Chọn bể đúc hay bể dán để chơi thủy sinh – Thủy Sinh AquaTips

Em đang phân vân, không biết nên Chọn bể đúc hay bể dán.

Đây là câu hỏi mà người chơi mới rất hay hỏi. Và xin thưa là với người chơi mới thì bể nào cũng được. Nhưng để hiểu sâu hơn, chúng ta sẽ phân tích từng loại bể để dễ dàng chọn lựa bể phù hợp nhé,

Bể đúc

Nếu bạn chỉ muốn làm những hồ nhỏ để tập chơi, chơi những bố cục đơn giản, bạn có để ý ở các tiệm hồ cá hay hồ thủy sinh có mẫu hồ đúc, kính dày khoảng 6 ly, đó là mẫu hồ kính mà 3 mặt trước nó bo tròn (xem hình bên dưới). Những mẫu hồ kính này chơi cũng được, nhưng vẫn cần kê đế cho chắc, và cũng chỉ chơi những bố cục đơn giản. Bể đúc này thường được các bạn chơi ở văn phòng, để trên bàn làm việc, hoặc làm quà tặng.

Bể đúc

Loại bể này được nhập từ TQ, đặc điểm dễ nhận biết là bo tròn 2 cạnh mặt trước, nhìn khá phê. Tuy nhiên nó lại khá mỏng, nên khá dễ ‘toang’ nếu chơi layout nặng như đá., Đôi khi là do áp lực từ bên trong, hay chẳng may tác động vào cạnh bể vì theo vật lý, việc uốn kính cong khiến khả năng chịu lực giảm đi rất nhiều.

Bể đúc bị vỡ

Nếu bạn có ý định làm một hồ thủy sinh lớn, thiết kế chuẩn, thì đừng chọn những mẫu hồ đúc. Mà hãy chọn bể dán dấu keo (siêu trong / Việt Nhật) tùy vào kinh phí / khả năng bạn có thể chi trả.

Bể dán dấu keo

Với những hồ có chiều dài từ 90 cm trở xuống, bạn có thể dùng kính 8 ly. Nếu chiều dài lớn hơn 90, tôi đề nghị bạn dùng kính 10 ly trở lên cho an toàn, nếu hồ trên 1 mét, thì 12 ly trở lên là vô cùng chắc chắn, và an toàn để chơi. Tùy theo khả năng kinh tế của bạn, hồ càng dày càng tốt.

Vì bể thủy sinh dán giấu keo không kiềng chỉ làm được với chiều cao 50 cm trở xuống, cho nên nếu bạn có điều kiện và muốn làm những hồ thủy sinh kích thước khủng, cao khoảng 80 – 90 cm chẳng hạn, thì chắc chắn phải cần kiềng mới đủ chắc chắn. Có những đơn vị khác vẫn nhận dán hồ giấu keo không kiềng cao đến 60 cm.

Các kích thước hồ kính thường dùng, dài x rộng x cao (tính bằng cm)

* 50 x 30 x 30: kính 5 ly, nhiều người chơi 8 ly * 60 x 40 x 40: 8 ly * 60 x 30 x 36: 8 ly * 90 x 45 x 45: 10 ly * 120 x 60 x 60: 12 ly * 150 x 60 x 60: 15 ly (nếu hồ có chiều cao hơn 55 cm, có thể dùng kính 12 ly nhưng phải có kiềng)

Giá thì rất đa dạng với các chất liệu kính: Việt Nhật, Siêu trong Tàu, Siêu trong Bỉ.

Bể kính Việt Nhật

Đây là loại bể rẻ nhất trong dòng bể dán. Vì giá kính rẻ. Vì sao? Vì kính được sản xuất trong nước chứ không cần nhập khẩu.

  • Ưu điểm : Độ bền và chịu lực nước tốt . giá dễ chịu.
  • Khuyết điểm: có màu hơi xanh lá cây tại sóng kính, Tỷ lệ truyền ánh sáng của kính thường chỉ là 86%.

Bể kính siêu trong

Kính Siêu Trong hay còn có tên gọi khác là kính siêu trắng, kính pha lê, là loại kính nổi được lọc tạp chất một cách tối đa, có độ truyền dẫn ánh sáng cao, giúp cho hình ảnh nhìn qua kính rõ nét, chân thực nhất. Thị trường hiện tại đang có 2 loại kính siêu trong: Kính siêu trong tàu & kính siêu trong Bỉ

  • Ưu điểm: có màu trong suốt với độ truyền dẫn ánh sáng lên tới 91% Mang đến những hình ảnh rõ nét, chân thực, sống động nhất + độ trong gần như tuyệt đối ( ngắm cá rất sướng ) .
  • Nhược điểm: Giá cao. Nhất là kính siêu trong Bỉ

Bảng giá bể thủy sinh tham khảo

bảng giá bể thủy sinh
bảng giá bể thủy sinh từ Aquathanhxuan