Chiên chân không là gì? Công nghệ chiên chân không ra đời như thế nào? Công nghệ này có khác gì với phương pháp chiên thông thường không? Thông tin chi tiết sẽ có trong bài viết dưới đây.
Hiện nay có rất nhiều món ăn được chế biến dựa trên công nghệ chiên chân không, nhưng ít ai biết được chiên chân không là gì và công nghệ này bắt nguồn từ đâu. Cùng thongtinkythuat.com tìm hiểu rõ hơn về công nghệ tiên tiến này.
Chiên chân không là gì?
Trước khi công nghệ chiên chân không ra đời, thì phương pháp chiên trong dầu ăn vẫn được mọi người ưa chuộng sử dụng. Tuy nhiên, khi chiên với dầu ăn có nhiệt độ cao sẽ làm mất một số yếu tố có trong nguyên liệu khiến thức ăn ít chất dinh dưỡng hơn.
Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu đã phát minh ra công nghệ chiên chân không, đây là phương pháp chiên ngập các loại trái cây trong dầu ở buồng kín và được họ tạo áp suất âm liên tục. Điều này sẽ giúp các nhà nghiên cứu khống chế được nhiệt độ sôi của dầu ở mức thấp nhất có thể (khoảng 100 độ C) nên sẽ ít ảnh hưởng đến hương vị, màu sắc cũng như chất dinh dưỡng có trong nguyên liệu chế biến.
Chiên chân không là quá trình lấy đi hàm lượng nước nhất định có trong nguyên liệu cần chế biến. Quá trình này diễn ra trong môi trường chân không, có áp suất và nhiệt độ thấp. Trong đó, môi trường chân không được tạo ra từ một hệ thống là sự kết hợp giữa các thiết bị cơ khí điện tử và khí nén hiện đại. Nhờ có công nghệ này nên nguyên liệu sau khi bị mất nước sẽ trở thành thực phẩm khô nhưng vẫn giữ được màu sắc cũng như chất dinh dưỡng vốn có.
Xem thêm:
- Nồi chiên không dầu là gì? Công dụng của nồi chiên không dầu
- Hướng dẫn cách lắp nồi chiên không dầu an toàn, nhanh chóng
Cấu tạo công nghệ chiên chân không
So với phương pháp chiên chân không ở thời kỳ đầu thì hiện nay, công nghệ này đã có sự cải tiến rõ rệt trong cấu tạo các thiết bị. Nhờ vậy, ngành công nghiệp thực phẩm có thể tạo ra nhiều sản phẩm mới từ nhiều nguyên liệu khác nhau.
Công nghệ chiên chân không có cấu tạo đầy đủ gồm các bộ phận sau: Buồng chiên; máy bơm chân không; hệ thống ngưng tụ, giải nhiệt và tuần hoàn nước; cơ cấu nâng hạ, xoay giỏ trong khi vận hành; hệ thống ly tâm tách dầu; bộ phận cung cấp khí nén; các cơ cấu cơ khí điện tử phối hợp; hệ thống điều khiển và hệ thống lọc dầu tuần hoàn để đảm bảo độ bền của dầu.
Tùy thuộc vào số lượng nguyên liệu ở mỗi lần chiên là nhiều hay ít nên công nghệ này sẽ có công suất và kích thước của mỗi bộ phận là khác nhau, những vẫn cần đảm bảo hệ thống có độ kín nhất định để tạo được áp suất âm.
Ưu nhược điểm của công nghệ chiên chân không
Ưu điểm
Nhờ sử dụng công nghệ chiên chân không nên các sản phẩm làm ra vẫn đảm bảo giữ được màu sắc, hương vị cũng như các chất dinh dưỡng có trong nguyên liệu tươi. Phương pháp này lấy đi lượng nước có trong nguyên liệu nên khi ăn bạn sẽ thấy món ăn giòn hơn và ngon hơn khi sấy, bởi vì phương pháp sấy thực phẩm chủ yếu là sấy dẻo nên không ngon như khi chiên chân không. Một ưu điểm khác của phương pháp chiên chân không là chi phí để sản xuất sẽ thấp hơn so với việc sấy thăng hoa hay sấy chân không, nhờ đó tiết kiệm chi phí sản xuất đáng kể.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm thì công nghệ này có tồn tại nhược điểm khó tránh khỏi đó là việc sử dụng dầu để chiên. Mặc dù có sử dụng công nghệ tách dầu ly tâm nhưng vẫn khó đảm bảo thực phẩm vẫn chứa một hàm lượng dầu nhất định.
Ứng dụng của công nghệ chiên chân không
Công nghệ chiên chân không được ứng dụng trong việc sản xuất thực phẩm do khả năng lấy đi hàm lượng nước trong nguyên liệu tươi mà vẫn giữ được màu sắc cũng như hương vị tự nhiên. Có thể kể đến như các loại máy chiên chân không dùng để chế biến snack hay nấm bào ngư, hoặc các loại chuối sấy, mít sấy, khoai lang sấy, hạt sen sấy, các loại hạt sấy như hạt đậu, hạt điều…được rất nhiều người yêu thích.
Ngoài ra, nhờ sử dụng công nghệ chiên chân không ở nhiệt độ thấp nên được ứng dụng trong quá trình sản xuất và chế biến các loại rau, củ, quả, vừa đảm bảo màu sắc của nguyên liệu tự nhiên mà không mất đi chất dinh dưỡng, vừa có món ăn vặt giòn giòn, thơm ngon trọn vị.
Chiên chân không khác gì với chiên thường như thế nào?
Nhìn chung, chiên chân không hay chiên thường đều là quá trình thực phẩm được chiên bằng dầu, lúc này, dầu vừa là chất tải nhiệt nhưng cũng là chất có trong sản phẩm cuối cùng.
Tuy nhiên, công nghệ chiên chân không có sự ưu việt hơn vì thực phẩm được chiên trong điều kiện áp suất chân không. Bên cạnh đó, công nghệ này có thể được dùng để hạ nhiệt độ sôi của dầu ăn, lúc này, hàm lượng oxy còn lại không nhiều trong điều kiện nhiệt độ thấp nên chất lượng dầu được ổn định. Điều này sẽ giúp thực phẩm vẫn giữ được màu sắc vốn có cũng như các chất dinh dưỡng bên trong.
Không những vậy, so ở áp suất chân không nên nhiệt độ sôi của dầu sẽ hạ xuống mức 80-150 độ C, các hợp chất có hoạt tính sinh hoạt sẽ được giữ lại, đồng thời, khả năng khử gốc tự do cũng tốt hơn so với phương pháp chiên thông thường.
Đặc biệt, nhờ quá trình tách dầu qua hệ thống máy ly tâm nên lượng dầu còn lại trong thực phẩm sẽ ít hơn nhiều so với chiên thông thường, đảm bảo sức khỏe cho bạn và gia đình. Có thế thấy rằng, công nghệ chiên chân không ra đời là bước tiến mới giúp ngành sản xuất thực phẩm ngày càng phát triển, cung cấp thực phẩm thơm ngon mà vẫn giữ được chất dinh dưỡng vốn có.
Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát về công nghệ chiên chân không cũng như những ưu nhược điểm của phương pháp này để từ đó hiểu được tầm quan trọng của công nghệ hiện đại này.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!