Đờm nhiều trong cổ họng không chỉ gây khó chịu, vướng víu mà còn gây ra nhiều trở ngại trong giao tiếp. Đáng lo lắng hơn cả chính là bị đờm nhiều có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy đờm nhiều ở cổ họng là bệnh gì? chữa được không? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé.
Đờm nhiều ở cổ họng là bệnh gì?
Đờm là chất nhầy được sinh ra từ các tế bào ở đường hô hấp. Chất dịch nhầy này có tác dụng “bẫy” các vật thể từ xâm nhập vào cơ thể theo đường hít thở, sau đó tống ra ngoài để chúng không gây viêm nhiễm cho đường thở.
Nhưng khi cổ họng nhiều đờm hơn mức bình thường thì đó có thể là biểu hiện của một số bệnh lý cấp tính và mạn tính. Cụ thể là:
Các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp có thể sinh nhiều đờm hơn. Một số cái tên cụ thể có thể kể đến là:
Bệnh cảm lạnh, cảm cúm
Khi cơ thể bị cảm lạnh hoặc bị virus cúm tấn công, người bệnh thường sẽ bị ngạt mũi, sổ mũi do chất dịch nhầy sinh ra trong mũi nhiều hơn.
Nếu phần chất nhầy này không được thoát ra bên ngoài, thì chúng sẽ chảy ngược vào bên trong cổ họng, dẫn đến tình trạng cổ họng có nhiều đờm, gây cảm giác vướng víu và khó chịu.
Viêm họng
Viêm họng là tình trạng viêm loét xảy ra ở vùng cổ họng. Khi đó các loại vi khuẩn gây bệnh sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch tại đây. Vì thế, niêm mạc họng sẽ viêm nhiễm và hình thành nên các biểu hiện khó chịu.
Thông thường khi viêm họng, bệnh nhân sẽ thường thấy đau rát họng, xuất hiện nhiều đờm hơn bình thường. Tình trạng này thường khiến người bệnh có cảm giác ngứa, vướng víu trong họng nên lúc nào họ cũng chỉ muốn khạc, nhổ để tống đờm ra ngoài.
Viêm amidan
Viêm amidan là bệnh phổ biến xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ lớn đến nhỏ. Đây là tình trạng amidan xuất hiện lớp mủ bao bọc xung quanh, nên khiến cổ họng lúc nào cũng có đờm, dịch nhầy rất khó chịu.
Khi mới bị viêm amidan, người bệnh cần chữa dứt điểm hoàn toàn, tránh trường hợp tái đi tái lại nhiều lần và gây nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn.
Viêm thanh quản
Người mắc bệnh viêm thanh quản thường do các loại vi khuẩn, vi rút xâm nhập tạo nên các tổn thương, viêm nhiễm ở dây thanh âm.
Vì vậy, người bệnh sẽ có triệu chứng như đờm nhiều, đau rát họng, bị mất tiếng trong thời gian dài. Nếu người bệnh không điều trị dứt điểm, bệnh có thể tiến triển thành mãn tính.
Viêm phổi
Có đờm nhiều ở họng bất thường có thể cảnh báo bệnh viêm phổi. Vì khi phổi bị nhiễm trùng do vi khuẩn, các mô sẽ bị sưng và tiết nhiều dịch hơn.
Dịch đờm chảy ra khỏi phổi, dồn ứ tại cổ họng khiến lúc nào cũng có nhiều đờm. Khi bệnh nặng hơn, người bệnh sẽ ho ra đờm xanh đặc, vàng nâu hay ho ra đờm có lẫn máu.
Ngoài ra, đờm nhiều trong cổ họng có thể là biểu hiện của các bệnh lý lâu ngày kéo dài chính là nguyên nhân gây ra tình trạng đờm nhiều, đờm đặc thậm chí cổ họng lúc nào cũng vướng víu, khó chịu.
Viêm phế quản mãn tính
Một trong những dấu hiệu của bệnh viêm phế quản mạn tính là cổ họng có nhiều đờm vì khi phế quản bị viêm lâu ngày sẽ sinh ra nhiều chất nhầy hơn.
