Muốn làm ca sĩ phải thi vào khối gì và học ở trường nào?

Hầu như bất kỳ một nghề nghiệp nào cũng cần trải qua quá trình học tập, rèn luyện vất vả mới có được thành công. Hiện nay không ít người đang có niềm đam mê với ca hát và muốn trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Ngoài những ca sĩ có khả năng thiên phú và may mắn gặp thành công khi tham gia một cuộc thi nào đó thì còn có những ca sĩ đi lên từ sự cố gắng rèn luyện kỹ thuật và trau dồi, tích lũy kiến thức. Nếu bạn cũng là người có niềm đam mê với ca hát thì hãy cùng đội ngũ Phương Nam 24h tìm hiểu xem muốn làm ca sĩ phải thi vào khối gì và học ở trường nào?

Muốn làm ca sĩ phải thi vào khối gì và học ở trường nào?

Muốn trở thành ca sĩ phải thi khối gì?

Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ muốn làm ca sĩ vì khi nổi tiếng sẽ được nhiều người biết đến, được cống hiến, được theo đuổi và sống với niềm đam mê của mình,…. Tuy nhiên hành trình để có được ánh hào quang của nghề ca sĩ còn phụ thuộc vào cái duyên và phần lớn dựa vào sự nỗ lực, cố gắng không ngừng để trau dồi kiến thức cũng như rèn luyện bản thân. Chính vì thế, bất kỳ ai khi muốn trở thành ca sĩ đều phải nghiêm túc theo học chương trình đào tạo bài bản mà việc trước tiên cần phải làm là thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng nghệ thuật. Vậy làm ca sĩ phải thi khối nào? Để thi tuyển vào các trường đào tạo nghệ thuật và học ngành ca sĩ, bạn sẽ phải đăng ký thi khối N bao gồm môn văn và các môn năng khiếu. Cụ thể hơn, khối N bao gồm các tổ hợp khối:

– Khối N00 (Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc 1, Năng khiếu Âm nhạc 2).

– Khối N01 (Ngữ văn, Xướng âm, biểu diễn nghệ thuật).

– Khối N02 (Ngữ văn, Ký xướng âm, Hát hoặc biểu diễn nhạc cụ).

– Khối N03 (Ngữ văn, Ghi âm – Xướng âm, chuyên môn).

– Khối N04 (Ngữ văn, Năng khiếu thuyết trình, Năng khiếu).

– Khối N05 (Ngữ văn, Xây dựng kịch bản sự kiện, Năng khiếu).

– Khối N06 (Ngữ văn, Ghi âm – xướng âm, chuyên môn).

– Khối N07 (Ngữ văn, Ghi âm – xướng âm, chuyên môn).

– Khối N08 (Ngữ văn, Hòa thanh, Phát triển chủ đề và phổ thơ).

– Khối N09 (Ngữ văn, Hòa Thanh, Bốc thăm đề – chỉ huy tại chỗ).

Đề của môn văn sẽ thi theo đề chung của Bộ giáo dục. Đề của môn năng khiếu sẽ thi theo đề riêng của các trường đào tạo. Thông thường môn năng khiếu sẽ được nhân hệ số 2 và bao gồm 2 nội dung thi chính như sau:

Nội dung 1: Hát, xướng âm

– Hát tự chọn: Cần chọn bài hát phù hợp với chất giọng cũng như khả năng của mình. Khi hát cần rõ lời, phát âm chuẩn, đúng giai điệu kết hợp cùng phong cách biểu diễn thu hút.

– Xướng âm: Thể hiện đúng cao độ, trường độ nốt nhạc trong câu nhạc cho sẵn.

– Sử dụng một loại nhạc cụ: Thí sinh tự mang theo nhạc cụ để biểu diễn, nếu không biết thì không phải trình bày nội dung này.

Nội dung 2: Thẩm âm, tiết tấu

– Nhái âm theo tiếng đàn của giám khảo (đàn phím điện tử hoặc Piano).

– Vỗ theo tiết tấu của giám khảo.

Muốn làm ca sĩ phải thi trường nào?

Muốn làm ca sĩ nên học trường nào?

Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều trường đào tạo thanh nhạc. Nếu muốn làm ca sĩ, bạn có thể đăng ký thi tuyển và học tập tại những trường sau:

1. Đại Học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương.

2. Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

3. Đại Học Văn hóa Hà Nội.

4. Đại học Sư phạm Hà Nội (ngành Sư phạm Âm nhạc).

5. Đại Học Văn Hóa Nghệ Thuật Quân đội.

6. Cao đẳng văn hóa nghệ thuật.

7. Nhạc viện TPHCM.

8. Trường đại học Sài Gòn.

9. Trường Đại học nghệ thuật Huế.

10. Đại học Văn Hiến.

11. Đại Học Văn hóa Hà Nội.

12. Trường Âm Nhạc TED Saigon.

13. Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh.

14. Trường Cao đẳng Sân khấu – Điện ảnh Tp.Hồ Chí Minh.

15. Và còn rất nhiều trường CĐ, ĐH nghệ thuật khác.

Bạn có thể tham khảo thêm thông tin chi tiết về các trường đại học đào tạo ngành ca sĩ → Tại Đây.

Với những chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã biết muốn làm ca sĩ phải thi vào khối gì và học ở trường nào? Nếu không còn phù hợp để thi tuyển vào các trường học đào tạo chính quy, bạn có thể theo đuổi đam mê âm nhạc, trở thành ca sĩ bằng cách tham gia học tập tại các trung tâm đào tạo ca sĩ chuyên nghiệp. Chúc các bạn thành công với niềm đam mê ca hát của mình!