Fe(OH)3 màu gì? Là câu hỏi mà được các bạn học sinh thường đặt ra. Để giải đáp Fe(OH)3 có màu gì xin mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Fe(OH)3 là chất gì?
– Fe(OH)3 là một hidroxit tạo bởi Fe3+ và có nhóm OH. Hợp chất này tồn tại ở trạng thái rắn và có màu nâu đỏ.
– Fe(OH)3 có tên gọi là Sắt(III) Hidroxit và Ferric Hydroxit . Ngoài ra Sắt(III) Hidroxit còn được gọi với tên gọi khác là Sắt oxit vàng hoặc Pigment Yellow 42. Sắt(III) hidroxit cũng là một dạng trihydrat của hợp chất sắt(III) oxit, Fe2O3.3H2O.
Fe(OH)3 màu gì? Tính chất của Fe(OH)3
Fe(OH)3 màu gì? Màu của Ferric Hydroxit dao động từ màu vàng qua màu nâu sẫm đến màu đen, phụ thuộc vào mức độ hydrat hóa, kích thước hạt, hình dạng, và cấu trúc của tinh thể.
Tính chất vật lý:
Là chất rắn, có màu nâu đỏ, không tan được trong nước.
Tính chất hóa học:
Fe(OH) mang đầy đủ tính chất hóa học của một bazơ không tan.
– Bị nhiệt phân:
PTHH: 2Fe(OH)3 → Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
– Tác dụng với axit
PTHH: Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O
PTHH: Fe(OH)3 + 3HNO3 → Fe(NO3)3 + 3H2O
Điều chế Ferric Hydroxit
Cho dung dịch bazơ vào trong dung dịch muối sắt (III)
PTHH: Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ +3NaCl
2FeCl3 + 3Ba(OH)2 → 2Fe(OH)3 ↓ +3BaCl2
Một số hợp chất khác của Fe(OH)3
Bên cạnh tìm hiểu Fe(OH)3 màu gì? Nắm rõ một số hợp chất khác của Fe(OH)3 gồm những hợp chất nào? Tính chất ra sao là yêu tố cần:
Hợp chất sắt(II)
Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt(II) đó là tính khử Fe2+ thành Fe3+.
– Sắt(II) oxit (FeO)
FeO là chất rắn màu đen, không có ở trong tự nhiên; FeO tác dụng với dung dịch HNO3 thu được muối sắt(III):
PTHH: 3Fe+2O+ 10HN+503(loãng) −→to 3Fe+3(N03)3+ N+2O↑ +5H20
Sắt(II) oxit có thể điều chế bằng cách dùng H2 hay CO khử sắt(III) oxit ở nhiệt độ 500°C.
– Sắt(II) hidroxit (Fe(OH)2)
Fe(OH)2 nguyên chất là một loại chất rắn, màu trắng hơi có màu xanh, không tan được trong nước. Trong không khí, Fe(OH)2 sẽ dễ bị oxi hóa thành Fe(OH)3 màu nâu đỏ. Vì vậy, muốn có Fe(OH)2 tinh khiết buộc phải điều chế trong điều kiện không có không khí.
– Muối sắt(II)
Đa số muối sắt(II) tan được trong nước, khi kết tinh thường ở dạng ngậm nước. Ví dụ: FeSO4.7H2O; FeCl2.4H2O.
Muối sắt(II) rất dễ bị oxi hóa thành muối sắt(III) bởi các chất oxi hóa.
Muối sắt(II) thường được điều chế bằng cách cho Fe (hoặc FeO; Fe(OH)2) tác dụng với axit HCl hoặc H2SO4 loãng.
Hợp chất của sắt(III)
Tính chất hóa học và đặc trưng của hợp chất sắt(III) là tính oxi hóa.
– Sắt(III) oxit (Fe2O3)
Fe2O3 là chất rắn màu đỏ nâu, không tan được ở trong nước.
Fe2O3 là oxit bazơ nên rất dễ tan trong các dung dịch có tính axit mạnh.
Ở nhiệt độ cao, Fe2O3 sẽ bị CO hoặc H khử thành Fe.
Fe2O3 có thể điều chế bằng phản ứng phân hủy Fe(OH)3 khi ở nhiệt độ cao.
Fe2O3 có trong tự nhiên dưới dạng quặng hematit sử dụng để luyện gang.
Ứng dụng của Fe2O3:
– Fe2O3 đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo màu cho các loại men hay gốm sứ và giúp làm giảm rạn men.
– Các hợp chất của sắt là các chất tạo màu phổ biến nhất trong ngành gốm. Sắt có thể biểu hiện khác biệt phụ thuộc môi trường lò, nhiệt độ nung, thời gian nung và phụ theo thành phần hoá học của men. Vì vậy, có thể nói nó là một trong những nguyên liệu lý thú nhất.
– Ngoài giữ chức năng tạo màu, thêm Fe2O3 vào men giúp giảm rạn men (nếu hàm lượng sử dụng dưới 2%).
Muối sắt(III)
Đa số các muối sắt(III) tan trong nước, khi kết tinh thường ở dưới dạng ngậm nước. Ví dụ: FeCl3.6H2O; Fe2(SO4)3.9H2O
Các muối sắt(III) có tính oxi hóa, dễ bị khử thành loại muối sắt(II).
>> Xem thêm:
Dung dịch FeCl3 màu gì? Tính chất hóa học và ứng dụng của FeCl3
FeCl2 màu gì? FeCl2 có cấu tạo như thế nào?
Hy vọng qua bài viết trên hy vọng sẽ giúp các bạn học sinh biết được Fe(OH)3 màu gì và cách để điều chế Fe(OH)3. Chúc các bạn luôn đạt kết quả học tập cao và gặt hái được nhiều thành tích hơn nữa trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!