Sau một thời gian ủ bệnh, người bệnh có thể ho ra đờm vàng xám hay xanh lục. Bệnh nếu không được sớm điều trị khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần việc điều trị dứt điểm sẽ gặp nhiều khó khăn và tốn thời gian hơn.
Viêm xoang mạn tính
Tai mũi họng là các bộ phận trong cơ thể có liên quan mật thiết với nhau. Khi vùng mũi mắc bệnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn nhanh chóng tấn công vào các cơ quan còn lại, gây ra tình trạng đau rát cổ họng, đờm nhiều.
Việc chất nhầy được sản sinh quá nhiều còn có thể gây tắc nghẽn, khó thở, hôi miệng, đau nhức vùng mũi. Không chỉ vậy, người bệnh viêm xoang mạn còn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu thường xuyên.
Tham khảo: Ho tức ngực khó thở có đờm
Ho có đờm khó thở là bệnh gì?
Ho có đờm đã khó chịu nhưng nó mới chỉ cảnh báo một số bệnh lý đường hô hấp thông thường. Còn ho có đờm kèm theo khó thở thì chắc chắn là bạn đang mắc những căn bệnh nguy hiểm, cụ thể là:
Hen suyễn
Đối với những người mắc hen suyễn, đường hô hấp của họ rất nhạy cảm. Khi bị kích ứng bởi các tác nhân bên ngoài như thời tiết thay đổi, bụi bẩn… cũng có thể dẫn đến viêm nhiễm đường hô hấp.
Hậu quả là sinh ra nhiều dịch nhầy, khiến cổ họng lúc nào cũng có đờm. Đặc biệt, khi cơn hen tái phát người bệnh còn cảm thấy khó thở, thở khò khè, thở nông, tức ngực hoặc đau ngực,…
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh lý ở phổi này còn được gọi là COPD. Bệnh thường gặp ở người hút thuốc lá nhiều, làm việc trong môi trường ô nhiễm…. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng tắc nghẽn mạn tính của luồng khí đi qua phổi, gây cản trở quá trình hô hấp bình thường và không thể phục hồi hoàn toàn.
Một số triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường gặp là: khó thở khi gắng sức, ho và đờm nhiều thường xuyên tăng nặng vào buổi sáng, tức ngực, nhói ngực với tần suất tăng dần,…
Suy hô hấp
Suy hô hấp là một bệnh lý đường hô hấp xảy ra khi các ống dẫn khí vào phổi bị hẹp khiến lượng oxy được hít vào giảm đi và lượng carbon dioxide thở ra cũng ít hơn bình thường.
Các dấu hiệu của bệnh suy hô hấp ban đầu thường không rõ ràng nhưng thường xuyên trong thời gian dài. Sau một thời gian,bệnh nhân có thể xuất hiện các biểu hiện điển hình sau: ho thường xuyên, khó thở và tím tái, thở nhanh, nông, da, môi hoặc móng tay có màu xanh nhạt…
Lao phổi
Lao phổi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nguyên nhân là do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis tấn công trực tiếp vào phổi và phá hủy các mô tế bào của cơ quan này.
Bệnh lao giai đoạn mới chớm đầu sẽ có các biểu hiện như cổ họng có đờm nhiều, sưng cổ, mệt mỏi. Khi bệnh trầm trọng hơn, người bệnh sẽ ho đờm xanh hoặc có máu, đi kèm với các triệu chứng khác như sốt, sụt cân nhanh chóng, đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm….
Ung thư phổi
Nhiều chuyên gia cho biết, ho đờm khó thở lâu ngày có thể là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư phổi. Ngoài ra, người mắc ung thư phổi thường có thêm các triệu chứng nguy hiểm như: ho ra máu, sốt liên tục và kéo dài, đau ngực, khó thở, sút cân nhanh chóng….
Ung thư là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, trong đó ung thư phổi có tỷ lệ tử vong rất cao do phát hiện muộn, việc điều trị không còn mang lại hiệu quả cao.
Đờm nhiều ở cổ họng có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp Bác sĩ?
Có đờm nhiều trong cổ họng có nguy hiểm không phụ thuộc chủ yếu vào nguyên nhân gây bệnh, màu sắc đờm.
