại muỗng bằng nhựa, gỗ.
Còn một điều quan trọng nữa là kích thước của muỗng. Do kích thước miệng của bé sẽ thay đổi theo từng giai đoạn, vì vậy mẹ nên chọn loại muỗng có kích thước phù hợp.
Xem thêm: Những dụng cụ ăn dặm cần thiết.
4. Thay đổi món
Trẻ nhỏ nhưng cũng đã biết thưởng thức mùi vị, nếu mẹ chỉ cho bé ăn những món giống nhau thường xuyên sẽ gây nên sự nhàm chán cho trẻ. Vì vậy cách tốt nhất là mẹ nên cho bé ăn uống đa dạng, đổi món thường xuyên để bé nhận được nhiều mùi vị thức ăn khác nhau, đồng thời cung cấp nhiều loại chất dinh dưỡng cho bé mà không làm cho bé bị ngấy.
5. Cho bé ngồi ăn chung với gia đình
Bé sẽ cảm thấy hứng thú hơn khi được nhìn bố mẹ cùng ngồi ăn. Nếu con bạn không chịu ăn dặm, hãy cho nó ngồi ăn chung với bố mẹ. Nếu bạn cho nó thấy rằng bạn đang ăn uống vui vẻ, thì sự quan tâm của nó tới đồ ăn dặm sẽ tăng lên.
Ngoài ra nếu nhà bạn có không gian thì đôi lúc có thể tổ chức ăn uống ở ngoài trời, nhằm thay đổi bầu không khí của bữa ăn. Điều này giúp bé hứng thú hơn.
6. Chế biến các món ăn ngay trước mặt bé
Đây là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất khi con bạn không chịu ăn dặm. Ngửi thấy mùi vị và quan sát cách mẹ chế biến thức ăn sẽ tăng sự quan tâm của bé đến món ăn dặm.
Ngoài ra khi bạn nấu xong, hãy thử ăn một ít và cho bé thấy thơm ngon của món ăn, chắc chắn bé cũng sẽ thích ăn.
Ngay cả khi bé không chịu ăn dặm, các mẹ hãy kiên nhẫn
Bé không chịu ăn dặm là khó khăn của hầu hết các bà mẹ, đôi khi khiến họ mệt mỏi và căng thẳng. Tuy nhiên các mẹ cần phải kiên nhẫn, không nên la mắng, gây áp lực cho bé. Hãy chắc chắn rằng bé hoàn toàn khỏe mạnh, vì khi bé bị tiêu chảy thì bé cũng không chịu ăn.
Hy vọng với 6 cách nêu trên sẽ có ích với các mẹ khi gặp phải tình cảnh này.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!