Lão Phật gia là gì và lão Phật gia là ai trong lịch sử?

Lão Phật gia là ai trong lịch sử?

Trong các bộ phim điện ảnh Trung Quốc, Từ Hi Thái hậu – vị Hoàng thái hậu của triều đại nhà Thanh thường tự xưng là “lão Phật gia”. Vì vậy mà “lão Phật gia” đã trở thành một cụm từ chuyên để gọi Từ Hi Thái hậu, tuy nhiên bà lại không phải là người đầu tiên sử dụng danh xưng này.

Một trích đoạn ghi lại trong hồ sơ của Thăng Bình thự, phụ trách việc biểu diễn cung đình của nhà Thanh có ghi: “Ngày 24 tháng 12 năm Đồng Trị thứ 2, nô tài An Phúc cẩn tấu, ngày mồng 1 tháng Giêng tết Nguyên Tiêu, Phật gia ngồi nhận chúc phúc trong Từ Ninh cung, nô tài An Phúc dẫn theo Trung Hòa tứ hầu Trung Hòa thiều lạc, xin biểu diễn hòa tấu”.

Đồng Trị năm thứ 2 là năm 1863, tổng quản Thái giám An Phúc phụ trách Thăng Bình thự đã đến Từ Ninh cung chúc phúc Phật gia. Từ Ninh cung lại chính là nơi ở của Từ Hi Thái hậu, vì vậy “Phật gia” ở đây chính là dùng để gọi Từ Hi Thái hậu.

Hình ảnh “lão phật gia” Từ Hi Thái hậu

Cho đến năm Đồng Trị thứ 4, bắt đầu xuất hiện những cách gọi “Đông Phật gia”, “Tây Phật gia”, đó cũng là lúc Từ Hi và Từ An đều được dùng từ “Phật gia” để xưng hô.

Vào năm Đồng Trị thứ 12, cụm từ “lão Phật gia” chính thức xuất hiện khi Thái giám An Phúc lần đầu thêm chữ “lão” vào trước “Phật gia”. Tuy nhiên người đầu tiên được gọi là “lão Phật gia” lại là Từ An chứ không phải Từ Hi.

Mãi cho đến tháng 3 năm 1881, khi Từ An Thái hậu qua đời, “lão Phật gia” mới trở thành cách gọi quen thuộc của Từ Hi. Sau này, Từ Hi rất thích chụp ảnh, mỗi lần chụp đều thích trang điểm giống Quan Âm đại sĩ cứu khổ cứu nạn, vì thế mà mọi người càng cho rằng “lão Phật gia” là cách gọi quen thuộc của Từ Hi Thái hậu.

Ý nghĩa của từ “Lão phật gia” trong lịch sử Trung Quốc

Để hiểu được danh xưng này, chúng ta phải biết một khái niệm đó chính là “Văn thù hoàng đế”. Đây là cách tôn xưng của Phật Giáo Tây Tạng đối với Hoàng đế Trung Quốc (đặc biệt là Hoàng đế nhà Thanh). Phật Giáo Tây Tạng tôn trọng và cho rằng Hoàng đế Trung Quốc là hóa thân của Văn Thù Bồ Tát, khiến cho thế gian trở nên an bình, chuyển luân vương.

Căn cứ vào quan điểm được tuyên bố và công nhận bởi chính triều đình nhà Thanh thì tên gọi Mãn Châu được bắt nguồn từ tên của Văn Thù Bồ Tát ( Tiếng Phạn: Manjusri). Tên của Văn Thù Bồ Tát dịch ra chữ Hán có ý nghĩa là “Diệu cát tường”; Manju – Văn thù hoặc mạn thù có ý là mỹ diệu, lịch sự tao nhã; sri- Sư lợi hoặc thất lợi, ý nghĩa rằng cát tường, mỹ quan, trang nghiêm.

“Lão Phật gia” còn là cách tôn xưng của Phật Giáo Tây Tạng đối với Hoàng đế Trung Quốc

Và khi Hoàng đế Mãn Thanh được tôn xưng là Văn Thù Hoàng đế hay Manju Hoàng đế – Mãn Châu Hoàng đế, ngài sẽ được gọi tắt là Phật Gia. Do vậy, Lão Phật Gia chính là danh từ đặc xưng của Hoàng đế nhà Thanh.

Trong lịch sử không ít các hoàng đế của triều đại khác nhau có đặc xưng (ngoài miếu hiệu, thụy hiệu, tôn xưng). Ví dụ thời Tống thì đặc xưng Hoàng đế là “Quan gia”, triều Minh thì hoàng đế đặc xưng là “Đại gia”, thời Đường thì Hoàng đế đặc xưng là “Thánh nhân”….

