Gợi ý phiên dịch viên cần bằng cấp gì [Đầy Đủ Nhất 2023]

Theo đuổi mơ ước theo công việc mà mình yêu thích là điều mà bất kỳ ai cũng đều mong muốn. Trong đó, phiên dịch viên ngoại ngữ là công việc rất nhiều bạn trẻ theo đuổi hiện nay. Vậy làm phiên dịch viên có cần bằng đại học không là thắc mắc chung dành cho những ai có dự định theo đuổi nghề này. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể cùng Blog. TopCV về vấn đề này ngay sau đây.

Làm phiên dịch viên có cần bằng đại học không?

Phiên dịch viên là công việc đảm nhận chức năng cầu nối cho các đối tượng không sử dụng cùng chung một ngôn ngữ. Phiên dịch sẽ chuyển ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.

Làm phiên dịch viên có cần bằng Đại Học không là thắc mắc được nhiều ứng viên quan tâm khi lựa chọn ngành phiên dịch. Đây là một công việc đòi hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng ngoại ngữ nên đòi hỏi các ứng viên phải là người có thể đáp ứng được yêu cầu ngôn ngữ. Có thể nói, bằng đại học là yếu tố cần thiết để ứng viên thăng tiến nhanh trong công việc.

Phiên dịch viên cần bằng cấp (bằng Đại Học, bằng Cao Đẳng, chứng chỉ tại các trung tâm ngoại ngữ,..) là yếu tố giúp ứng viên chứng minh được quá trình đào tạo chuyên sâu của mình. Hầu hết, phiên dịch viên đều yêu cầu cần có bằng đại học. Đây là bằng cấp đánh giá chất lượng tại Việt Nam.

Tuy nhiên vậy không có nghĩa là không có bằng Đại Học thì bạn không thể là phiên dịch viên, vẫn có một số vị trí tuyển người không có bằng cấp. Nhưng mức thu nhập và cơ hội thăng tiến của những biên phiên dịch không có bằng Đại Học sẽ khó khăn và gian nan hơn rất nhiều.

Yêu cầu cần có của phiên dịch viên

Ngoài bằng cấp, phiên dịch viên cần đáp ứng đầy đủ các kỹ năng để phục vụ một cách tốt nhất cho công việc. Cụ thể là:

Nắm chắc 2 ngôn ngữ

Là phiên dịch viên, các bạn cần biết tới ít nhất 2 ngôn ngữ. Trong vai trò là nhà phiên dịch, các bạn sẽ biết cách ứng dụng ngôn ngữ trong từng hoàn cảnh cụ thể để thể hiện một cách rõ ràng, mạch lạc, độ chính xác cao, đúng với ngữ pháp,

Hiểu biết văn hóa

Việc làm phiên dịch viên không chỉ đơn thuần giới hạn ở vốn ngoại ngữ các phiên dịch viên cần sở hữu vốn từ vựng phong phú. Người phiên dịch còn có sự hiểu biết về văn hóa, phong tục tập quán, phương ngữ của người dân bản địa. Từ đó, có thể áp dụng vào các tình huống dịch thực tế. Đồng thời, biết cách diễn đạt sao cho trôi chảy, ý nghĩa,

>>> Xem thêm: Làm thế nào để trở thành phiên dịch viên chuyên nghiệp?

Khả năng phản xạ linh hoạt

Để trở thành một phiên dịch giỏi, các bạn cần biết cách phản xạ nhanh và phán đoán linh hoạt. Cùng với đó là có được trí nhớ tốt để có thể xử lý được các tình huống ngoài mong đợi.

Kỹ năng tra cứu thông tin

Với việc làm phiên dịch, kỹ năng tra cứu thông tin là vô cùng cần thiết để giúp họ hoàn thiện bản dịch một cách tốt nhất. Lĩnh vực người phiên dịch hoạt động đa dạng bao gồm một số các hoạt động như: giải trí, nghiên cứu khoa học, thương mại,…

Trong một số những tình huống, ngay cả những phiên dịch kỳ cựu cũng không thể đưa ra được những giải thích chính xác nhất. Vì thế, các bạn cần phương tiện công cụ dịch, từ điển tra cứu nghĩa của câu và từ.

Tận tâm, chu đáo với nghề

Người phiên dịch phải đặt bản thân mình vào vị trí của người muốn truyền đạt để có thể phiên dịch một cách chính xác nhất. Đồng thời, bạn phải thực sự có trách nhiệm với chính nội dung mà mình muốn truyền đạt.

Phiên dịch viên phải kiểm tra chi tiết từng câu chỉ để đảm bảo mức độ chính xác so với bản gốc. Đây là trách nhiệm và cũng là lương tâm nghề nghiệp mà bất cứ người làm nghề nào cũng cần phải xác định rõ.

>>> Xem thêm: Muốn làm phiên dịch viên học trường nào tốt ở Việt Nam

Hiểu biết công nghệ, tin học văn phòng

Để có bản dịch thuật chất lượng, sau khi phiên dịch các bạn cần phải trình bày lại nội dung buổi phiên dịch nếu như đối tác yêu cầu. Các bạn cần thuần thục thao tác tin học văn phòng để căn chỉnh văn bản, trau chuốt nội dung ngôn từ. Điều này sẽ giúp đối tác đánh giá được sự chuyên nghiệp của bạn.

Cơ hội cho phiên dịch viên không có bằng đại học

Có thể nói bằng đại học là yêu cầu phổ biến mà các phiên dịch viên cần có. Tuy nhiên, trong một số trường hợp các ứng viên không có bằng đại học vẫn có cơ hội để phát triển bản thân.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp nước ngoài chú trọng năng lực mà không quá chú trọng tới bằng cấp. Vì thế, trong một số trường hợp bằng đại học không quá cần thiết. Thay vào đó, các ứng viên có thể thay thế bằng các chứng chỉ ngoại ngữ khác được công nhận bởi các tổ chức ngoại ngữ có thẩm quyền xác minh năng lực.

Việc các bạn làm phiên dịch viên không có bằng cấp không có nghĩa là chuyên môn của bạn kém hơn. Thậm chí, nếu đã từng có thời gian trải nghiệm làm việc học tập tại nước ngoài khả năng ngôn ngữ của các ứng viên đó sẽ phong phú và đa dạng hơn.

>>> Xem thêm: Phiên dịch viên tiếng Anh là gì? Nghề này có vất vả không?

Tất nhiên, việc sở hữu bằng đại học chính quy là một lợi thế. Tuy nhiên, nếu bạn thực sự có năng lực thì việc sở hữu các chứng chỉ tương đương khác thì không nhất thiết cần tới bằng đại học khi tuyển vị trí phiên dịch.

Những chia sẻ trên đây là những thông tin giải đáp cụ thể nhất cho vấn đề là. m phiên dịch viên có cần bằng đại học không. Bằng cấp là tiêu chí đánh giá nhưng quan trọng nhất vẫn là sự kiên trì cùng động lực xuất phát từ chính bản thân người học mới là yếu tố then chốt.

Phiên dịch viên đang là vị trí việc làm chuyên nghiệp, được đông đảo các bạn trẻ yêu thích cơ hội rộng mở và mức lương hấp dẫn. Hoạt động tìm kiếm việc làm trở nên đơn giản hơn với TopCV. Hãy truy cập ngay để không bỏ lỡ tin tức việc làm ngay hôm nay nhé!

Nguồn ảnh: Sưu tầm