Với từng dây dẫn điện đều có những yêu cầu về khả năng chịu tải cũng như tiêu chuẩn điện trở cách điện. Việc nắm được tiêu chuẩn đo điện trở cách điện dây dẫn sẽ giúp đảm bảo dây dẫn đạt tiêu chuẩn, đạt an toàn cho người sử dụng. Vậy tiêu chuẩn và cách đo điện trở cách điện dây dẫn trực tiếp và gián tiếp như thế nào? Bạn hãy tham khảo ngay những thông tin dưới đây.
Tiêu chuẩn đo điện trở cách điện dây dẫn
Hầu như mỗi thiết bị điện hay hệ thống sẽ đều đi kèm với dây dẫn điện. Dây dẫn điện sẽ được cách điện qua phần vỏ của thiết bị. Tiêu chuẩn đo điện trở cách điện của dây dẫn điện sẽ thường không nhất quán dp còn phụ thuộc vào từng dòng điện, từng thiết bị điện hay chất lượng của dây dẫn.
Tiêu chuẩn đo điện trở cách điện dây dẫn được quy định tại các tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5936:1995, TCVN 2103 – 1994, TCVN 6610-5 : 2007. Bạn có thể tham khảo bảng đo điện trở cách điện của cáp (dây dẫn), dây cáp điện:
Chiều dày cách điện
Kích thước ngoài trung bình
Điện trở cách điện nhỏ nhất ở 70 °C
Điện trở ruột dẫn lớn nhất ở 20 °C
Giá trị qui định
(mm)
Giới hạn dưới
mm
Giới hạn trên
mm
MΩ. km
Ω/km
0,8
2,2 x 4,4
3,5 x 7,0
0,019
270
Cách đo điện trở cách điện dây dẫn trực tiếp và gián tiếp
Từ việc tìm hiểu tiêu chuẩn điện trở cách điện dây dẫn, bạn sẽ cần tiến hành đo điện trở cách điện dây dẫn bao nhiêu là đạt? Nhờ vậy, bạn sẽ biết được dây dẫn điện lắp cho hệ thống điện này có tốt, đạt điều kiện về khả năng tải điện cũng như đảm bảo an toàn cho người dùng và các thiết bị.
Để biết được điện trở cách điện dây dẫn bao nhiêu là đạt, bạn có thể tham khảo ngay hướng dẫn cách đo điện trở cách điện dây dẫn với hay loại trực tiếp và gián tiếp dưới đây.
Cách đo điện trở cách điện gián tiếp
Để thực hiện đo điện trở cách điện theo cách gián tiếp, bạn sẽ cần sử dụng ampe kìm hoặc đồng hồ vạn năng… Đầu tiên, bạn sẽ cần tìm mức điện rò tại những thang đo điện áp tiêu chuẩn như 500V, 2500V, 5000V tùy thuộc vào từng mức điện áp của dây dẫn.
Sau khi đo và có kết quả chỉ số dòng rò, bạn có thể tiến hành tính điện trở cách điện theo công thức sau:
Rcđ = Udd / Irò
- Trong đó:
- Rcđ là điện trở cách (MΩ)
- Uđ là điện áp một chiều được đặt vào cách điện (V)
- Irò: là dòng điện dò đo được (A).
Kết quả chính là mức điện trở cách điện của dây dẫn, bạn sẽ cần đối chiếu với TCVN về điện trở cách điện đúng với loại dây đang dùng. Khi đó, bạn sẽ biết nên sử dụng loại dây này hay đổi sang loại khác.
Xem thêm: Điện trở cách điện là gì? Cách đo điện trở cách điện bằng megaohm chi tiết
Hướng dẫn cách đo điện trở cách điện của dây dẫn trực tiếp
Thay vì đo dòng rò và thực hiện tính điện trở cách điện của dây, bạn có thể tham khảo ngay cách đo trực tiếp. Tuy nhiên, bạn sẽ cần có đồng hồ megomet (đồng hồ đo điện trở cách điện) với một số sản phẩm tiêu biểu như đồng hồ đo điện trở cách điện Kyoritsu 3005A, Hioki IR4056-21, Hioki 3490,…
Cách đo điện trở cách điện của dây dẫn trực tiếp như sau:
Bước 1: Chọn mức thang đo điện áp thử từ 500V – 500V trên đồng hồ đo điện trở cách điện.
Bước 2: Kẹp hai đầu đo của đồng hồ vào dây điện.
Bước 3: Tiến hành đo và đọc kết quả được hiển thị trên màn hình. Tiếp đó, so sánh kết quả với tiêu chuẩn điện trở cách điện của dây dẫn.
Có thể bạn quan tâm: Giá trị điện trở cách điện tiêu chuẩn bao nhiêu là an toàn?
Lưu ý khi đo điện trở cách điện dây dẫn
Trong quá trình đo điện trở cách điện, bạn sẽ cần nắm được những lưu ý khi sử dụng đồng hồ đo điện trở cũng như hệ thống điện. Bạn có thể tham khảo những lưu ý dưới đây:
- Luôn kiểm tra nguồn điện và ngắt nguồn điện với các thiết bị khi tiến hành đo.
- Ngắt nguồn điện nối đất để đảm bảo an toàn.
- Kiểm tra các đồng hồ đo điện cần đảm bảo độ chính xác cao, không bị hỏng hóc.
- Chú ý, nên vệ sinh các bề mặt sẽ đo để đảm bảo kết quả đo được chính xác.
Tổng hợp những thông tin về tiêu chuẩn đo điện trở cách điện dây dẫn và cách đo điện trở cách điện đường dây chắc chắn sẽ giúp bạn có thâm nhiều thông tin khi lắp đặt, sử dụng hệ thống dây dẫn điện. Từ đó, đảm bảo hệ thống điện cung cấp điện ổn định và an toàn cho các thiết bị cũng như con người.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!