Và chính bởi vậy, dụng ý của Từ Hy thái hậu khi cho người gọi mình là “lão phật gia” chính là để bản thân ngang hàng với các vị hoàng đế, nắm quyền lực tối cao, thỏa mãn tham vọng “dưới một người mà trên vạn người” của bà từ ngày trẻ.

“Lão phật gia Sơn Kim” nắm quyền lực sau đế chế Sơn Kim Group là ai?

Trong những gương mặt nữ doanh nhân thành đạt ở Việt Nam chắc chắn không ai không biết tới bà Nguyễn Thị Sơn. Bà chính là người sáng lập nên gia tộc Sơn Kim lừng lẫy.

Năm 1987, ở độ tuổi trên 30, bà Sơn được Nhà nước giao trọng trách về quản lý Công ty Legamex, một trong những doanh nghiệp Nhà nước tiên phong cổ phần hóa. Ở thời kỳ đỉnh cao vào thập niên 90, Legamex dưới sự quản lý và điều hành của bà Sơn có 4.000 nhân viên chính thức, giải quyết được việc làm cho khoảng 10.000 nhân viên ở các công ty vệ tinh.

Bà Sơn chia sẻ: “Là một gia tộc có truyền thống kinh doanh ngành vải sợi, bố mẹ tôi là người Bắc Ninh, sống ở Hà Nội, di cư vào miền Nam năm 1954. Khi ở Hà Nội, mẹ tôi có một tiệm bán vải lụa. Sau đó, gia đình tôi có 2 năm sống ở Huế. Vào Sài Gòn năm 1956, mẹ tôi quyết định mở cơ sở may quần áo thương hiệu Đại Thành, bán sỉ ở các chợ Thủ Đức, Tam Hiệp, Ông Tạ, Trương Minh Giảng, Gò Vấp, Chợ Lớn, Bến Thành và các tỉnh miền Trung…

Chân dung nữ chủ nhân của gia tộc Kim Sơn cùng các con

Thương hiệu Lega-fashion xuất hiện ngày càng nhiều trên thương trường, xuất khẩu qua các nước Liên Xô, Ba Lan,… và Legamex trở thành công ty may mặc lớn nhất Việt Nam lúc bấy giờ.

Sau những biến cố dài của Legamex, Bà Nguyễn Thị Sơn quay lại phát triển sự nghiệp kinh doanh cùng Sơn Kim Group. Nhờ nền tảng từ những thế hệ đi trước, thế hệ thứ ba của nhà họ Nguyễn đã thành lập Sơn Kim Group vào năm 1993, sau khi ông Nguyễn Hoàng Tuấn, con trai bà Nguyễn Thị Sơn du học về nước.

Cùng năm này, Sơn Kim Fashion cũng ra đời, xây dựng thương hiệu Vera và tiến sang các thị trường Ý, Mỹ, Nhật, Tây Ban Nha. Khởi đầu từ một công ty thời trang, Sơn Kim Group đã nhanh chóng phát triển đa ngành nghề xoay quanh bất động sản (Sơn Kim Land), kinh doanh thương mại, dịch vụ, ăn uống, nhà hàng (Sơn Kim Retail), dược phẩm (Nanogen-Bio), thiết kế nội thất (Duy Quân), trà – cà phê (Golden Moutain), sản xuất hàng thời trang (VERA), bán hàng online, kênh truyền hình (GS.SHOP).

Năm 1998, bà Nguyễn Thị Sơn chuyển sang công tác tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lí Doanh nghiệp (CBAM) thuộc VCCI.

Sau khi tham gia Ban chấp hành Hội Luật gia Việt Nam (VLA), bà Sơn được bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lí và Kinh doanh quốc tế vào năm 2006.

Năm 60 tuổi, bà Sơn thành lập CTCP Đầu tư phát triển giáo dục Đông Nam Á và Trường THCS, THPT Duy Tân. Ở tuổi 70, bà Sơn đang chuyển giao dần công việc quản lý giáo dục cho cháu nội Nguyễn Hoàng Việt.

Hiện tại, bà chia sẻ có việc ở Viện Khoa học Pháp lý và SEAEDI cùng đam mê với Facebook – mục tiêu là mỗi ngày nhất định phải có 1 status trên nền tảng mạng xã hội này, nên bà không còn thời gian để can thiệp vào chuyện kinh doanh của con cái.