Nếu nguyên nhân là do thay đổi thời tiết hay bệnh đường hô hấp thông thường như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng… thì không quá nguy hiểm, có thể tự khỏi sau 3-5 ngày hoặc dùng biện pháp khắc phục tại nhà.
Còn nếu đờm nhiều ở cổ họng do bệnh mạn tính, lâu ngày hoặc mắc các bệnh lý nghiêm trọng thì sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, nguy hiểm hơn là đe dọa đến tính mạng.
Ngoài ra, bạn nên đi gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán chính xác bệnh khi gặp những triệu chứng như:
- Tình trạng họng nhiều đờm đã diễn ra trong khoảng 1 tháng hoặc nhiều hơn;
- Ho ra đờm đặc, ho có đờm kèm theo máu;
- Ho có đờm màu đỏ, nâu, hồng;
- Tức ngực, khó thở, thở khò khè;
- Sốt cao li bì.
Tìm hiểu thêm: Ho đờm ra máu có nguy hiểm không?
Nên làm gì khi có nhiều đờm trong cổ họng?
Bạn đang lo lắng về vấn đề đờm tăng lên nhanh chóng, lượng đờm quá nhiều? Hãy tham khảo những cách dưới đây để giảm đờm nhé.
Các biện pháp khắc phục tại nhà
Khi mắc các bệnh lý hô hấp thông thường như cảm lạnh, cảm cúm, đờm nhiều do thời tiết thay đổi bạn có thể hoàn toàn tự khắc phục được tại nhà mà không cần dùng thuốc.
- Súc miệng bằng nước muối: Muối tính sát khuẩn, kháng viêm nên có tác dụng làm dịu cổ họng, chữa lành những vùng bị viêm, từ đó ngăn cổ họng sinh thêm đờm. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý bán sẵn tại các hiệu thuốc, hoặc tự pha nước ấm và muối để súc miệng tại nhà.
- Làm ẩm không khí: Giữ ẩm cho không khí xung quanh bạn có thể giúp làm loãng chất nhờn, giảm tắc nghẽn. Bạn có thể sử dụng máy tạo ẩm phun sương để giữ ẩm.
- Xông hơi: là một phương pháp đơn giản giúp loại bỏ đờm nhiều trong họng. Khi xông hơi, hơi nước nóng sẽ luồn vào mũi, cổ họng và bao bọc lấy đờm, giúp loãng đờm, tan đờm.
Mẹo dân gian giúp long đờm, tiêu đờm
Dùng các thảo dược thiên nhiên trị đờm được rất nhiều người yêu thích bởi vừa an toàn lại hiệu quả. Bạn có thể tham khảo một số loại dưới đây:
- Gừng và mật ong: Mật ong có tính kháng khuẩn, kháng viêm còn gừng có tính ấm vị cay tác dụng vào phế. Vì thế, sự kết hợp 2 nguyên liệu này là bài thuốc trị đờm ở cổ họng hiệu quả. Cách thực hiện đơn giản là rửa sạch gừng, cạo vỏ và thái lát mỏng. Cho mật ong và gừng vào bát nhỏ rồi trộn đều, hấp cách thủy khoảng 10 – 15 phút. Sau đó cho vào lọ bảo quản, ngậm mỗi ngày để làm giảm lượng đờm trong cổ họng.
- Chanh muối: Chanh chứa nhiều acid citric, vitamin C giúp kháng khuẩn, hỗ trợ miễn dịch. Khi kết hợp chanh với muối sẽ làm loãng đờm nhầy. Bạn chỉ cần rửa sạch chanh tươi, sau đó thái lát mỏng và trộn đều với muối hột. Tiếp đó, ngậm từng lát chanh trong miệng khoảng 1 phút. Thực hiện ngày 2 lần để có được hiệu quả tốt nhất.
- Lá hẹ đường phèn: Theo Đông y, lá hẹ có vị cay, tính ấm, có tác dụng bổ can thận, ôn trung hành khí, tán huyết giải độc, tiêu đờm… thích hợp chữa bệnh ho có đờm. Cho lá hẹ và một lượng đường phèn vừa đủ vào bát, rồi hấp cách thủy uống dần.
