Thực tế, không hiếm gặp những đôi nam nữ không đăng ký kết hôn nhưng có con chung với nhau. Nếu trong trường hợp có mâu thuẫn thì quyền nuôi con sẽ thuộc về bên nào?
Không đăng ký kết hôn nhưng có con chung, ai được quyền nuôi con?
Theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân Gia đình, dù có đủ điều kiện để đăng ký kết hôn nhưng không đăng ký mà chỉ sống chung với nhau như vợ chồng thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng và không được pháp luật công nhận là vợ chồng.
Tuy nhiên, nếu có con chung thì pháp luật vẫn thừa nhận và quyền, nghĩa vụ với con vẫn được xác lập.
Điều 71 Luật này cũng nêu rõ, cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Do đó, khi không chung sống với nhau nữa thì việc quyết định ai nuôi con vẫn dựa vào nguyên tắc thỏa thuận.
Trong trường hợp không đăng ký kết hôn nhưng có tranh chấp về nuôi con thì vẫn được giải quyết theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình.
Cụ thể theo khoản 2, Điều 84 thì vợ chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên. Trường hợp không thỏa thuận được thì tòa án quyết định giao cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.
– Nếu con từ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
– Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, dù 2 bạn không đăng ký kết hôn, con chung mang họ mẹ thì cả hai bên cha, mẹ đều bình đẳng trong việc thỏa thuận ai là người nuôi con. Nếu không thỏa thuận được, phải thực hiện trên cơ sở pháp luật, tự ý bắt con hay không có thỏa thuận hay theo quyết định của tòa án là vi phạm pháp luật.
Do đó nếu hai bạn không thỏa thuận được việc nuôi con thuộc về ai thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết.
Không đăng ký kết hôn có làm giấy khai sinh cho con được không?
Chào bạn, trường hợp của bạn nếu chưa đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận hai bạn là vợ chồng. Do đó, con được sinh ra khi hai bạn chưa có Giấy chứng nhận kết hôn sẽ là con ngoài giá thú.
Căn cứ Luật hộ tịch năm 2014; Nghị định 123/2015/NĐ-CP và Thông tư 04/2020/TT-BTP, trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được thông tin người cha thì phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh sẽ được để trống. Con sẽ được mang họ của mẹ.
Tuy nhiên, nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha làm đến làm thủ tục nhận cha – con thì Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh. Đúng theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 04/2020/TT-BTP việc khai sinh cho con và nhận cha, con có thể kết hợp giải quyết đồng thời cùng lúc.
“1. Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Như vậy, vào thời điểm làm giấy khai sinh cho con, chồng bạn có thể tiến hành thủ tục nhận cha – con, để UBND cấp xã sẽ kết hợp việc nhận con và làm giấy khai sinh cho trẻ. Lúc này, trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của trẻ có đầy đủ thông tin của cha và mẹ.
Không đăng ký kết hôn con có được mang họ bố không?
Căn cứ quy định của Luật hộ tịch năm 2014; Nghị định 123/2015/NĐ-CP và Thông tư 04/2020/TT-BTP, các giấy tờ cần chuẩn bị khi đăng khí khai sinh cho con gồm:
– Tờ khai theo mẫu
– Giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Nếu không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.
– Giấy đăng ký kết hôn (nếu đã đăng ký)
Vậy khi khai sinh cho con mà vợ, chồng bạn chưa đăng ký kết hôn thì không thể khai sinh lấy họ của người cha được vì cần Giấy đăng ký kết hôn. Lúc này, cần làm thủ tục cha nhận con trước, sau đó mới khai sinh cho con.
Về thủ tục nhận cha, con
Theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2015/NĐ-CP có quy định về việc đăng ký nhận cha, mẹ, con như sau:
Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con xuất trình giấy tờ theo quy định và trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã.
Hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con gồm:
– Tờ khai nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha – con hoặc quan hệ mẹ – con;
– Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng.
– Thời gian giải quyết là trong 03 ngày làm việc, trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.
Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con. Như vậy, vợ chồng bạn không đăng ký kết hôn có con chung mà muốn con mang họ cha khi khai sinh thì buộc phải làm thủ tục nhận cha, con kết hợp với thủ tục khai sinh. Tuy nhiên nếu các bạn đã có văn bản thừa nhận con chung thì lúc này không cần thực hiện thủ tục nhận cha – con nữa mà khi làm đăng ký khai sinh xuất trình thêm văn bản này thì trong Giấy khai sinh sẽ có đầy đủ thông tin cả cha và mẹ. Trên đây là thông tin về vấn đề không đăng ký kết hôn nhưng có con chung. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ. >> Đăng ký kết hôn sau khi sinh con có bị phạt không?
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!