Chợ truyền thống là gì – TTMN

Chợ truyền thống là khái niệm để chỉ một loại hình kinh doanh được phát triển dựa trên những hoạt động thương mại mang tính truyền thống, được tổ chức tại một điểm theo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa – dịch vụ và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư.

Bạn đang xem: Chợ truyền thống là gì

Chợ truyền thống đang chịu nhiều sức ép

Chợ truyền thống hay còn được biết với cái tên chợ dân sinh, là nơi cung cấp thực phẩm tươi sống, đồ dùng dân dụng quen thuộc cho nhiều thế hệ người Việt. Hiện nay, số lượng chợ truyền thống Việt Nam cao hơn 8000 chợ lớn nhỏ, tập trung phần lớn ở khu vực nông thôn. Yếu tố dân dã, tiện lợi, giá rẻ đã tạo nên nét đặc trưng riêng chỉ có ở chợ truyền thống Việt so với các trung tâm thương mại, siêu thị hiện đại.

Chuyến đi thực trạng và kết nối chợ truyền thống của Bách Hóa Việt.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sự phát triển không ngừng của kênh bán lẻ hiện đại (siêu thị, cửa hàng tiện ích), kênh thương mại điện tử (TMĐT) đang tác động mạnh đến các khu chợ truyền thống. Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước chuyển dịch sự quan tâm và nguồn đầu tư sang phát triển hệ thống cửa hàng tiện lợi. Đồng thời, ngày càng nhiều chợ truyền thống rơi vào tình trạng xuống cấp, thiếu quy hoạch, nguồn vốn đầu tư… cũng gây nhiều cản trở.

Thực trạng nhiều khó khăn đã đưa chợ truyền thống vào tình thế khó khăn. Liệu với tốc độ đô thị hoá chóng mặt, các chợ truyền thống này đang dần bị thay thế bởi các trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng tiện lợi. Và giải pháp nào cho hệ thống chợ truyền thống tìm ra lối đi mới độc lập và phát triển?

Liệu chợ truyền thống có bị thay thế?

Có thể nói tại thời điểm này và trong nhiều năm nữa những mô hình thương mại hiện đại như: siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng mua sắm tiện ích, thương mại điện tử… chưa thể thay thế được chợ truyền thống.

Xem thêm: Sinh Ngày 21/3 Là Cung Gì – Sinh Ngày 20 Tháng 3 Là Cung Hoàng Đạo Nào

Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là sự phân bổ của hệ thống chợ truyền thống Việt Nam. Theo tổng hợp được từ các địa phương, tính đến hết năm 2013, cả nước có 8.546 chợ các loại. Trong đó, số chợ hạng I chiếm 2,89%, chợ hạng II chiếm 10,83% và chợ hạng III chiếm 86,28%.

Trong xu hướng tiêu dùng hiện đại, người tiêu dùng có thêm lựa chọn mua hàng từ các siêu thị và trung tâm thương mại. Tuy nhiên, các chợ truyền thống vẫn đóng vai trò phục vụ rất lớn trong đời sống hàng ngày của người dân, nhất là tại vùng nông thôn, miền núi, vì sức mua thấp hơn các thành phố, trong khi hàng hóa cung cấp tại các chợ thường rẻ hơn do chi phí tổ chức và quản lý chợ cũng thấp hơn so với siêu thị và trung tâm thương mại. Những tỉnh chưa có mức đô thị hóa cao, rộng và đông dân vẫn có nhu cầu mua sắm từ các chợ quy mô nhỏ, do đó những tỉnh này tập trung nhiều chợ loại 3 nhất.

Nguyên nhân thứ hai duy trì hệ thống chợ truyền thống cả nước phải kể đến là thói quen mua sắm đã tạo thành nét văn hóa của người dân Việt Nam. Nhiều người thích mua hàng tại chợ vì cảm giác giá rẻ và có thể mặc cả giá. Nếu ở siêu thị, các kênh bán lẻ giá lúc nào cũng được niêm yết, người mua không bao giờ mặc cả thì tại chợ truyền thống, chuyện mặc cả là việc thường thấy.

Người tiêu dùng thích sự gần gũi, quen thuộc khi mua sắm tại chợ truyền thống (ảnh minh họa).

Đồng thời, nhiều chị em xem việc “đi chợ” là hoạt động giao lưu, trò chuyện. Ở chợ, họ có nhiều “mối” quen, từ cô hàng thịt đến chị hàng rau, chú bán cá đều có thể trở thành “mối” của các chị em nội trợ. Mỗi lần đến chợ, khách hàng vừa được trò chuyện, hỏi thăm, vừa được giới thiệu những thực phẩm mới, tươi ngon, hợp túi tiền. Đôi lúc, thiếu một hay hai ngàn đồng, các chị sẵn sàng bớt cho và không quên kèm theo câu nói: “Lần sau nhớ ghé ủng hộ anh/chị nha!”. Đó chính là cái tình, cái nghĩa vẫn tồn tại từ thời ông bà ta cho đến tận bây giờ.

Chính nhờ sự cạnh tranh mới có tồn tại và phát triển, nên chợ truyền thống hay hiện đại phần lớn phụ thuộc vào nhu cầu khách hàng. Quan trọng là chất lượng và đặt quyền lợi khách hàng làm đầu thì dù là chợ nào, cũng sẽ được đón nhận bởi những đối tượng khách hàng phù hợp.