- Củ cải trắng: Trong dân gian, củ cải trắng được coi là một vị thuốc tự nhiên giúp trị ho đờm rất hiệu quả. Đó là nhờ vào công dụng kháng viêm, làm dịu cổ họng, tiêu đờm của loại thực phẩm này. Dùng nước ép củ cải trắng đều đặn ngày 2 lần để thấy rõ được hiệu quả.
Đọc thêm: Chữa ho có đờm bằng hoa đu đủ đực
Dùng dụng cụ hỗ trợ lấy đờm
Khi đờm quá nhiều đờm ở trong cổ họng, khạc mãi không hết thì bạn có thể sử dụng máy hút dịch đờm. Cách này đặc biệt hiệu quả với đối tượng trẻ nhỏ không thể tự khạc ra đờm.
Máy sử dụng cơ chế bơm, hút chuyên biệt nhẹ nhàng lấy đi lượng đờm và vi khuẩn gây tắc nghẽn đường thở, đem lại sự thông thoáng cho mũi họng, giúp tiêu đờm, long đờm nhanh chóng, hiệu quả.
Sử dụng thuốc Tây y
Đối với tình trạng bị đờm ở họng kéo dài có kèm theo các triệu chứng khác như sốt, thì bác sĩ thường sẽ kê thuốc long đờm, tiêu đờm như: Acetylcystein, Ambroxol, Carbocisteine, Eprazinon….
Nhóm thuốc này có tác dụng long đờm ra khỏi niêm mạc phế quản và khí quản, làm giảm độ đặc của đờm. Khi đó, cơ thể sẽ loại bỏ đờm bằng cách đẩy xuống đường tiêu hóa, hoặc theo các phản xạ ho để tống đờm ra khỏi đường hô hấp.
Bên cạnh đó, nếu có đờm do nhiễm trùng có thể dùng thêm kháng sinh. Nhưng chú ý, trước khi dùng thuốc cần hỏi ý kiến của bác sĩ, tránh việc sử dụng thuốc bừa bãi.
Tham khảo: Viên ngậm trị ho tiêu đờm
Một số lời khuyên giúp phòng ngừa đờm nhiều
Đờm ở cổ họng rất dễ tái đi tái lại nhiều lần gây khó chịu vì vậy để phòng bệnh cần làm những gì? Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn cách đề phòng tình trạng bị đờm nhiều ở cổ họng, các bạn có thể tham khảo.
- Uống nhiều nước mỗi ngày để giúp cổ họng bớt khô, rửa trôi các vi khuẩn tích tụ tránh đờm tái phát.
- Hạn chế ăn đồ ăn chiên nướng, nhiều dầu mỡ, nhiều đường, thực phẩm từ sữa sẽ làm cho chất nhầy càng được gia tăng. Đặc biệt, tránh ăn những thức ăn gây dị ứng.
- Hạn chế tiếp xúc với các chất gây dị ứng như khói thuốc lá, khói bụi, hóa chất,…
- Tăng cường rau xanh và bổ sung thực phẩm giàu vitamin như A, B2, B6, B12, C… để củng cố hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Tập thể dục, thể thao mỗi ngày để rèn luyện sức khoẻ, tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.
Bảo vệ đường hô hấp bằng xịt họng AFree
Hiện nay, một sản phẩm được nhiều người tin dùng để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu, vướng víu do đờm gây ra đó là xịt họng AFree.
Thành phần chính của sản phẩm là Kẽm iod (ZnI2) với Dimethyl sulfoxide (DMSO) có tác dụng chống oxy hoá, sát khuẩn mạnh, giảm sưng viêm. Từ đó, phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus và vi khuẩn.
Ưu điểm vượt trội của AFree có lẽ là được bào chế dưới dạng xịt, tạo các hạt phun sương kích thước nhỏ. Từ đó giúp phân tán nhanh các hoạt chất vào niêm mạc, làm dịu cơn đau rát, tan đờm nhanh chóng hiệu quả hơn các loại thuốc uống.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn biết đờm nhiều ở cổ họng là bệnh gì và từ đó tìm được cách khắc phục hiệu quả và phù hợp nhất cho bản thân.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng
Đặt giao xịt họng AFree về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!