Một ngày đầu năm mới, trời mưa nặng hạt và lạnh buốt. Nhếch nhác trong bộ áo quần ướt sũng, hai chúng tôi quyết định gọi cổng một ngôi nhà đã được xác định là lò nấu cao khỉ ở một ngôi làng nhỏ nằm ở phía Bắc cầu Gianh.
Ngay cổng là con chó béc giê to và hung dữ án ngữ lối vào. Con chó chồm lên cánh cổng sắt như muốn vồ lấy người lạ. Nghe tiếng chó sủa, một người phụ nữ chừng 40 tuổi, thấp, béo, lê bước chậm rãi từ trong nhà đi ra. Không hỏi khách, bà chủ cho xích vào cổ chó rồi quay lại cổng. Nhìn chúng tôi từ đầu xuống chân, bà hất hàm hỏi: “Hai chú hỏi ai?”. Anh bạn tôi nhanh miệng: “Bọn cháu đi mua cao khỉ về chữa bệnh”. Thấy có vẻ yên tâm vì cái sự lôi thôi, lếch thếch của hai chúng tôi, lúc này bà chủ mới mở cổng và mời khách vào nhà.
Một bộ bàn ghế đặt ngay thềm nhà để khách ngồi. Vừa rót nước mời khách, bà chủ nhà vừa hỏi: “Mấy chú đau chi mà mua cao khỉ, mua nhiều hay ít?”. Tỏ vẻ am hiểu, bạn tôi nói: “Dạ, đau khớp, mua vài lạng về uống thử”. Để lại hai chúng tôi, bà chủ đi vào trong nhà, ít phút sau đưa ra một bọc giấy bóng, đựng rất nhiều cái gọi là cao khỉ được cắt thành từng miếng to có, nhỏ có và được bọc kín bằng giấy vở học sinh bên ngoài.
Để bọc cao khỉ lên bàn, chủ nhà bắt đầu quảng cáo về chất lượng cao khỉ của nhà mình: “Đây là loại cao khỉ toàn tính, được nhà tôi nấu với nhiều loại thuốc Bắc quý hiếm. Người có bệnh uống vào thì lành, người không bệnh uống vào rất bổ dưỡng. Giá một lạng 200 ngàn, nửa lạng 100 ngàn”.
Tôi nhón tay lấy 4 miếng nhỏ mà theo bà chủ là loại nửa lạng cho vào túi. Sau khi trả tiền, chúng tôi khẩn khoản, xin gặp ông chủ để nhờ tư vấn thêm một số vấn đề liên quan. “Ông ấy đang bận ở sau nhà không biết có ra được hay không” – Vừa nói, bà chủ nhà vừa cầm bọc cao khỉ đi vào trong.
Theo anh M, nguồn khỉ xưa nay anh vẫn nhập từ vùng Phong Nha – Kẻ Bàng. Cứ hết khỉ, gọi điện lên là họ chuyển về qua những chuyến đò dọc sông Gianh. Hàng đưa về tận nơi, 1kg khỉ ép giá 200 ngàn, khỉ còn sống thì 120 ngàn. Nấu cao khỉ khá vất vả, mất 3 ngày túc trực thường xuyên mới được một nồi khoảng vài chục lạng.
Ít phút sau, một người đàn ông chừng 45 tuổi, thấp đậm, quần áo xắn cao đi ra, cất giọng ồm ồm: “Mấy chú hỏi tui việc chi rứa? Có mấy người ở Huế đặt mua mấy trăm lạng cao khỉ nên đang phải túc trực phía sau, bận lắm”. Để níu chân ông chủ, hai chúng tôi liến thoắng thay nhau tung hô chất lượng cao khỉ của ông là tuyệt hảo, tiếng tăm khắp vùng…
Thấy khách hàng khen mình, hình như ông chủ cũng mát lòng nên ngồi xuống bàn tiếp chuyện. Anh bạn nhanh chân chạy ra ngoài mua một xách bia… để hầu chuyện ông chủ. Câu chuyện bắt đầu từ cách thức uống cao khỉ thế nào cho đạt hiệu quả chữa bệnh, đến các công đoạn nấu cao vất vả ra sao… Mấy ly bia liên tục đã phát huy hiệu quả, câu chuyện giữa chúng tôi bắt đầu mặn hơn.
Ông chủ lò cao có tên là Đ, mỗi tháng lò của ông sử dụng từ 5 – 7 tạ khỉ; và sản phẩm cao khỉ nhà ông tiêu thụ từ Bắc chí Nam. Khỉ được ông nhập từ nhiều nguồn nhưng nguồn từ vùng Phong Nha – Kẻ Bàng vẫn là chủ yếu. Theo ông Đ, ở Troóc (một địa danh của xã Phúc Trạch, thuộc vùng đệm Phong Nha Kẻ Bàng), có một đầu nậu chuyên thu gom khỉ do người ta đánh bắt trong vùng rồi chuyển về xuôi tiêu thụ. Nguồn cung ứng chủ yếu cho lò cao khỉ của ông Đ là từ đầu nậu này.
Lúc thì ông Đ lên tận nơi lấy hàng, lúc thì gọi điện cho đầu nậu gửi về. Khỉ được ép khô, vận chuyển trên những chuyến đò dọc ngược xuôi sông Son nên rất dễ qua mặt các cơ quan chức năng.
