Những năm gần đây, việc nuôi tôm bằng bột bã mía đã đem lại thắng lợi lớn cho nhiều hộ nuôi tại đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là khu vực Bạc Liêu. Đây được xem là “giải pháp nuôi tôm an toàn sinh học” hiệu quả mà lại hạn chế được việc sử dụng hóa chất, kháng sinh gây ô nhiễm môi trường.
- Cách thả tôm giống sống nhiều từ chuyên gia Dr.Tom
- Tìm hiểu vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus là gì? Cách tiêu diệt hiệu quả
- Đặc điểm cấu tạo của tôm thẻ chân trắng, tôm sú, tôm hùm
- Kỹ thuật kích thích tôm lột xác hàng loạt mới nhất 2020
- Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước nuôi tôm
Vào đầu năm 2017, nông dân đã bất ngờ khi một chàng trai 8X – Trần Phúc Hậu (1988) khởi nghiệp nuôi tôm bằng bã mía thu lại lợi nhuận 100 triệu đồng/1.000 m2 và đã thu hút rất nhiều hộ nuôi đầu tư và áp dụng nuôi tôm bằng bột bã mía thành công.
Bột bã mía cũng được “vua tôm” – Ông Võ Hồng Ngoãn ở Bạc Liêu áp dụng hạn chế được dịch bệnh, tôm sinh trưởng và phát triển nhanh, cho năng suất cao.
Tìm hiểu xem bột bã mía là gì?
Bã mía là chất thải cuối cùng của quá trình sản xuất đường ăn, chúng chiếm từ 20 – 30% tổng trọng lượng mía đem ép để lấy đường. Tùy vào từng loại giống mía cũng như đất trồng ở từng nơi mà thành phần hóa học có trong mía là khác nhau.
Hình ảnh bã mia sau khi ép lấy nước
Bã mía sau khi đem sấy khô thành bột bã mía với các thành chính như sau:
— Thành phần Cellulose: chiếm khoảng 45 – 55%
— Thành phần Hemicellulose: chiếm khoảng 20 – 25%
— Thành phần Lignin: chiếm khoảng 18 – 24%
— Chất tro: chiếm khoảng từ 1 – 4%
— Sáp: chiếm thành phần nhỏ < 1%
Trong cuộc sống hàng ngày, bột bã mía có nhiều tác dụng như việc dùng làm chất đốt, làm thức ăn cho gia súc. Ngoài ra chúng còn có ích cho thực vật trong việc cung cấp chất sắt, kẽm, phốt pho, cacbon, canxi,… Đặc biệt, việc nuôi tôm bằng bột bã mía có thể thay thế kháng sinh, hóa chất trong việc quản lý môi trường nước ao nuôi tôm.
Hiệu quả nhờ nuôi tôm bằng bột bã mía
Trong ao nuôi tôm thẻ, tôm sú việc sử dụng bột bã mía được sử dụng nhằm bổ sung chất khoáng cho tảo, giúp phát triển các hệ vi sinh vật có lợi trong nước, nhằm ổn định môi trường nước và cung cấp một số các chất hữu hiệu như Fe và Zn cho tôm phát triển. Bên cạnh đó, bột bã mía được sử dụng dụng nhằm ổn định độ kiềm, chỉ số pH ở mức ổn định.
Ứng dụng nuôi tôm bằng bã mía giảm thiểu chi phí, ổn định môi trường ao nuôi
Anh Trần Phúc Hậu có phát biểu trên báo dân trí rằng: bột bã mía có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên nên việc sử dụng trong ao tôm rất hữu hiệu nhằm cải tạo ao nuôi sau một thời gian dài nuôi bằng các sản phẩm thuốc thủy sản. Nuôi tôm bằng bột bã mía không những giảm 50% so với việc sử dụng thuốc thủy sản, nó còn kích thích tảo có lợi phát triển, ổn định được màu nước, ngăn ngừa khí độc và cung cấp các hệ vi sinh đường ruột giúp tôm phát triển và phân hủy mũn bã hữu cơ dư thừa dưới đáy ao.
Còn theo “vua tôm” Võ Hồng Ngoãn nhận định rằng: bột bã mía sẽ giúp điều chỉnh độ kiềm và độ pH trong ao nuôi luôn ở mức ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật có lợi phát triển, hạn chế vi khuẩn Vibrio (nguyên nhân gây bệnh hoại tử gan tụy trên tôm). Từ đó, người nông dân có thể giảm được nguy cơ nhiễm bệnh trong ao tôm. Không những thế, việc nuôi tôm bằng bột bã mía còn giúp tái tạo môi trường ở những ao nuôi nhiễm hóa chất từ các vụ nuôi trước.
Tham khảo quy trình nuôi tôm bằng bột mía của “vua tôm”
+> Mỗi ao nuôi có diện tích từ 2.000 – 5.000 m2, thực hiện các bước cải tạo ao nuôi giống với các kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng thông thường.
+> Bột bã mía được áp dụng sau khi cải tạo ao bằng việc gây màu nước theo liều lượng 1 kg/100 m3 nước. Những ao thuần thì bón bã mía 5 ngày/ 1 lần. Còn đối với những ao nuôi bị chai nền đáy thì cần tiến hành bón bã mía 2 ngày/ 1 lần.
+> Chọn giống tốt bởi các nhà cung cấp uy tín, mật độ thả tôm thẻ chân trắng từ 30 – 35 con/m2, tôm sú 8 – 12 con/m2.
+> Trong 2 tháng đầu tiên, bón định kỳ bột bã mía theo liều lượng 10 kg/1000 m3 nước ao mà không cần phải sử dụng bấy kỳ loại chế phẩm sinh học hay khoáng chất nào cho ao nuôi tôm.
+> Trước 1 ngày và sau 2 ngày sử dụng bột bã mía cần tiến hành kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi như độ pH, độ kiềm và mật độ vi khuẩn trong nước.
+> Sau 2 tháng nuôi, khi mà lượng chất thải tích tụ đáy ao nuôi nhiều hơn lúc ban đầu thì người nuôi cần định kỳ đánh bột bã mía và bổ sung thêm chế phẩm sinh học để đảm bảo môi trường ao nuôi ổn định cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm.
+> Tôm thẻ chân trắng nuôi từ 3 – 4 tháng và tôm sú từ 5 – 6 tháng có thể tiến hành thu hoạch được.
Khi nuôi tôm bằng bột bã mía người nuôi cần phải thường xuyên theo dõi màu nước, các chỉ tiêu môi trường để có sự điều chỉnh liều lượng sử dụng bột bã mía sao cho phù hợp.
KẾT LUẬN:
Trong nông nghiệp, bột bã mía là phế phẩm nhưng khi sử dụng trong thủy sản lại đem đến nhiều lợi ích tuyệt vời như giảm chi phí, hạn chế dịch bệnh, an toàn với môi trường, góp phần tạo ra nguồn thực phẩm sạch cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, trước khi nuôi tôm bằng bột bã mía cần phải tìm hiểu kỹ trước khi áp dụng để có kết quả tốt nhất. Hy vọng những gì mà Dr.Tom vừa chia sẻ sẽ giúp ích cho người nuôi có những vụ nuôi thắng lớn.
XEM THÊM => Tác dụng của mật rỉ đường trong nuôi tôm, người nuôi đã biết chưa?
Tìm kiếm liên quan:
– Cách dùng vi sinh bã mía trong ao nuôi tôm
– Cách ủ bã mía
– Làm giàu từ bã mía
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!