Mách bạn cách hấp cua Cà Mau chắc thịt, không rụng càng

Cua là một loại hải sản không còn gì xa lạ với người dân Việt Nam. Nhưng Quý Khách đã biết cách hấp cua đúng chuẩn chưa? Qua bài viết này, ĐẢO HẢI SẢN sẽ mách Khách yêu một số bí quyết để hấp cua Cà Mau chắc thịt, không rụng càng nhé.

Cách hấp cua Cà Mau nhanh, chắc thịt

Trong cua chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, vừa bổ dưỡng lại có thể chế biến ra được vô vàn món ăn hấp dẫn. Trong vô vàn các món ăn đó, cua hấp hẳn là món ăn thông dụng nhất vì dễ chế biến và vẫn giữ được độ ngọt dai tự nhiên của thịt cua.

càng cua cà mau to chắc thịt

Cách sơ chế cua Cà Mau

Trước tiên cùng ĐẢO HẢI SẢN điểm qua các nguyên liệu nhé:

  • Cua biển: 2 con.

  • Bia: ½ lon.

  • Hành tây: 1 củ nhỏ.

  • Gừng: 1 nhánh.

  • Sả: 1 cây.

  • Ớt: 1 trái.

  • Hành lá.

  • Rau mùi.

  • Cà chua.

  • Các gia vị cơ bản: tiêu, hạt nêm,…

sơ chế cua cà mau

Tiến hành sơ chế cua cà mau

Mẹo nhỏ: khiến cua bị tê liệt sẽ giúp Khách không bị kẹp tay và cua không bị rụng chân sau khi hấp

Cua biển mua về ngâm trong 1 tô nước tầm 15 phút. Khi đủ 15 phút, tiếp tục thay nước sạch khác và ngâm thêm 15 phút nữa, ở đợt ngâm lần 2 Quý Khách thêm vào rượu trắng để cua nhanh nhả hết đất cát hơn.

KHÁCH YÊU THAM KHẢO GIÁ CUA HÔM NAY TẠI ĐẢO:

  • Lật con cua lên, dùng dao gậy phầm yếm của cua lên, bên dưới yếm chính là phần ức cua, để ý sẽ nhận ra có 1 lỗ bé bé. Dùng mũi nhọn của dao hoặc kéo đâm vào, đây chính là đâm vào tim của cua. Việc này khiến cua co càng, co chân, sẽ giãy giụa một chút nhưng rồi tê liệt.

  • Ngoài ra, Quý Khách có thể sử dụng cách cho cua vào hộp hoặc túi, bỏ vào ngăn đá chừng 15 phút. Cách làm này cũng khiến cua bị tê liệt.

  • Hành tây lột vỏ, cắt múi cau.

  • Gừng bỏ vỏ, thái nhỏ gừng.

  • Sả rửa sạch, đập dập.

  • Ớt bỏ hết hạt đi, cắt nhỏ.

  • Hành lá rửa sạch cắt khúc.

  • Có thể dùng thêm cà chua và rau mùi để trang trí nếu thích: rau mùi rửa sạch để ráo nước, cà chua tỉa hoa cho đẹp mắt.

Tiến hành hấp cua biển

cách hấp cua cà mau biển nhanh không đứt chân

  • Xếp cua vào 1 cái đĩa sâu, rắc lên trên hành tây, gừng, sả, hành, ớt, tiêu và hạt nêm.

  • Đổ bia lên trên mình cua.

  • Cho lên bếp đun sôi, sau khi sôi hạ lửa về mức trung bình.

  • Đợi cua được hấp chín phần trên bằng hơi bia đến khi phần mai cua và cả con cua chuyển sang màu cam đẹp mắt (tầm khoảng 10 phút). Thế là món ăn đã sẵn sàng.

Nào cùng xếp cua ra đĩa, đổ vài muỗng nước bia trong nồi lên trên mình cua để tránh việc cua bị khô. Trang trí lên thêm một ít hành, ngò và cà chua. Hoặc Khách có thể trang trí bất kỳ loại rau củ nào tùy ý thích.

Cua sau khi được hấp sở hữu một hương thơm nồng mùi sả và gừng, vị cua ngọt mềm, vẫn giữ nguyên được độ dai hấp dẫn, Dùng cua biển kèm nước chấm như muối ớt xanh, muối tiêu chanh,…thật là sự kết hợp hoàn hảo.

Xem chi tiết: Cách nấu lẩu cua Cà Mau đậm đà hương vị quê hương xứ Đất Mũi

Cách chọn cua biển ngon, hấp không bị bở

Chọn cua biển ngon, chắc thịt

4 lưu ý Quý Khách cần biết khi lựa chọn cua biển:

  • Xem càng: chú ý đến màu lớp da lụa (hay còn gọi là da non) của cua, nằm giữa kẹt khuỷu trên càng cua. Nếu lớp da có màu hồng đỏ hoặc hồng sậm thì chứng tỏ cua nhiều thịt. Để ý kỹ hơn nếu phần da đó thẳng bóng, càng tuyệt vời hơn vì đó là cua mới bắt, cua mập. Cua cũ sẽ ốm, lớp da non nhăn nheo.

  • Bóp yếm cua: Bóp thử yếm của cua, nếu cứng tay thì đó là cua ngon. Ngược lại, nếu mềm mềm, phập phồng thì cua ít thịt.

  • Bóp phần đầu đùi của que dầm bơi: Nếu cua giãy giụa toàn bộ que và càng thì cua còn khỏe (thịt ngon).

  • Không nên chọn mua những con cua nhìn càng và mai có màu hơi xanh, ấn tay vào yếm có cảm giác mềm là loại cua mọng nước, có rất ít thịt, không được ngon. Trong trường hợp Khách cần vận chuyển cua đi đường xa hoặc bảo quản lâu ngày khi trời nắng nóng thì cần phải lựa chọn con cua thật tươi, nhìn yếm cua vẫn còn bám chắc vào thân cua, để ý thấy chân và càng cua chuyển động linh hoạt, gai cua còn sắc.