Nên tẩy giun cho trẻ vào mùa nào

Nên tẩy giun cho trẻ vào mùa nào? Thuốc tẩy giun tốt nhất hiện nay cho trẻ em là gì? Làm sao để tẩy giun cho trẻ an toàn và hiệu quả? Để giúp bạn giải tỏa được những khúc mắc này, mình xin chia sẻ một vài thông tin rất hữu ích sau.

Dấu hiệu trẻ bị nhiễm giun sán

Một trong những mối nguy hiểm của nhiễm giun sán đó các triệu chứng rất tinh tế, không rõ ràng hoặc không có biểu hiện gì cả. Dưới đây là một trong những dấu hiệu phổ biến và thường gặp nhất :

  • Đau bụng.
  • Mất thèm ăn hoặc luôn thấy đói.
  • Sụt cân.
  • Buồn nôn hoặc nôn.
  • Hay chóng mặt.
  • Ngứa trong người.
  • Khó ngủ.

Những triệu chứng là thường là nhẹ, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh hoặc vấn đề nào khác; chính vì thế thường bị bỏ qua.

Giun sán là một loại kí sinh trùng, nó lấy dinh dưỡng của vật chủ để tồn tại, chính vì thế nó hiếm khi gây tử vong trực tiếp. Bởi nếu vật chủ chết thì chúng cũng sẽ chết.

Nếu trẻ em bị nhiễm giun sán trong thời gian dài thường bị suy dinh dưỡng, thiếu máu và dễ mắc các bệnh khác do cơ thể bị suy yếu. Trường hợp bị nôn hoặc tiêu chảy nghiêm trọng có thể bị mất nước dẫn đến tử vong.

Xem thêm : Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột: triệu chứng và cách điều trị.

Nên tẩy giun cho trẻ vào mùa nào, lúc nào?

Bất kì ai cũng thể bị nhiễm giun sán nhưng trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm nhất và chịu ảnh hưởng nghiêm trọng hơn so với người lớn.

Tẩy giun là cách tốt nhất để loại bỏ giun sán. Vậy, bố mẹ nên tẩy giun cho trẻ vào mùa nào, ở độ tuổi nào thì thích hợp?

Nhiễm giun sán bất kể tuổi tác, trẻ sơ sinh cũng có thể bị nhiễm song do thể chất yếu nên các chuyên gia khuyến cáo nên tẩy giun sau khi trẻ được ít nhất 1 tuổi.

Tại Việt Nam, đa số phụ huynh chủ động tẩy giun cho con khi trẻ được 2 tuổi. Trừ trường hợp nhiễm giun sán nặng mới cần thiết phải tẩy giun sớm.

Có thể tẩy giun cho trẻ vào bất kì mùa nào trong năm, bất kì ngày nào, bất kì thời điểm nào trong ngày. Nhưng tốt nhất là lúc sau khi ăn tối khoảng 1-2 tiếng.

Mỗi loại thuốc đều có hướng dẫn sử dụng riêng, bạn nên tham khảo chúng trước khi cho con uống.

Thuốc tẩy giun chỉ tiêu diệt giun trưởng thành, không diệt được trứng của chúng. Trứng giun có thể tồn tại bên ngoài 2 tuần, nếu có cơ hội chúng sẽ lại xâm nhập vào cơ thể trẻ lần nữa, đây gọi là chu kì tái nhiễm.

Để phòng ngừa tái nhiễm và lây lan, vệ sinh sạch sẽ là bước tiếp theo sau khi tẩy giun cho trẻ.

Theo WHO, nếu tỉ lệ nhiễm giun sán là trên 20% thì nên tẩy giun 1 lần/năm, nếu là trên 50% thì cứ cách 6 tháng tẩy giun một lần.

Xem thêm : 2 Cách tẩy giun an toàn cho bé tại nhà cực kì hiệu quả.

Hướng dẫn chọn thuốc tẩy giun cho trẻ em

Đa số các loại thuốc tẩy giun là hiệu quả tương đương nhau, quan trọng là liều lượng và cách sử dụng đúng. Thông thường mỗi trẻ sẽ chỉ cần một liều duy nhất cho mỗi lần tẩy giun.

Các loại thuốc tẩy giun cho trẻ em phổ biến hiện nay là :

  • Mebendazole.
  • Albendazol.
  • Fugacar.
  • Pyrantel.
  • Zentel.

Với trẻ mới biết đi, bạn nên cho trẻ uống thuốc tẩy giun dạng siro. Còn với trẻ lớn hơn thì có thể dùng thuốc dạng viên uống.

Để tẩy giun cho trẻ an toàn và hiệu quả, bạn nên làm theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì và theo lời khuyên từ các bác sĩ.

Nếu như lo ngại về tác dụng phụ thuốc tẩy giun, bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian sau :

  • Tỏi.
  • Đu đủ.
  • Hạt bí ngô.
  • Dầu oregano.
  • Đinh hương.

Lưu ý, những thực phẩm này không tẩy giun hiệu quả hoàn toàn so với thuốc. Nó chỉ giúp giảm nhiễm trùng và ngăn ngừa tái nhiễm.

Xem thêm : Đau bụng giun ở trẻ em : 4 điều cơ bản bố mẹ cần biết..

Một số câu hỏi thường gặp

-Uống thuốc tẩy giun có đi ngoài ra giun không?

Giun sán kí sinh ở ruột là chủ yếu, sau khi uống thuốc tẩy giun, chúng sẽ bị tiêu diệt, không bám vào ruột nữa và theo nhu động ruột, tự động ra ngoài.

Đó là lý do chúng ta thường nhìn thấy rất nhiều giun ở trong phân sau khi tẩy giun.

-Uống thuốc tẩy giun bao lâu thì có tác dụng?

Sau khi uống thuốc, khoảng nửa giờ cho đến 1 tiếng sau thuốc sẽ vào ruột và bắt đầu tiêu diệt giun sán.

Các thành phần của thuốc khi vào cơ thể sẽ bị biến đổi do đó hiệu quả không phải là 100%. Dù thế 1 liều thuốc duy nhất cũng đủ để tiêu diệt số giun sán trong ruột (trừ trường hợp nhiễm giun sán nặng, giun sán kí sinh ở các bộ phận khác trong cơ thể ngoài ruột).

-Tẩy giun có béo lên không?

Hầu hết là có vì giun sán lấy một phần dinh dưỡng trong cơ thể vật chủ để tồn tại, nên khi chúng biến mất, cơ thể sẽ không bị thiếu hụt dinh dưỡng. Tuy nhiên, cũng phụ thuộc vào chế độ ăn uống hàng ngày nữa.

-Thuốc tẩy giun tự tiêu không?

Hầu hết các loại thuốc tẩy giun đều tự tiêu sau 1-2 ngày. Chúng sẽ được thải ra bên ngoài khi ta đi vệ sinh.

-Tác dụng phụ của thuốc tẩy giun là gì?

Ít có tác dụng phụ, nếu có thì thường là nhẹ : buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu trong thời gian ngắn.

Xem thêm : Trẻ mấy tuổi thì tẩy giun và nên chọn thuốc tẩy giun nào?

Hi vọng bài viết này giúp bạn giải đáp được phần nào những thắc mắc của chính mình, đồng thời biết cách tẩy giun cho trẻ hiệu quả và an toàn.