Khi chúng tôi đặt vấn đề muốn tìm mua khỉ sống để làm thịt ăn, ông Đ không ngần ngại giới thiệu: “Các anh cứ đi theo đường Hồ Chí Minh, cách cái bảng “Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng” khoảng 7-8 cây số theo hướng Bắc là đến cầu Troóc, hỏi nhà bà M thì khỉ chết, khỉ sống đều có. Tui đang đặt cho bà ấy 3 tạ khỉ ép để đưa vô Sài Gòn. Họ thuê tui trực tiếp vô nấu cao cho họ trong đó luôn. Hôm qua bà ấy điện về nói là gom đủ hàng rồi. Nấu xong mẻ cao ni là tui lên lấy rồi đi thẳng Sài Gòn”.
Uống đến độ gần gũi, chúng tôi muốn xem hệ thống lò nấu cao khỉ thì ông Đ. ta tỏ ra ranh mãnh từ chối với lí do bí mật nghề nghiệp. Ngay cánh cửa mở lối ra vườn, con chó béc giê vẫn nằm yên theo dõi mọi cử động của hai ông khách lạ.
Hai nồi cao khỉ đang được cô đặc trong bếp anh M. Ảnh: H.N
Hầu quyền thúc thủ trong lò bát quái
Chia tay ông Đ, hai chúng tôi tiếp tục ngược đường 12A, qua cầu Quảng Hải, ngoằn ngoèo trên con đường làng nhỏ xíu, qua thêm một chuyến đò ngang nữa chúng tôi đến được nơi cần đến. Có lẽ vì nằm ở vùng cồn bãi hẻo lánh nên ông chủ lò này cứ vô tư làm thịt khỉ ngay sân nhà không hề che đậy.
Một chú khỉ chừng 10kg đang được ông chủ lò vật ngửa; từng mảng lông bị ngâm qua nước sôi cứ biến dần dưới lưỡi dao sắc lẹm để lại một thân hình trắng bệch. Chủ nhà có tên M, chừng 50 tuổi, vừa thao tác, vừa tiếp chuyện chúng tôi.
Anh M, cho hay, nấu cao khỉ là nghề gia truyền mấy đời của nhà anh. Trước ông nội anh làm nghề thuốc nên nấu cao khỉ để kết hợp chữa bệnh cho dân trong vùng. Ông mất, con cháu không ai theo nghề ông vì ngày đó nguồn cung rất khan hiếm.
Những miếng cao chúng tôi mua của vợ ông Đ
Năm 1980 tự dưng anh bị bệnh khớp nặng. Đi hết bệnh viện này sang bệnh viện khác không lành. Anh về lục hết sách thuốc của ông nội để lại nghiên cứu và mua khỉ nấu cao để trị bệnh cho mình. Không hiểu thuốc ở bệnh viện ngấm, phát huy tác dụng hay vì cao khỉ tốt mà bệnh tình của anh ngày một thuyên giảm. Sau một năm dùng cao khỉ, bệnh khớp của anh khỏi hẳn. Một đồn mười, mười đồn trăm, dân trong vùng cứ thế kéo đến nhờ anh nấu cao khỉ để uống chữa bệnh. Từ đó, nấu cao khỉ trở thành nghề thu nhập chính của gia đình anh.
Theo anh M, nguồn khỉ xưa nay anh vẫn nhập từ vùng Phong Nha – Kẻ Bàng. Cứ hết khỉ, gọi điện lên là họ chuyển về qua những chuyến đò dọc sông Gianh. Hàng đưa về tận nơi, 1kg khỉ ép giá 200 ngàn, khỉ còn sống thì 120 ngàn. Nấu cao khỉ khá vất vả, mất 3 ngày túc trực thường xuyên mới được một nồi khoảng vài chục lạng.
Tôi thắc mắc tại sao không làm một lúc nhiều con, mà chỉ có một con thế này mất công? Anh M thành thật: “Gần đây nghe người ta đồn họ bắt khỉ bằng thuốc chuột nên tui không dám nấu khỉ ép như ngày trước, mà chỉ nấu khỉ còn sống. Người mua cao toàn là quen biết, lỡ có chuyện chi thì mình mang tội. Hôm trước tui có làm 3 con, hiện đang cô đặc trong bếp, chắc tối ni là ra lò được. Còn con khỉ ni họ mới đưa về, tui định chờ vài hôm nữa có thêm rồi làm luôn thể nhưng thấy nó yếu qua, sợ chết nên phải làm”.
Lấy thêm hai miếng cao khỉ loại nửa lạng, chúng tôi xin phép ra về. Lúc này con khỉ đã được thui vàng và đưa lên bàn mổ. Anh M. nhiệt tình mời chúng tôi nán lại ăn lòng khỉ cùng với gia đình. Lời mời của chủ nhà làm tôi nhớ lại bữa tiệc khỉ mà bạn mời tháng trước,“lục phủ ngũ tạng” trong người tôi đang đảo lộn. Lấy cớ đường về còn xa, lại cách sông, trở đò, hai chúng tôi rời nhanh khỏi làng cồn nổi giữa dòng Gianh.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!